Tài liệu Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 5 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao ngắn nhất:
1. Chuẩn bị
Câu hỏi SGK trang 76 SGK Ngữ Văn 1: Liên hệ với những hiểu biết của em về các bài ca dao đã học, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau:
- Ca dao là những sáng tác của ai? Thường bắt nguồn từ đâu? Thể thơ phổ biến của ca dao là thể thơ nào?
- Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát có gì giống và khác các bài ca dao đã học ở Bài 2?
Trả lời:
- Ca dao là sáng tác của nhân dân. Thường bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt và lao động của người dân. Thể thơ được sử dụng phổ biến nhất trong ca dao là thể thơ lục bát.
- Giống nhau
+ Đều là ca dao
- Khác nhau
+ Thể thơ:
· Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát là thể thơ hỗn hợp.
· Các bài ca dao trong Bài 2 thuộc thể thơ lục bát
+ Nội dung
· Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát nói về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của người con gái.
· Các bài ca dao trong Bài 2 nói về tình cảm gia đình.
2. Đọc hiểu
Câu hỏi SGK trang 76 SGK Ngữ Văn 1: Chú ý các từ địa phương: ni, tê
Trả lời
- Hai từ ni, tê là hia từ địa phương thường được sử dụng ở các tỉnh miền Trung.
+ Ni: này
+ Tê: kia
Câu hỏi SGK trang 76 SGK Ngữ Văn 1: Nội dung phần 1 khẳng định điều gì?
Trả lời
- Ở phần (1) tác giả đã khẳng định là cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.
Câu hỏi SGK trang 76 SGK Ngữ Văn 1: Phần 2 tập trung làm sáng tỏ ý nào? Từ " bởi vì" nhằm mục đích gì?
Trả lời
- Trong phần hai tác giả đã tập trung làm sáng tỏ rằng hai câu đầu trong bài ca dao không đơn thuần miêu tả không gian thiên nhiên mà đã có sự xuất hiện của con người ở trong đó mà cụ thể là sự xuất hiện của cô gái. Từ “bởi vì” nhằm mục đích đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến mình đã khẳng định ở phía trước.
Câu hỏi SGK trang 77 SGK Ngữ Văn 1: Phần 3 phân tích yếu tố nào của bài ca dao?
Trả lời:
- Phần (3) phân tích hai câu đầu của bài ca dao
Câu hỏi SGK trang 77 SGK Ngữ Văn 1: Theo tác giả, hai câu cuối có gì khác biệt so với hai câu đầu của bài ca dao?
Trả lời:
- Theo tác giả, nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát cả cánh đồng thì hai câu cuối cô gái lại chỉ tập trung ngắm nhìn quan sát một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình rất hồn nhiên.
Câu hỏi SGK trang 77 SGK Ngữ Văn 1: Chú ý các từ “ngọn nắng” và “gốc nắng”
Trả lời:
- “Gốc nắng”: ý nói đến Mặt Trời
- “Ngọn nắng”: ý nói đến những ánh ban mai nhẹ nhàng dịu dàng tỏa ra từ Mặt trời.
Câu hỏi SGK trang 77 SGK Ngữ Văn 1: Câu cuối có thể coi là kết luận được không
Trả lời:
- Câu cuối có thể coi là kết luận vì nó đã khái quát lại nội dung của cả văn bản. Là câu chốt lại tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua bài viết
Sau khi đọc
Câu 1 SGK trang 78 SGK Ngữ Văn 1: Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản chưa?
Trả lời:
- Nội dung chính của bài Vẻ đẹp của một bài ca dao là phân tích bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát qua góc nhìn của tác giả để làm nổi bật lên vẻ đẹp của bài ca dao đó.
- Theo em, nhan đề đã khái quát và thể hiện được nội dung chính của văn bản.
Câu 2 SGK trang 78 SGK Ngữ Văn 1: Theo tác giả, bài ca dao trên có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần nào của văn bản? Vẻ đẹp nào được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn?
Trả lời:
- Bài ca dao trên có hai vẻ đẹp vẻ đẹp của cánh đồng (vẻ đẹp thiên nhiên) và vẻ đẹp của cô gái ra thăm đồng (vẻ đẹp con người).
- Vẻ đẹp ấy được khái quát ở phần (1) của văn bản.
- Vẻ đẹp của cô gái ra thăm đồng được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn
Câu 3 SGK trang 78 SGK Ngữ Văn 1: Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản.
Trả lời:
- Tác giả đã sử dụng một số từ ngữ để miêu tả vẻ đẹp của bài ca dao như:
+ “Cái hay đấy là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác”.
+ Hình ảnh " chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trước gió nhẹ và " dưới ngọn nắng hồng ban mai" mới đẹp làm sao!
+ Hình ảnh " ngọn nắng" thật độc đáo
+ “Bài ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp”
Câu 4 SGK trang 78 SGK Ngữ Văn 1: Hãy tóm tắt nội dung chính của phần 2,3,4 trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao theo mẫu:
Trả lời:
Phần 1 |
Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp |
Phần 2 |
Hình ảnh cô gái đã xuất hiện trong hai câu ca dao đầu |
Phần 3 |
Sự mênh mông, rộng lớn của cánh đồng lúa trong hai câu đầu |
Phần 4 |
Phân tích vẻ đẹp của cô gái ra thăm đồng trong hai câu ca dao cuối |
Câu 5 SGK trang 78 SGK Ngữ Văn 1: So sánh những gì em hiểu viết về ca dao ở bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tự cho em hiểu thêm được những gì về nội dung và hình thức của ca dao? Em thích nhất câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này?
Trả lời:
- Nội dung: Ca dao rất đa dạng về nội dung có thể là phong cảnh thiên nhiên, ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu đôi lứa chỉ không chỉ đơn thuần là tình cảm gia đình
- Hình thức: Ngoài việc sử dụng phổ biến thể thơ lục bát ca dao cũng rất đa dạng về thể loại có thể song thất lục bát, thể vãn, và thể hỗn hợp (hợp thể) như bài ca dao hôm nay chúng ta được tìm hiểu.
- Em thích nhất đoạn (1) trong văn bản này vì ngay ở đoạn văn đầu tiên tác giả đã khẳng định vẻ đẹp riêng biệt của bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát không thể lẫn với bất kì bài ca dao nào khác.