TOP 20 bài Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao

Tải xuống 1 1.1 K 0

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao

Đề bài: Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Hoàng Tiến Tựu, em hãy nêu cảm nhận về bài ca dao “Đứng bên ni đồng…”

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài

      Giới thiệu bài ca dao: Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng

2. Thân bài

      - Ý nghĩa những câu ca dao dân ca: Giản dị, thiết tha, hình ảnh quen thuộc

      - Hai câu đầu: Cánh đồng lúa

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

       + Không gian êm đềm, mát mẻ

       + Hình ảnh lặp lại: đẩy cao sự mênh mông, rộng lớn

       + Hình ảnh cô gái xuất hiện sâu xa trong câu

       - Hai câu cuối: Hình ảnh cô gái

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

       + Cô gái ví von với chén lúa, đầy sức sống, thơm mát, tươi trẻ

       + Số phận không êm đềm, hồng nhan bạc phận

3. Kết bài

       Cảm nghĩ về câu ca dao: Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

TOP 20 bài Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao (ảnh 1)

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 1

Đây là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Đây là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ. Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. Hai câu thơ tiếp theo lại là câu ca dao có tính than thân "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai". Mô típ mở đầu cho ca dao than thân đã gợi được cho người đọc hình ảnh của một cô gái xinh đẹp, đầy sức sống và đang ở độ tuổi đẹp nhất. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh của người con gái đẹp. Người đọc có thể hình dung được vẻ đẹp của cô gái, đồng thời cũng thấy được số phận bé nhỏ, vô định của cô gái trước cuộc đời rộng lớn, trước những sóng gió cuộc đời mà chẳng thể nào đoán định trước được.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 2

Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê. Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ. Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương. Chỉ với bốn câu thơ, nhưng bài ca dao cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

TOP 20 bài Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao (ảnh 2)

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 3

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ỗ đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác. Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó. Hai câu thơ cuối, cô gái đi thăm đồng đã tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên. Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng” và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy. Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 4

Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.

“Thân em làm lẽ chẳng nề

Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.

Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.

Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.

TOP 20 bài Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao (ảnh 3)

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 5

Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.

Bài ca dao như được cất lên từ chính cánh đồng lúa bát ngát mênh mông trong lời tự tình của cô thôn nữ đẹp xinh phơi phới sức xuân như chẽn lúa đòng đòng ngọt ngào hương quê:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát

 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ.

Cô thôn nữ đứng bên này ngó sang bên kia, rồi lại phóng tầm mắt từ phía bên kia sang bên này, dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào cũng thấy bát ngát mênh mông của cánh đồng quê hương. Hai từ bên ni, bên tê là ngôn ngữ địa phương (bên này, bên kia) được đưa vào bài ca dao gợi chất mộc mạc bình dị của một tình quê hồn hậu. Ngoài ra thủ pháp đảo ngữ được sử dụng thành công mênh mông bát ngát rồi lại bát ngát mênh mông gợi khung cảnh cánh đồng quê rộng lớn xanh ngắt một màu. Xanh mơn mởn của lúa chiêm đương độ làm đòng. Với cô thôn nữ đây không phải là lần đầu tiên cô nhìn ngắm cánh đồng từ các góc độ. Mà với cô, cánh đồng đã trở nên quá đỗi thân quen. Nó như một phần của linh hồn, máu thịt, nơi đây đã nuôi sống cô bằng hạt gạo thơm từng tháng từng ngày. Ấy vậy mà hôm nay sao trông nó vẫn lạ vậy, đẹp vậy! Dường như cánh đồng quê từng ngày từng giờ thay da đổi thịt, hay chính trong lòng cô gái đang dâng trào niềm tự hào yêu thương gắn bó với quê hương. Hoàng Cầm phải say đắm với quê hương Kinh Bắc nơi có dòng sông Đuống mến yêu đến thế nào thì mới nhìn nó mềm mại diệu kỳ đến vậy.

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

Phải gắn bó lắm, tha thiết lắm về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, tổ tiên ông bà mới viết được những vần thơ trong sáng như những viên ngọc vậy. Trở lại bài ca dao ta thấy cánh đồng quê bát ngát như không nhìn thấy bờ hiện lên lạ kì qua đôi mắt đầy tự hào lãng mạn của thôn nữ và giờ đây hình ảnh cô thôn nữ ấy hiện ra rõ hơn dưới ánh hồng ban mai long lanh sương sớm. Ca dao dũng thường thấy việc các cô gái tự ví mình như hạt mưa xa, tấm lụa đào chẳng qua đó là tiếng lòng, tiếng khóc than thân trách phận. Trái lại cô thôn nữ ở đây trẻ trung, xinh đẹp căng tràn nhựa sống như chẽn lúa đòng đòng. Hình ảnh đầy tự hào tin tưởng vào cuộc đời phơi phới tương lai, chẽn lúa đòng đòng như được tiếp thêm nhựa sống cho sự phát triển trưởng thành hứa hẹn mùa vàng bội thu. Đây là vẻ đẹp duyên dáng, sức lực căng tràn như chính quê hương và con người nơi đây vươn lên trong cuộc sống. Trên cái nền xanh ngút mắt của lúa, hình ảnh thôn nữ đẹp vô cùng:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Phất phơ nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa uốn lượn... Chẽn lúa đòng đòng nhẹ nhàng bay trước làn gió nhẹ trong ánh bình minh. Thiếu nữ như hân hoan vui sướng hướng về ngày mai tươi sáng. Rõ ràng ngọn nắng làm cho câu ca dao hay hơn thay vì dùng từ ánh nắng, tia nắng... Dưới ngọn nắng hồng ban mai thôn nữ trong vẻ đẹp căng tràn đang cùng quê hương đón đợi một mùa gặt hái.

Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.

Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 6

Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hoà nhập một cách hồn nhiên, kỳ diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú.

Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mặt, nơi bến cũ đò xưa… lưu luyến trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la” đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta.

Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa”

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng mình. Trước mắt là cánh đồng lúa “ bát ngát mênh mông… mênh mông bát ngát”, thắng cảnh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cùng với chân trời, với sóng lúa:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

“Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngat mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ: “mênh mông bát ngát  // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”…Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sông, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sông núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. Câu ca không hề nói đén mà xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương cốm mới”, nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:

“Đất hiền như tuổi thơ,

Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ”

(Lê Anh Xuân)

Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong long. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặc cảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”…như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẹn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẹn lúa đòng đòng” nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa sây hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như chẹn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khoẻ khoắn, hồn nhiên nói về cô gái Việt Nam trong ca dao, dân ca:

“Thân em như chẹn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

“Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… “Chẹn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt.

Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ? Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.

Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, Hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”…

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 7

Ca dao dân ca Việt Nam vô cùng phong phú và sâu sắc, đằm thắm và mượt mà biết bao ! Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mật, lưu truyền trong dân gian, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta từ bao đời nay.

Có những khúc hát ru chứa chan tình yêu thương, ngọt ngào, tha thiết. Có bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê hiền hậu, cần cù hay lam hay làm đáng yêu. Cánh cò "bay lả bay la", đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Có tiếng “nghé ọ" và con trâu hiển lành gặm cỏ trên đồng xanh, có cô thôn nữ tát nước “múc ánh trăng vàng đổ đi”,… Tất cả như đem đến cho lòng người gần xa bao niềm thương nỗi nhớ…

Đọc ca dao dân ca, sao mà ta thấy thích thú lạ về câu hát nói về cánh đồng lúa quê hương và hình ảnh cô thôn nữ đứng giữa đồng quê một sớm mai hồng rạng rỡ:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngắt mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

Ca dao thường được diễn đạt bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài này, nhà thơ dân gian đã sử dụng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo.

Cô thôn nữ không vịnh cảnh đề thơ, mà chỉ nói lên những ý nghĩ, cảm xúc hồn nhiên, tự nhiên của lòng mình khi vác cuốc ra thăm đồng sung sướng ngắm nhìn cánh đổng thân thuộc, thẳng cánh cò bay của làng mình:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông”.

“Ngó” gần nghĩa với nhìn, trông, ngắm… Từ “ngó” trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn, một cách quan sát kĩ càng, một lối nói dân dã mộc mạc, bình dị mà đậm đà. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rói lai “đứng bên tê đồng ngó bên nỉ đồng", dù quan sát ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng quê hương. Hai chữ “bên nì” và “bên tê” vốn là ngôn ngữ miền Trung (tiếng địa phương Nghệ Tĩnh) dùng để trỏ vị trí bên này, bên kia, được đưa vào bài ca dao gợi lên tính chất mộc mạc, chất phác của một tình quê hồn hậu. Nghệ thuật đảo từ ngữ “mênh mông, bát ngát” rồi lại “bát ngát mênh mồng" thể hiện một bút pháp điêu luyện trong việc miêu tả cánh đồng làng quê cộng bao la bát ngát một màu xanh, xa trông hút tầm mắt chẳng thấy đâu là bến bờ. Có yêu quê hương tha thiết, mới có cái nhìn đẹp, cách nói say mê đậm đà thế !

Hai câu đầu bài ca dao được cấu trúc đăng dối song hành, làm hiện lên trước mắt chúng ta một cảnh đẹp: cánh đồng bao la, trù phú của quê nhà, rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam chúng ta như nhà thơ Hoàng Cầm đã viết:

“Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc “(.. )
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”…
(Bên kia sông Đuống)

Bằng tấm lòng yêu mến tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất thương yêu thân thiết mà từ bao đời nay tổ tiên ông bà con cháu, từ thế hệ này qua thế hộ khác đã đem mồ hối, xương máu để bói đắp và gìn giữ, nên nha thớ dàn gian mới có thể viết dược những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình, làm xao xuyến lòng ta như vậy !

Hai câu cuối là hình ảnh cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng. Cô không ví mình với “hạt mưa sa”, với “tấm lụa đào” như có người con gái đã nói về thân phận mình. Trái lại, cô đã lấy “chẽn lúa đòng đòng” để sọ sánh với cuộc đời đẹp tươi, nhiều mơ ước của mình. “Chện lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. Hình ảnh “chẽn lúa đòng đồng” thể hiện sự phát triển trưởng thành sinh sôi nảy nở, hứa hẹn một mùa vàng bội thu sây hạt trĩu bông. Có lúa thì con gái rồi mới có “chẽn lúa đòng đòng”. Câu ca dao ““thân em như chẽn lúa đòng đòng" gợi tả một vẻ đẹp xinh tươi duyên dáng, một sức lực căng tràn. Đây là một hình ảnh khỏe khoắn, trẻ trung và hồn nhiên yêu đời của cô thôn nữ được nói đến trong tiếng hát lời ca sau bờ dâu ruộng lúa.

Trên cái nền xanh của cánh đồng, trong hương thơm ngào ngạt của lúa đòng đòng, dưới ánh hồng bình minh rực rỡ, trong làn gió mát rượi, ta thấy hiện lên bức chân dung cô thôn nữ thật đáng yêu vô cùng:

“Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

“Phất phơ” nghĩa là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… Chẽn lúa đòng đòng “phất phơ” bay nhẹ trước làn gió trên đồng nội vào một buổi sớm mai hồng thơ mộng. Thiếu nữ hân hoan sung sướng thấy hồn mình phơi phới hướng về một ngày mai hạnh phúc như “chẽn lúa đòng đồng’“ đang “phất phơ” dưới ánh bình minh. Tại sao nhà thơ đồng quê lại dùng hình ảnh “ngọn nắng” ? Có thể dùng hình ảnh làn nắng, tia nắng thì ý câu cao dao vẫn đúng. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn. Vì đó là tia nắng, làn nắng đầu tiên của một ngày đẹp trời, ánh hồng ban mai đang tụ hội và rập rờn trên ngọn lúa xanh.

Trong bài thơ “Mùa xuân chín” thi sĩ Hàn Mặc Tử viết:

“Trong làn nắng ừng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Và nhà thơ Đoàn Văn Cừ trong bài “Chợ tết” cũng đã viết:

“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa”

Qua đó, ta càng thấy rõ tính chính xác, tính hình tượng, tính biểu cảm là những đặc trưng cơ bản nhất tạo nên giá trị nghệ thuật của ngôn từ thơ ca.

Bài ca dao ‘’Đứng bên ni đồng…" là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước qua hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông ví vẻ đẹp duyên dáng, tươi trẻ, cần mẫn và yêu đời của nàng thiếu nữ làng quê  Việt Nam.

Bài ca dao được sáng tạo nên bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Cách dùng từ chính xác, gợi cảm. Biện pháp tu từ so sánh, phép song hành đối xứng, cách đảo từ ngữ và sử dụng tiếng địa phương đã làm cho ý tưởng, lời ca đậm đà, ý vị. Có thể coi nó là một “viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam.

Học bài ca dao này, ta thấy tâm hồn mình thêm gắn bó, yêu thương quê hương đất nước, biết quý trọng và biết ơn những người nông dân vất vả dãi nắng dầm mưa để làm nôn những bát cơm đầy dẻo thơm.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 8

Mượn cảnh để tả tình hay thổ lộ tình cảm là cách người xưa thường hay làm. Qua một cảnh vật, họ gửi gắm vào trong đó biết bao nỗi niềm. Nếu như Nguyễn Du tuân thủ nghiêm ngặt thủ pháp cảnh – người tương ưng thì ở bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… là một ngoại lệ: cảnh tình đối lập nhau hết sức tinh tế và độc đáo.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao mờ đầu bằng hai câu thơ lục bát biến thể:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Đọc lên thì có cảm giác hai câu thơ này là một câu chỉ khác nhau ờ vị trí một số từ ngữ như “ni, tê”, “mênh mông, bát ngát”… Nhưng chính cách đảo như thế tạo nên hai góc nhìn khác nhau. Người đứng ngắm cánh đồng lúa ấy thật kĩ lưỡng và kì công. Chính bởi thế câu ca dao đã gợi lên hình ảnh cánh đồng lúa ngút ngàn không tận trải rộng ra trước tầm mắt ta không bờ bến, không giới hạn. Ánh mắt nhìn đó mang theo niềm tự hào trào dâng trong lòng. Những tiếng địa phương “ni, tê” vang lên cùng niềm vui được “khoe” vẻ đẹp trù phú của làng quê mình gửi trong mỗi câu hát. Hai câu thơ cuối quay trở lại thổ lục bát nhuần nhị:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Cùng bắt đầu bằng từ “thân em” khơi nguồn cho cảm hứng về thân phận nhưng khác với chùm ca dao than thân, tiếng thơ cất lên tràn ngập niềm tự hào, kiêu hãnh về vẻ đẹp của “thân em”. “Chẽn lúa đòng đòng” là chẽn lúa tươi non, căng đầy sức sống. Cái “phất phơ ” của “tấm lụa đào” giữa chợ” là sự phất phơ của thân phận trôi nổi, vô định, hoàn toàn bị phụ thuộc vào tay kẻ khác. Còn “chẽn lúa đòng đòng” đang “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” là vẻ đẹp giàu sức tạo hình. Chẽn lúa ấy không chỉ căng tràn sức sống mà còn thật mềm mại, duyên dáng “khoe sắc” dưới ánh nắng ban mai tinh khôi, trào tràn nhựa sống.

Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối của bài tưởng như không liên hệ với nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ ngầm. Hai dòng thơ dầu ca ngợi vẻ đẹp trù phú, bát ngát của cánh đồng quê hương. Hai câu thơ cuối là lời ca ngợi vẻ đẹp của cô thôn nữ. Hơn nữa vẻ đẹp ấy còn được ví như “chẽn lúa đòng đòng”. Cô gái chính là một phần của vẻ đẹp quê hương. Chính cô đã góp phần tạo nên. Vẻ đẹp trù phú cho cánh đồng và đồng thời cánh đồng như phông nền tỏa ngời lên vẻ đẹp duyên dáng, khỏe khoắn ở cả hình dáng và tâm hồn của cô thôn nữ.

Vậy, nên hiểu đây là lời của chàng trai hay lời một cô gái? Chàng trai ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng và ca ngợi vẻ đẹp của cô gái như một lời bày tỏ tình cảm một cách kín đáo với cô. Cũng có thể hiểu đây là lời cô gái tự hào về vẻ đẹp quê hương và ý thức vẻ đẹp của chính mình.

Tuy nhiên, nên hiểu theo cách thứ hai là lời của cô gái thì sát hợp hơn. Bởi một trong những nội dung quan trọng thứ hai của chùm ca dao “thân em” không chỉ là than thân mà còn là ý thức về vẻ đẹp bản thân. Người phụ nữ nhận rõ giá trị của vẻ đẹp bản thân như dải lụa dào mềm mại, như giếng giữa đàng trong mát hay như cây quế ngát hương… Tuy thế, vẻ đẹp ấy lại hoàn toàn đối lập với thân phận chìm nổi của họ. Vậy thì bài ca dao này quả là ngoại lệ độc dáo. Gắn mình với vẻ đẹp quê hương, người thôn nữ với giọng điệu lạc quan, khỏe khoắn “tự hát” về vẻ đẹp của mình giống như nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài “Bánh trôi nước”.

Thiên nhiên quê hương, đất nước luôn là một phần trong tâm hồn đa cảm của con người. Nói như Hoàng Tiến Tựu: “thiên nhiên phong phú đa dạng của đất nước đã giúp cho nhân dân ta sáng tạo rất nhiều hình tượng nghệ thuật có sức khái quát cao”. Tình yêu quê hương đất nước ở các bài ca trên luôn gắn liền với niềm tự hào, lời ngợi ca cảnh trí quê hương vừa thơ mộng, hữu tình vừa mang chicu sâu của truyền thống văn hóa, lịch sử. Ở đó, vẻ đẹp con người vừa gắn bó hài hòa nhưng cũng chính họ đã “làm nên đất nước muôn đời này”.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 9

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng khen tiếng Việt giàu và đẹp, nhuần nhị và trong sáng, đặc biệt là ca dao Việt Nam, nhiều câu ca dao là những viên ngọc của thơ dân tộc. Hãy thử đọc một câu ca dao mà xem, đó chính là lời ca tiếng hát của chính những người nông dân đói khổ cần lao. Trong những câu ca dao nói về nông thôn Việt Nam nói chung và ngợi ca cây lúa nói riêng, em thấy có một câu rất hay, rất ý nghĩa và cũng để lại cho em thật nhiều ấn tượng:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Lúa vốn là biểu tượng của nông thôn, đất nước Việt Nam. Lúa không chỉ là nguồn sống của mỗi người dân đất Việt mà nó còn đẹp, một cái đẹp vừa thanh mảnh vừa đậm đà, vừa uyển chuyển lại vừa khỏe khoắn. Chính vì vậy, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã cất tiếng hát tự hào về Việt Nam, về cây lúa ấy:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn?

"Đâu trời đẹp hơn - nhà thơ hỏi hay nhà thơ đã tự trả lời rằng, không có nơi nào sánh được với vẻ đẹp cây lúa, cánh cò... Việt Nam. Tiếng gọi đất nước thiết tha của Nguyễn Đình Thi gắn liền với tình yêu cây lúa, mà thực ra là xúc cảm trước một "biển lúa mênh mông". Biển lúa mênh mông thế nào và tại sao lại đẹp, chỉ có hai câu đầu của bài ca dao mới trả lời được mà thôi:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.

Nếu có thể vẽ được cảnh ấy thì không biết cảnh sẽ trải dài suốt bao nhiêu tờ giấy khi mà chỉ mới đọc lên ta đã thấy choáng ngợp giữa những câu thơ dài như biển lúa rồi. Hai câu là hai vế đối rất chỉnh về thế đứng, về hình ảnh, kết hợp với phép đảo ngữ càng như xóa nhòa phạm vi khung cảnh. Những từ "mênh mông bát ngát", "bát ngát mênh mông", đã dàn trải ra một biển lúa bao la vô tận, mà dù có thay đổi vị trí quan sát cũng không thu hẹp được tầm rộng lớn ấy. Hai câu thơ đã khẳng định sự dồi dào, sự phong phú của lúa Việt Nam, mà từ "cũng" là câu dưới càng gieo thêm niềm tin tưởng ở sự giàu có ấy. Lúa mùa này đang lúc lên đòng:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Thời kì lúa lên đòng là thời kì sung sức nhất, mạnh mẽ nhất, dồi dào sức sống nhất của lúa. Cái màu xanh đậm đà điệp điệp khắp đồng chính là nét đẹp của biển lúa. Lúa lúc này không có màu rực rỡ của "lúa tháng năm kén tằm vàng óng", nhưng chính cái màu xanh ấy mới thật là khỏe khoắn, nhuộm cả một không gian đầy lúa lại càng đẹp. Tác giả Tố Hữu có nói: "Một ngôi sao chẳng sáng đêm. Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng" nên giờ đây, khi đọc câu thứ ba này, ta mới thấy hết, ngấm hết cái đẹp "mênh mông bát ngát" của lúa.

Không chỉ minh họa cho vẻ đẹp của hai câu đầu, câu thứ ba còn đem đến cho ta một cái nhìn đúng đắn vẻ cô gái nông thôn Việt Nam. Nổi lên trên cả câu là hình ảnh so sánh sáng tạo lọ kì: "Thân em như chẽn lúa đòng đòng". "Em" ở đây chính là các cô gái nông thôn. Các cô không vì mình với trúc, với mai như Thúy Kiều, Thúy Vân: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần" mà lại ví mình với lúa. Bởi cái vẻ đài các, yểu điệu đâu có phù hợp với cuộc sống dân dã, giản dị ở thôn quê. Nếu các cô vì mình là một "cây lúa" thì mảnh mai quá, một "bổ lúa" thì thô thiển quá, chỉ có thể là một chẽn lúa đầy đặn mà vừa vặn. Thân hình ấy sao mà đẹp thế, khỏe khoắn, đậm đà thế mà cũng mềm mại thế. Thật là một nét quê bình dị mà đáng mến.

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Câu cuối cùng này nâng cô gái thêm một cung bậc tình cảm của sự cảm mến. Là gái quê, nhưng các cô không cục mịch, thô thiển mà cũng uyển chuyển tuy không hề lả lướt, các cô như ngọn lúa phất phơ. Màu nắng hồng ban mai chính là nền tảng để nâng cái đẹp ấy lên. Người xưa không nói là "biển nắng" mà nổi là "ngọn nắng" chứng tỏ màu hồng này là sắc màu đậm nhất của một tia nắng, những gì đẹp đẽ nhất của nắng được hội tụ về đây để tô điểm cho các cô gái nông thôn Việt Nam thêm đẹp.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 10

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.

Thường thì ca dao hay dùng thể thơ lục bát. Nhưng tác giả bài này đã vượt ra ngoài thông lệ. Câu 1 có 12 tiếng; câu 2 có 13 tiếng. Nhịp thơ kéo dài. Nhịp này nối nhịp kia (4 - 4 - 4 rồi 4 - 4 - 5). Kết hợp với nhịp điệu là nghệ thuật sử dụng điệp ngữ, đảo ngữ (đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông).

Trước mắt ta hiện lên cánh đồng lúa trải dài. Nhìn bên ni cũng như bên tê đều thấy cánh đồng mênh mông, vô tận. Niềm tự hào dào dạt. Cảm xúc đó đòi hỏi hình thức diễn đạt vượt ra ngoài khuôn khổ. Ngôn ngữ giản dị, không có gì tân kì. Nhưng chính sự mộc mạc đó lại nói lên tấm lòng tác giả: chân chất, hồn nhiên. Và, đó là điều đáng quý.

Sau khi tả cánh đồng, tác giả chuyển sang nói về con người. Câu 3-4:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Chẽn lúa đòng đòng là một nhánh lúa nhỏ, đang thời kì nằm trong thân cây, sẽ phát triển thành bông lúa. Sự so sánh (như) gợi lên vẻ đẹp mảnh mai, đầy sức sống của cô gái đồng quê. Cảnh gắn bó với người - đồng quê bát ngát, cô gái đẹp vẻ đẹp khỏe mạnh, hồn hậu. Hình ảnh cô gái được tô đậm hơn ở câu 4:

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Cô gái, nhân vật trữ tình trong bài ca dao, đang tung tăng dưới ngọn nắng hồng, đang ngó bên ni đồng, bên tê đồng, vẻ đẹp thật hồn nhiên, thơ mộng. Đó là nét tính cách của nhân vật.

Cảnh đẹp thiên nhiên, hình ảnh người thôn nữ đã được thể hiện trong, nhiều tác phẩm văn học. Nhưng ít có tác phẩm nói lên được một cách tự nhiên, sinh động vẻ đẹp tươi mát, hồn nhiên, mang hơi thở của cuộc sống lao động như bài ca dao trên.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 11

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.Bài ca dao nói về quê hương và con người miền Trung, nơi những từ ni, te trở thành quen thuộc trong cách chỉ nơi chốn của người dân nơi đây. Thấp thoáng trong câu ca dao là đồng ruộng bao la, bát ngát, là sự trù phú của quê hương; ẩn hiện trong đó là bóng dáng cô thôn nữ mảnh mai, duyên dáng đang hòa quyện với ruộng đồng bao la tạo thêm sức sông cho quê hương. Hai câu đầu trong bài ca dao có kết cấu không giống, với những bài ca dao khác:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Một không gian bao la được gợi ra trong hai câu ca dao. Đọc câu ca dao ta có cảm giác hai câu là một, nhưng thực tế sự nhắc lại như vậy càng làm tăng sự mênh mông vô tận của cánh đồng quê hương dù nhìn từ góc độ nào. Nếu bài ca dao chỉ có hai câu thôi thì mới diễn tả được một khung cảnh rất chung chung và chưa nói lên được điều gì. Chỉ đến khi đọc hai câu tiếp theo thì cái hồn của câu ca dao mới hiện ra:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Yếu tố làm cho bài ca có thêm sức sống chính là sự xuất hiện của cô thôn nữ. Cô thôn nữ với nhựa sống tràn trề như chẽn lúa đòng đòng dưới ngọn nắng hồng ban mai. Hình ảnh này đã làm nổi bật cô gái trong một cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Hình ảnh cô gái chỉ là một chẽn lúa trong cả một cánh đồng mênh mông bát ngát nhưng vẫn vượt lên trên tất cả.

Đứng trước một cánh đồng mênh mông bát ngát, cô gái chợt nghĩ về thân phận của mình. Câu cuối cùng chính là sự bâng khuâng, lo lắng của cô gái về thân phận của mình. Từ thân em trong câu ca dao thứ ba đã gợi lên thân phận của người con gái trong xã hội. Có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng hai từ thân em, và những câu ca dao đó đều thể hiện thân phận của người con gái:

–  Thân em như tấm lụa đào

 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

–  Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

–  Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Cô gái trong bài ca dao trên cũng lo lắng cho số phận của mình. Cô gái xuất hiện thật là đẹp, nhưng hồng nhan bạc phận, cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình.

Bài ca dao đã phản ánh phần nào thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò làm chủ bản thân, tự định đoạt số mệnh của họ hầu như không có. Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các đấng cha mẹ, đức lang quân.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 12

 Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cách đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Những từ ngữ địa phương dược vận dụng sáng tạo taneg thêm tính dân tộc cho bài ca dao. Và trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. 

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" xuất hiện rất nhiều trong những câu ca dao than thân hay một số bài thơ khác:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

"Thân em như tấm lụa đào"

Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn.... Nó vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm cũng như là nghệ thuật đỉnh cao trong sử dụng từ ngữ của tác giả dân gian.

Bài ca dao với giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha làm hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 13

Ca dao luôn mang chất kiệu của đời sống vào từng vần thơ. Vẻ đpẹ của quê hương cũng như niềm tự hào về vùng đất như một bức tranh sơn mài cũng đã được đưa vào rất nhều trong những bài ca dao chủ đề quê hương đất nước. Đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên đất nước ta.

Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cách đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Những từ ngữ địa phương dược vận dụng sáng tạo taneg thêm tính dân tộc cho bài ca dao.

Và trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời.

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" xuất hiện rất nhiều trong những câu ca dao than thân hay một số bài thơ khác:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

"Thân em như tấm lụa đào"

Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn.... Nó vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm cũng như là nghệ thuật đỉnh cao trong sử dụng từ ngữ của tác giả dân gian.

Bài ca dao với giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha làm hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 14

Quê hương, đất nước con người luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với mỗi nhà văn nhà thơ. Những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt trong số đó là bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng. Bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người miền Trung nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị, nết na, ấm áp vô cùng.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây. Những từ ngữ "ni", "tê" đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn với những năm tháng lớn lên.

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Đọc bài ca dao ta thấy đó là một không gian rộng lớn hiện ra trước mắt thật êm đềm và mát mẻ. Những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi giải đất miền Trung. Hai câu thơ giống nhau hoàn toàn nhưng kỳ thực không phải như vậy. Việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông trải dài đó được đẩy lên cao hơn. Bên cạnh đó nếu chỉ đọc thoáng qua, hai câu đầu chúng ta sẽ tưởng chừng chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn. Nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái đã hiện ra đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng. Hai người cùng nhau ra thăm đồng, cùng nhìn nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu, tiếp đến là hai câu với hình ảnh cô gái hiện ra rõ, nét hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

 Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha. Cô gái được ví von vừa chẽn lúa đòng. Hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng, cũng giống như cô gái lứa tuổi đôi mươi, trẻ trung, xinh xắn. Hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Một người con gái hồng nhan, bạc phận. Người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng. Từ "thân em" luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Hay:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đầy các hạt ra ruộng cày

Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy êm đềm. Cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao với cuộc đời phất phơ như những bông lúa giữa đồng. 

Bài ca dao nhẹ nhàng thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả. Vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ cho thân phận của người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục không có tiếng nói trong xã hội.

Cảm nhận bài ca dao Đứng bên ni đồng Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Mẫu 15

Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca. Các câu ca dao, dân ca đã hòa nhập một cách hồn nhiên kỳ diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam rất giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ suối, nơi bến cũ đò xưa, lưu luyến trong dân gian. Phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân từ bao đời nay. Cánh đồng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây chính là hình ảnh thân thuộc, đáng yêu đối với mỗi người dân Việt Nam:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Thông thường, ca dao tục ngữ sẽ viết bằng thể thơ lục bát nhưng ở bài ca dao này nhà thơ đã viết bằng thơ lục bát biến thể. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương, thơ phú như ai mà cô chỉ biết nói đi những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu. Trước mắt là cánh đồng lúa bát ngát mênh mông, mênh mông bát ngát thẳng cánh cò bay. Càng trông, càng ngắm, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi cùng với chân trời sóng lúa:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

"Ngó" gần có nghĩa với nhìn, trông, ngắm nghía. Từ "ngó" rất dân dã. Trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chớp mắt, một cách quan sát kỹ càng. Cô thôn nữ đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng rồi lại đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng. Dù ở vị trí nào, góc độ nào cô cũng thấy sung sướng, tự hào trước sự mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa. Nghệ thuật đảo ngữ mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông đã góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng, bao la tưởng như không nhìn thấy bến bờ. Chỉ có một tình yêu tha thiết với quê hương đất nước mới có cái nhìn đẹp như vậy.

Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong lòng nhìn múa tươi tốt. Cô nghĩ về mình, cô không mặc cảm với thân mình là hạt mưa sa, là tấm lụa đào, là củ ấu gai. Thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẽn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. Chẽn lúa còn gọi là giành lúa, bộ phận của khóm lúa. Chẽn lúa đòng đòng nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nảy nở, hứa hẹn một mùa lúa trĩu hạt. Hình ảnh so sánh "Thân em như chẽn lúa đòng đòng" gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn, hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khỏe khoắn, hồn nhiên nói về cô gái Việt Nam trong ca dao dân ca.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

"Phất phơ" là nhẹ nhàng đong đưa, uốn lượn. Chẽn lúa đòng đòng phất phơ, nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. Em sung sướng, hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp.

Hai câu cuối bài ca dao hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vui, đầy vẻ đẹp, màu xanh của lúa, của nắng hồng ban mai, vẻ đẹp duyên dáng xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn giữa sống của chẽn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mang hình tượng và giá trị biểu cảm. Giá trị thẩm mỹ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, giản dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng "thân em" gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê trong trắng, dịu dàng, cần mẫn, thủy chung. Đọc bài ca dao này có người tự hỏi buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu. Mùa xuân mới có ngọn nắng hồng ban mai đẹp rực rỡ như thế. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận cô thôn nữ vác cuốc ra đồng một sáng mùa xuân thật đẹp.

Đọc bài ca dao đem đến cho ta những tình yêu và mơ ước về một đất nước tươi đẹp hơn.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)

- Quê quán: Thanh Hóa

Vị trí: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian.

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Nghị luận văn học.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích Bình giảng ca dao (1992).

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Bố cục: 

- Phần 1: Từ đầu đến “một bài ca dao nào khác”

- Phần 2: Tiếp đến “đồng lúa quê hương”

- Phần 3: Tiếp đến “nói lên điều đó”

- Phần 4: Còn lại

5. Giá trị nội dung: 

Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã thể hiện khả năng lập luận sắc bén qua tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

 

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống