Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 6 Bài 18: Biến dạng của thân chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 6. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 18 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 6.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 18 có đáp án: Biến dạng của thân:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 6
BÀI 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN
Câu 1: Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?
A. Lá lốt
B. Cau
C. Lê gai
D. Vạn niên thanh
Lời giải
Lê gai có thân cao, dày và mềm, lá của chúng tiêu biến thành gai nhọn giúp khả
năng mất nước giảm và tích trữ nước trong thân cây tốt. Lá lốt, cau hay cây vạn
niên thanh không có khả năng dự trữ nước trong thân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Những cây có thân mọng nước thường sống ở
A. vùng hàn đới.
B. vùng ôn đới.
C. nơi khô hạn.
D. nơi ẩm thấp
Lời giải
Những cây có thân mọng nước thường sống ở những nơi có khí hậu nóng nắng,
khô hạn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Dựa vào vị trí của củ so với mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây
nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?
A. Su hào
B. Khoai tây
C. Chuối
D. Súng
Lời giải
Su hào có thân nằm phía trên mặt đất.
Khoai tây, chuối, súng có thân nằm dưới mặt đất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Vỏ của củ nào dưới đây sẽ chuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời ?
A. Khoai lang
B. Khoai tây
C. Sắn
D. Cà rốt
Lời giải
Khoai tây để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sẽ có sự hình
thành sắc tố chlorophyll, khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang
màu xanh thì hàm lượng chất độc solanin trong khoai tăng lên rất cao, không nên
ăn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì
chúng thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng
A. thân củ.
B. thân rễ.
C. rễ củ.
D. lá.
Lời giải
Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng thường
sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ (thân phình to, hình dạng giống rễ, dự
trữ chất dinh dưỡng), lan sâu rộng trong đất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Cây nào dưới đây ngoài thân ngầm còn có thân trên mặt đất ?
A. Tre
B. Khoai tây
C. Gừng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Lời giải
Cây tre, khoai tây, gừng có thân chính (thân rễ) nằm ngầm dưới mặt đất, thân phụ
(thân rạ, bẹ lá biến đổi thành) nằm phía trên mặt đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Cây nào dưới đây có thân rễ ?
A. Tre
B. Khoai tây
C. Cà chua
D. Bưởi
Lời giải
Tre có thân rễ ngầm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa
mộc có thể cao đến 10 -18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Cây nào dưới đây không có thân củ ?
A. Cây chuối
B. Cây củ đậu
C. Cây su hào
D. Cây khoai tây
Lời giải
Cây củ đậu là loài dây leo thân thảo sống lâu năm, thân chính sống hằng năm và tái
sinh qua chồi non mọc từ củ để sống nhiều năm (rễ củ). Cây chuối, cây su hào, cây
khoai tây là cây thân củ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Củ của cây nào dưới đây thực chất là do thân biến đổi thành ?
A. Tỏi
B. Lạc
C. Sắn
D. Chuối
Lời giải
Cây chuối có thân được tạo nên bởi các lớp bẹ chuối (bẹ lá) quấn quanh thân. Củ
của cây chuối thực chất là do thân biến đổi thành.
Củ tỏi do bẹ lá và chồi biến đổi thành
Củ lạc do quả biến đổi thành
Củ sắn do rễ biến đổi thành.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của
những cây còn lại ?
A. Cỏ tranh
B. Khoai tây
C. Sen
D. Nghệ
Lời giải
Cây khoai tây là cây thân củ: thân phình to, dự trữ chất dinh dưỡng.
Cỏ tranh, sen, nghệ là cây thân rễ: thân phình to, hình dạng giống rễ, dự trữ chất
dinh dưỡng.
Đáp án cần chọn là: B