TOP 20 Đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

Đề bài: Viết đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”

Đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 1

Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập cung cấp cho người đọc thông tin về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Ngày 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22/8/1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. 25/8/1945, Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng 26/8/1945, Hồ Chí Minh triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. 27/8/2945, Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Ngày 28 và 29/8/1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. 30/8/1945,  Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập. 31/8/1945, bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập. Đến 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó để người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.

TOP 20 Đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập (ảnh 1)

Đoạn văn liệt kê các mốc sự kiện được nhắc đến trong Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 2

"Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập" đã giúp người đọc có thêm thông tin về bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945. Theo văn bản, chúng ta biết được hành trình cũng như những sự kiện dẫn tới việc Bác đọc Tuyên ngôn độc lập. Ngày 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó để đến Tân Trào, sau đó, Bác rời Tân Trào để về Hà Nội vào ngày 22/8/1945. Vào ngày 25/8/1945, Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà số 48 Hàng Ngang. Sáng 26/8/1945, Hồ Chí Minh triệu tập họp thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị cho việc ra Tuyên ngôn Độc lập. Tới ngày 27/8/1945, Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân và đọc bản Tuyên ngôn độc lập mà Bác đã chuẩn bị. Ngày 28 và 29/8/1945, Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại nơi làm việc 12 Ngô Quyền. Ngày 30/8/1945, Bác cùng mọi người thảo luận, góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập. Và Bác đã bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập ngày 31/8/1945. Đến 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc thuật lại sự kiện này giúp cho người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử và diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Bùi Đình Phong (1950)

- Quê quán: Hà Tĩnh

- Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Văn bản thông tin

2. Xuất xứ: 

- Theo baodanang.vn

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Bố cục: 

- Phần 1: (từ đầu… Hoa Kỳ): Bác đề nghị được có cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” Hoa Kỳ 

- Phần 2 (tiếp … Tuyên ngôn Độc lập): Các bước Bác hoàn thiện bản “Tuyên ngôn Độc lập”

- Phần 3: Còn lại: Bác đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”

5. Giá trị nội dung: 

  Văn bản thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian. Qua đó, người đọc có thể thấy, “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã đóng góp một điểm son ngời sáng trong lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Tác giả Bùi Đình Phong đã thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian để cung cấp cho người đọc tin tức chính xác, thuyết phục nhất về sự kiện này.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống