TOP 88 bài Mở bài Vợ chồng A Phủ 2023 SIÊU HAY

Tải xuống 22 2.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 bài Mở bài Vợ chồng A Phủ hay nhất, gồm 22 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 88 bài mở bài mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

MỞ BÀI VỢ CHỒNG A PHỦ

Mở bài Vợ chồng A Phủ gián tiếp

Mở bài mẫu 1

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc của Tô Hoài cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, tác phẩm phản ánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài mẫu 2

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như "Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị - người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.

Dàn ý chi tiết phân tích Vợ chồng A Phủ (6 Mẫu) - Văn 12

Mở bài phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Mở bài mẫu 1

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nổi bậc nhất trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm kể về số phận đáng thương và cuộc sống vô cùng khắc nghiệt của Mị và A Phủ ở nhà thống lí Pá Tra chốn Hồng Ngài. Dù bị đày đọa đến kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác nhưng nỗi khổ đau ở nhà thống lí không thể nào giết chết được sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống ấy có dịp trỗi dậy mạnh mẽ.

Mở bài mẫu 2

Vợ Chồng A phủ là tác phẩm hay nhất nói về con người và đất nước vùng cao Tây Bắc. Qua ngòi bút của Tô Hoài ta thấy được nỗi khổ đau và tủi nhục của các cô gái khi bị “ ép duyên” và sự áp bức của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Có nhiều tuyến nhân vật chính và phụ trong tác phẩm như A Phủ, A Sử, thống lí Bá Tra… nhưng Mị vẫn là nhân vật trung tâm của tác phẩm và tâm trạng, hành động, suy nghĩ của Mị được bộc lộ rõ nét nhất qua cảnh Mị trong đêm tình mùa xuân.

Mở bài mẫu 3

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn được nhà văn Tô Hoài viết vào năm 1952 được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) được lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật khi chính nhà văn Tô Hoài đã được sống và chứng kiến chính cuộc sống của những người dân nghèo nơi vùng cao xa xôi này. Nhà văn Tô Hoài đã thấy được cảnh những số phận con người biến thành nô lệ bị chế độ địa chủ cường hào thống lí áp bức bóc lột khiến sống không bằng chết. Hệ thống nhân vật mà Tô Hoài xây dựng nên cũng là những số phận tiêu biểu cho những tầng lớp tiêu biểu trong xã hội xưa chính là thống lí Pá Tra - địa chủ giàu có nhưng tàn ác, Mị và A Phủ - những người nông dân lao động hiền lành nhưng phải chịu đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần.

Mở bài mẫu 4

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn vẹn qua diễn biến tâm trạng Mị và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật này qua đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.

Mở bài mẫu 5

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến. Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền núi Tây Bắc. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.

Mở bài mẫu 6

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình mùa xuân quyến rũ.

Mở bài mẫu 7

Đề tài Tây Bắc in đậm trong sự nghiệp văn chương của Tô Hoài: "Truyện Tây Bắc", "Miền Tây","Họ Giàng ở Phìn Sa"... Truyện "Vợ chồng A mang ý nghĩa như một "chiến công" của nhà văn Hà Nội này khi theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Truyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra và khi làm chiến sĩ du kích ở căn cứ Phiềng Sa. Qua đó, tác giả nói lên nỗi thống khổ sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm tham gia kháng chiến để giành lấy tự do, tình yêu và hạnh phúc.

Mở bài mẫu 8

Một trong những thành công tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật. Đó là Mị – người phụ nữ tưởng chừng như đã cam chịu số phận, không còn sức sống và lối thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Và cái gì đã khiến bên trong “con rùa” câm lặng ấy bùng lên khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng được quyền làm người cho ra một kiếp người, chính là đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao.

Mở bài mẫu 9

Phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật luôn là một thử thách đối với bất cứ tác giả nào. Không phải ai cũng có cái biệt tài đi miêu tả tâm lí nhân vật một cách tường tận và chân thực. Và Tô Hoài chính là một trong số ít những tác giả có biệt tài phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật với sự phát triển tâm lý hết sức logic, tự nhiên. Sự phát triển tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân chính là một ví dụ điển hình.

Mở bài mẫu 10

Tô Hoài được biết đến không chỉ là cây bút của những câu chuyện loài vật mà ông còn được biết đến là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là sau cách mạng ngòi bút của ông tập trung nhiều hơn vào số phận của những người nông dân Tây Bắc. Với tài năng, sự cần mẫn của mình ông đã tạo nên những tác phẩm để đời và một trong những số đó là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm sáng lên là nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, luôn khát khao hạnh phúc, được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.

Mở bài mẫu 11

Văn học Việt Nam đánh dấu sự thành công của nhiều tác giả viết truyện ngắn như Kim Lân, Năm Cao, Vũ Trọng Phụng,.. Đặc biệt ,Tô Hoài là tác giả tiêu biểu với phòng cách viết độc đáo, mỗi tác phẩm của ông đều cho thấy tài năng bậc thầy trong việc khai thác tâm lý nhân vật. Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là thành công rực rỡ của ông trong sự nghiệp sáng tác của đời mình, bằng ngòi bút điêu luyện ông đã đi sâu vào từng ngóc ngách của tâm hồn nhân vật. Đặc biệt, trong đêm tình mùa xuân, những diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị được thể hiện rất chi tiết, cụ thể giàu sức gợi.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 1

Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ)

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 2

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 3

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 4

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 5

Tô Hoài – nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn. Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà . Những con người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị – nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 6

Tô Hoài gắn bó và có vốn am hiểu sâu sắc về con người, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, bởi vậy Tây Bắc cũng trở thành nỗi nhớ, niềm thương trong các sáng tác của ông. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất Tô Hoài viết về vùng đất, văn hóa và con người Tây Bắc là "Vợ chồng A Phủ", từ câu chuyện về cuộc sống và số phận của một cặp vợ chồng người H'Mông Mị và A Phủ, nhà văn đã mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực về cuộc sống đau khổ, nhiều bất công của người nông dân nghèo dưới sự cai trị hà khắc của cường quyền và thần quyền, đồng thời cũng cho thấy được sức sống mạnh mẽ tiềm tàng bên trong tâm hồn họ.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 7

"Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập "Truyện Tây Bắc" của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. "Vợ chồng A Phủ" đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị - một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành "con dâu trừ nợ" cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 8

Với "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 9

Nhà văn Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông là người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, trong đó Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất. Trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ, Tô Hoài đã làm nên bức tranh hai màu sáng tối, mà đứng đầu hai thái cực ấy chính là cha con thống lý Pá Tra và vợ chồng A Phủ.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 10

Tô Hoài được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào trên 200 đầu sách. Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo và có phần quyết liệt “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Phải chăng vì thế mà Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm thành công nhất, phản ánh những hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài kia. Với chuyến đi thực tế của mình, chung sống và ăn ở cùng người dân Tây Bắc mà ông đã hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động vùng cao.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 11

Tô Hoài được biết đến như nhà văn của phong tục và người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không tầm thường, phản ánh sự thật ở đời cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với nhà văn, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc tìm thứ vàng mười đã qua thử lửa thì Tô Hoài Lên Tây Bắc với quan niệm Văn chương và khao khát đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó với bà con dân tộc miền núi phía Bắc là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm đời sống cùng tấm lòng của người dân nơi đây. Trước khi về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ da diết về người thương nơi đây. Ông viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện hoàn thành năm 1953 với người phụ nữ tên Mị trải qua cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền để tìm lại tự do cùng với A Phủ.

Mở bài về phân tích Vợ chồng A phủ - Mẫu 12

“Văn học nghệ thuật luôn đứng ngoài những quy luật về sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sê-đê-rin). Có thể coi Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm như thế. Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, chất vàng mười trong nó vẫn còn vẹn nguyên. Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của đồng bào dân tộc vùng cao dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Từ nỗi thống khổ ấy, Tô Hoài đã bằng một trái tim nhân đạo bao la, một giác quan cách mạng nhạy bén mà tìm thấy một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt bên dưới cái vỏ câm lặng, cam chịu của người dân vùng cao.

Mở bài phân tích nhân vật Mị

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 1

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 2

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như "Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 3

Tô Hoài là nhà văn rất thành công trong những nhà văn thuộc nền văn xuôi hiện đại. Tác phẩm của ông thường viết về những vấn đề gần gũi thân quen trong cuộc sống thường ngày. Tác phẩm Vợ chồng A phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị, một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và có sức sống mãnh liệt, dám đứng lên đấu tranh tìm lại hạnh phúc cho mình.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 4

Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thì sau năm 1945, tập "Truyện Tây Bắc" đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 5

Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài (xuất bản năm 1953). Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi trước Cách mạng và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ. Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị với diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 6

Đọc “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta không thể quên được hoàn cảnh cuộc đời của chị Dậu- cuộc đời của kẻ khốn khó cùng yêu thương… cho đến khi đọc truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài ta mới nhận thấy rõ hơn, sâu sắc hơn nỗi khổ của người miền núi nói chung và điển hình là nhân vật Mị. Một cô gái xinh đẹp hiếu thảo nhưng lại là nạn nhân của chế độ phong kiến bất công tàn ác. Xã hội ấy đã biến Mị trở thành một con người câm nặng, vô cảm, lầm lũi, nhưng cuối cùng con người ấy không chịu số phận tự vùng lên cứu người và giải thoát chính bản thân mình.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 7

Con người sinh ra vốn đã được tạo hóa ban tặng cho quyền được sống, được làm người và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Ý thức được điều đó, khao khát được hòa mình vào cuộc sống, con người đã vượt qua mọi trở ngại khó khăn, thử thách để hướng tới một điều thật ý nghĩa: sự sống. Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài cũng đã phần nào biểu hiện điều đó. Bằng sức sống mãnh liệt, lòng khát khao được sống, Mị đã can đảm và tìm thấy sự sống cho chính mình.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 8

"Vợ chồng A Phủ" là một truyện ngắn trong tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài, được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó trăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng. Đọc "Vợ chồng A Phủ", ta không thể quên được chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ – một chi tiết làm nên mọi giá trị tác phẩm. Và, đúng như ai đó đã từng nói, khi cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thông lí Pá Tra.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 9

Tô Hoài là cây bút đầy sức sáng tạo của nền văn học Việt Nam với phong cách viết gần gũi với đời sống của con người. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Tây Bắc” là câu chuyện giàu giá trị nhân văn khẳng định sức sống phi thường của con người khi bị áp bức, bóc lột. Đặc biệt, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mị có sức ám ảnh đối với người đọc.

Mở bài nhân vật Mị - Mẫu 10

Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông viết trên nhiều mảng đề tài và ở mảng nào Tô Hoài cũng chứng tỏ mình là bậc thầy trong miêu tả phong tục và nếp sinh hoạt của con người. Đằng sau những phong tục tập quán đó chúng ta còn thấy được số phận, điệu hồn, tính cách của mỗi người dân Việt Nam. Vợ chồng A Phủ có thể coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Đằng sau những trang văn phong tục là cuộc đời đầy bất hạnh, đau khổ của Mị, nhưng đồng thời trong cô còn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

Mở bài cảm nhận nhân vật Mị

Mở bài cảm nhận về Mị - Mẫu 1

Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX thì đề tài miền núi khá là được chú ý. Dù chủ đề cũ nhưng nhà văn luôn có cách khai thác vấn đề rất sâu, làm bật lên hình ảnh nhân vật. Mỗi nhà văn sẽ có những cái nhìn khác nhau và Tổ Hoài đã thể hiện Sự đồng cảm trước thân phận khổ đau của người dân miền núi, đặc biệt là phụ nữ điển hình trong tác phẩm này là Mị của Tô Hoài sẽ khác với những nhà văn khác, đó là một điểm riêng ở Tô Hoài.

Mở bài cảm nhận về Mị - Mẫu 2

“Vợ chồng A Phủ” được xem là một trong những bằng chứng tố cáo đanh thép tội ác của chế độ phong kiến cũ nát đè lên vai người phụ nữ nói chung và nhân vật Mị nói riêng. Hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm đã được Tô Hoài khắc họa rất thành công cả về hình thức lẫn tâm hồn.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 1

Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau, lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có, sáng tạo, cách miêu tả đậm chất tạo hình lay động lòng người. Ông đã viết thành công tác phẩm Truyện Tây Bắc, trong đó có truyện Vợ chồng A Phủ. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong những nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong tác phẩm này

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 2

“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến. Nhưng nổi bật hơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ. A Phủ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 3

Nằm trong tập “Truyện Tây Bắc’ có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những “đứa con tinh thần” ưu tú nhất của chuyến đi thực tế miền núi Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.Có thể nói đây là tác phẩm phản ánh đậm nét cuộc sống và số phận bất hạnh và đầy éo le của những người nông dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Qua đó, dường như ta đã thấy được tác giả cũng làm nổi bật lên khát vọng và nghị lực sống mãnh liệt của những người nghèo khổ. Và bên cạnh nhân vật Mị thì nhân A Phủ chính là một nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về sự bản lĩnh vượt lên số phận và vượt lên chính mình.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 4

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952. Đây là truyện hay nhất in trong tập "Truyện Tây Bắc'' của nhà văn Tô Hoài (1953) và đạt giải nhất của Hội văn hóa nghệ thuật 1954 - 1955. Nhà văn muốn làm hiển hiện lại cuộc sống của người dân tộc trung thực, chí tình quý trọng tình cảm cho dù gian nan đến đâu cũng mong đợi ngày mai tươi sáng, tiêu biểu là nhân vật A Phủ. Đây là nhân vật được nhà văn xây dựng với hình tượng thật đặc biệt.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 5

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phi thường. A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 6

Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giả đón nhận. Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó nổi bật lên là hình tượng A Phủ, mang những vẻ đẹp của người Tây Bắc và bản lĩnh dám vượt lên số phận.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 7

Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ viết nên những trang thơ, trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh “chất vàng mười” trong hình tượng người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó là phẩm chất, khí phách và tâm hồn của một chàng trai hoang dại A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 8

Trong một tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là chiếc chìa khóa để giải mã ý nghĩa ẩn sâu bên trong mỗi tác phẩm, và cũng là nơi tác giả nhắn nhủ cảm xúc, tâm tư, trăn trở của bản thân. Nhân vật A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một nhân vật như thế, một nhân vật có số phận nhỏ bé, khổ đau; nhưng ẩn trong đó là nghị lực sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Mở bài về phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 9

Tôi đã từng đọc ở đâu đó “Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người”. Và tôi biết một người nghệ sĩ như thế - một nhà văn viết về Tây Bắc bằng cả tấm lòng của mình, cả niềm thương nỗi nhớ luôn thường trực trong trái tim - Tô Hoài! Trong số những thành công của ông, không thể không nhắc đến “Vợ chồng A Phủ”- truyện ngắn mang giá trị sâu sắc, đặc biệt là hình ảnh nhân vật A Phủ.

Mở bài phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ

Mở bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Vợ chồng A phủ nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong xã hội lúc bấy giờ trước sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Tác giả đã khắc họa chi tiết cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm, khát vọng được tự do của người dân vùng núi miền Tây Bắc, qua đó thể tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn với người dân.

Mở bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng: Đó là biểu hiện của lòng yêu nước thương nòi, lên án tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. Đồng thời, khẳng định đề cao phẩm chất, tài năng, những khát vọng chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, công lý và chính nghĩa, đề cao đạo lý tốt đẹp giữa người với người.

Mở bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua số phận của nhân vật Mị và A Phủ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, in trong tập “Truyện Tây Bắc”.

Mở bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc. Có được thành công như vậy là vì truyện ngắn không chỉ mang giá trị hiện thực sâu sắc mà còn thể hiện rõ giá trị nhân đạo cao cả.

Mở bài giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 5

Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến Tô Hoài trước cách mạng tháng Tám, ta không thể không nhắc đến tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí. Sau cách mạng, ông lại nổi lên với tập Truyện Tây Bắc với 3 truyện tiêu biểu đó là Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu Mường và Mường Giơn giải phóng. Trong đó, Vợ chồng A Phủ là linh hồn của cả tập truyện.

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Mở bài sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Mẫu 1

Tô Hoài được biết đến là một trong số những nhà văn thành công nhất khi viết về cuộc sống và con người nơi miền Tây Bắc của Tổ quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ mà kiên cường, bất khuất của dân tộc. Với lối trần thuật sinh động, ngôn ngữ gợi cảm cùng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, những trang viết của Tô Hoài luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là một trong số những tác phẩm đó. Đọc "Vợ chồng A Phủ" người đọc không thể nào quên được hình ảnh nhân vật Mị - một cô gái sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

Mở bài sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Mẫu 2

Cuộc đời của Mị được tính từ khi cô về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Thường thì khi người con gái lấy chồng giàu thì sướng, nhàn hạ. Nhưng đây, Mị chỉ lùi lũi một mình, câm lặng. Xưa kia Mị cũng đã có một thời con gái hạnh phúc (trong đói nghèo). Những đêm tình mùa xuân, con trai đến thổi sáo đứng "chật cả chân vách đầu buồng Mị". Và Mị đã có một tình yêu, có hiệu gõ vách hẹn hò. Tâm hồn cô gái xinh đẹp và loài hoa ấy luôn mở rộng để đón nhận hương hoa của cuộc đời. Nhưng rồi tất cả đều chấm dứt trong cái đêm Mị bị bắt cóc về nhà thống lí Pá Tra. "Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa". Mị bị bắt cóc để rồi trở thành con dâu thống lí là trả cái món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ Mị.

Mở bài sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Mẫu 3

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã già nửa thế kỷ. Hơn 60 năm cầm bút ông là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Thế nhưng nhắc đến Tô Hoài ta ko thể quên được tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu kí"- tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại nổi lên với tập truyện Tây Bắc mà linh hồn của nó là Vợ chồng A Phủ.

Mở bài sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Mẫu 4

Tô Hoài một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Trước cách mạng, các sáng tác của ông nghiêng về mảng truyện loài vật và cuộc sống của những người dân nghèo. Sau cách mạng, các sáng tác của ông vẫn tiếp tục đi khai thác cuộc sống của người dân, song ông đi sâu vào quá trình đổi đời của họ, đi từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chính là nhân vật tiêu biểu cho quá trình vận động ấy. Quá trình vận động từ khổ đau đến hạnh phúc đó đã cho thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật này.

Mở bài sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Mẫu 5

Vợ chồng A Phủ (1953), Miền Tây (1967), Vừ A Dính (1962)... là những tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về phong tục, cảnh sắc và con người miền Tây của Tổ quốc ta. Tô Hoài đã từng nói: “Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi...” (Văn nghệ số 14/10/1995). Tập truyện Tây Bắc là một nét son chói lọi đầu tiên của sự nghiệp văn chương Tô Hoài viết về đề tại miền Tây. Một chuyến đi dài, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Ông đã viết thành công tác phẩm "Truyện Tây Bắc", trong đó có truyện "Vợ chồng A Phủ". Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Những trang viết về Mị - một trong hai nhân vật chính của truyện là vô cùng cảm động. Mị tuy bị chà đạp, bị giày xéo trong bể khổ cuộc đời, nhưng cô đã có một sức sống tiềm tàng kỳ lạ!

Mở bài sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Mẫu 6

Sau cách mạng tháng 8, ngòi bút của Tô Hoài đi sâu khám phá sức sống mạnh mẽ của những người dân tộc thiểu số miền núi. Trong chuyến đi lên vùng núi phía Bắc của mình, ông đã cho ra đời tác phẩm Vợ chồng A Phủ, với nhân vật Mị, mang trong mình sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Mở bài sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Mẫu 7

Theo Tô Hoài "Nhân vật là trụ cột của sáng tác, phải chuẩn bị nhân vật trước tiên". Từ quan điểm ấy, Tô Hoài đã xây dựng được một số nhân vật để lại ấn tượng thẩm mĩ trong lòng người đọc. Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đến với chúng ta đầu tiên trong cái dáng "lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa", suốt ngày làm lụng, "lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Tưởng đâu như sức sống đã lụi tàn trong tâm hồn cô gái. Nhưng không, từ tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói những tia lửa sống chỉ chờ dịp mà bùng lên mạnh mẽ.

Mở bài phân tích tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ

Mở bài tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ - Mẫu 1

“Đất nước và con người miền Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” (Tô Hoài). Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạch được sau chuyến đi bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng, tập truyện “truyện Tây Bắc” là nỗi nhớ niềm thương bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ. Là truyện ngắn đặc sắc hơn cả của tập truyện, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, tủi nhục và sức mạnh vùng lên vươn tới chân trời tự do hạnh phúc của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Giá trị của tác phẩm được kết tinh ở hình tượng nhân vật Mị.

Mở bài tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ - Mẫu 2

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài được giải nhất tiểu thuyết, giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Tác phẩm ra đời từ kết quả cuộc thâm nhập đời sống đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc, kể về cuộc đời khốn khó chăm chiều của người dân vùng cao khi chưa có ánh sáng của Đảng. Đọc Vợ chồng A Phủ, ta không thể quên được chi tiết Mị cắt dây trói cứu A Phủ – một chi tiết làm nên mọi giá trị tác phẩm. Và đúng như ai đó đã từng nói, khi cắt dây cứu A Phủ, Mị đã tự cắt dây trói buộc cuộc đời mình với nhà thông lí Pá Tra.

Mở bài tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ - Mẫu 3

Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật của một cây bút tài hoa. Trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Mở bài tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ - Mẫu 4

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo bậc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại với gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện… và “Vợ chồng A Phủ” được xem là truyện ngắn đặc sắc nhất trích từ tập Truyện Tây Bắc. “Vợ chồng A Phủ” đã khắc họa thành công bức tranh hiện thực của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn thực dân nửa phong kiến. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khi mở đường giải thoát cho thân phận hai kẻ nô lệ bất đắc dĩ – Mị và A Phủ. Trong đó, diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm nhất.

Mở bài phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ

Mở bài ý nghĩa giọt nước mắt của A Phủ - Mẫu 1

Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Tiêu biểu trong đó có thể kể đến truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, thông qua câu chuyện về đôi vợ chồng người H’ Mông, tác giả Tô Hoài đã khắc họa thành công bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa. Dưới sự áp bức của cường quyền, con người không chỉ bị chà đạp về nhân phẩm mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ gần cuối tác phẩm là chi tiết đắt giá khi không chỉ thức tỉnh sức sống, sự phản kháng trong Mị mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Mở bài ý nghĩa giọt nước mắt của A Phủ - Mẫu 2

Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài sau cách mạng tháng tám có rất nhiều. Ông được xem là người có số lượng tác phẩm đồ sộ đạt kỉ lục nhất trong kho tàng văn học Việt Nam. “Vợ Chồng A Phủ” đã khắc họa thành công tấn bi kịch cuộc sống của người nông dân miền Tây Bắc xa xôi. Chi tiết “giọt nước mắt a Phủ” đã để lại cho ta những suy nghĩ .

Mở bài giá trị hiện thực trong Vợ chồng A Phủ

Mở bài giá trị hiện thực Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Tô Hoài là một nhà văn thiên về phản ánh những sự thật của cuộc sống đời thường trong những trang viết bình dị, tinh tế và đầy chất thơ. Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về cuộc sống, đặc biệt là đối với những phong tục tập quán độc đáo của nhiều vùng đất khác nhau, có sự gần gũi, gắn bó với cuộc sống và con người miền núi khiến những đề tài miền núi trở thành mảng sáng tác quan trọng và có giá trị của Tô Hoài. Ông còn được mệnh danh là nhà văn của thiếu nhi với những tác phẩm với giọng văn tự nhiên, dễ hiểu như Dế Mèn phiêu lưu ký. Với khả năng xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cùng lối viết chân thực, "Vợ chồng A Phủ" là tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc, đả kích và lên án sự bất công trong xã hội phân chia tầng lớp đã vùi dập con người đến tận cùng của khổ đau.

Mở bài giá trị hiện thực Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

Tô Hoài là một trong những cây bút lão luyện của làng văn học Việt Nam với sự nghiệp văn chương đồ sộ bao gồm nhiều thể loại phong phú, độc đáo. Được mệnh danh là “Nhà văn của thiếu nhi”, giọng văn của Tô Hoài luôn mang phong vị tự nhiên, hồn hậu, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm. Tác phẩm nổi bật nhất của ông sau Cách mạng Tháng 8 phải kể đến “Vợ chồng A Phủ”, một kiệt tác văn chương được thai nghén và hoàn thiện trong chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc của tác giả. Với khả năng xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cùng lối viết chân thực, “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc, đả kích và lên án sự bất công trong xã hội phân chia giai tầng đã vùi dập con người đến tận cùng khổ đau, đồng thời bêu riếu bọn cường hào, thống lý tàn ác, phơi bày những thế lực đen tối tồn tại ở khu vực vùng núi phía Bắc trước Cách mạng.

Mở bài giá trị hiện thực Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tiểu biểu là tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”. Trong tác phẩm, người đọc thấy rõ được giá trị hiện thực sâu sắc mang dấu ấn thời đại.

Mở bài phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ

Mở bài đặc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Tô Hoài là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn với bút lực dồi dào. Không chỉ nổi tiếng với tác phẩm viết cho thiếu nhi “Dế mèn phiêu lưu kí” mà các tác phẩm của ông còn mang đậm nét văn hóa, lối sống, nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Tiểu biểu là tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”. Trong tác phẩm, ngoài giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật cũng khiến người đọc rất ấn tượng.

Mở bài đặc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con người miền núi. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm không chỉ xuất sắc về mặt nội dung mà còn vô cùng thành công về mặt nghệ thuật. Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện là yếu tố quan trọng góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học thời kì này.

Mở bài Ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ

Mở bài phân tích ý nghĩa tiếng sáo - Mẫu 1

Belinxky từng nói rằng: “ Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả…”, phải chăng để tác phẩm vượt ra ngoài quy luật của sự băng hoại, nhà văn cần xây dựng hình tượng nghệ thuật thay vì mô phỏng cuộc đời vào trang viết? Vậy nên ta có dịp bắt gặp thông điệp sâu sắc của nhà văn Tô Hoài muốn gửi gắm qua hình tượng tiếng sáo độc đáo trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ”.

Mở bài phân tích ý nghĩa tiếng sáo - Mẫu 2

Vợ chồng A Phủ là một trong số không nhiều những tác phẩm văn xuôi viết thành công trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Có thể xem đó là gương mặt tiêu biểu của văn học thời đại mà cả dân tộc cùng "rũ bùn đứng dậy sáng lòa". Trong đó chi tiết Tiếng sáo đêm tình mùa xuân là lát cắt ngang giữa nhân tế bào của tác phẩm. Vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật cũng lộ ra từ chi tiết ấy.

Mở bài phân tích ý nghĩa tiếng sáo - Mẫu 3

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài không chỉ thành công ở việc khắc họa chân dung các nhân vật mà nhà văn còn có biệt tài trong việc xây dựng các chi tiết truyện rất đặc sắc. Trong đó, chi tiết tiếng sáng trong đêm tình mùa xuân mang nhiều ý nghĩa.

Mở bài phân tích ý nghĩa tiếng sáo - Mẫu 4

Giá trị đích thực của một tác phẩm văn học thường được xem xét trên cả hai phương diện, nội dung và nghệ thuật. Dấu ấn của một nhà văn trong tác phẩm được thể hiện trong suốt quá trình sáng tạo để chuyển tải nội dung - tư tưởng thành những hình tượng nghệ thuật sống động, để lại những “ám ảnh” nghệ thuật sâu sắc trong lòng người đọc. Một trong những yếu tố góp phần làm nên điều đó chính là việc xây dựng nên những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài có thể xem tiếng sáo gọi bạn tình là chi tiết như vậy.

Mở bài phân tích ý nghĩa tiếng sáo - Mẫu 5

Sau những dòng hiện thực, trĩu nặng lòng trắc ẩn trước kiếp người nô lệ, nhà văn Tô Hoài chuyên ngọn bút bằng câu văn lãng mạn, mộng mơ ấy để mở đầu những phút trỗi dậy của sức sống tuổi trẻ trong tâm hồn cô Mị - nhân vật chính trong truyện “ Vợ chồng A Phủ”. Từ đó, biết bao câu chữ, bao chi tiết, hình ảnh thẩm mỹ cứ nối nhau tuôn chảy, cứ gọi nhau ngân vang. Trong những hình ảnh, chi tiết ấy, có lẽ nhà văn dụng công nhiều nhất khi miêu tả hình ảnh “tiếng sáo đêm xuân”. Chỉ đọc hơn hai trang truyện, tôi đã đếm được mười ba lần Tô Hoài nói đến tiếng sáo. Trong đó, có sáu lần tiếng sáo được đặc tả với những sắc độ âm thanh, những ngữ nghĩa và hiệu quả thẩm mỹ thật là sống động, phong phú.

Mở bài phân tích ý nghĩa tiếng sáo - Mẫu 6

Lép Tôn- Xtôi đã từng nói rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn" chi tiết nghệ thuật là những mắt xích rất nhỏ trong tác phẩm nhưng có tác động lớn đến diễn biến tâm lí, số phận nhân vật thúc đẩy cốt truyện phát triển. Nhà văn Tô Hoài với biệt tài xây dựng chi tiết nghệ thuật âm thanh tiếng sáo đã tạo nên điểm nhấn, dấu ấn khó quên của tác phẩm.

Mở bài phân tích hình ảnh nắm lá ngón trong Vợ chồng A Phủ

Mở bài phân tích hình ảnh nắm lá ngón - Mẫu 1

Tô Hoài là một trong những nhà văn ưu tú của văn đàn Việt Nam. Có lẽ do sự trải nghiệm và dồi dào vốn sống mà ông có thể viết nên những trang văn hay dù chỉ mới học hết bậc tiểu học. Nhưng tác phẩm của ông thường là truyện ngắn và bút kí viết về thiên nhiên và đời sống thôn quê. Năm 1952, trong chuyến đi dài tám tháng sống cùng đồng bào Tây Bắc, Tô Hoài đã cho ra tập truyện “Tây Bắc”, đặc sắc với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” để rồi từ đó, hình tượng “lá ngón”trở thành một trong những chi tiết nghệ thuật đặc trưng, mang nhiều tầng ý nghĩa và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng độc giả Việt Nam.

Mở bài phân tích hình ảnh nắm lá ngón - Mẫu 2

Nhắc đến đến những tác phẩm như Dế Mèn phiêu lưu ký, hẳn trong chúng ta không ai không nghĩ ngay tới một cây bút tài ba, lão làng trong nghề văn ấy là Tô Hoài. Ai yêu Tô Hoài cũng biết, ông dành nhiều tình cảm cho con người lắm, vì thế mỗi trang văn của ông luôn thấm đượm một trái tim nhân hậu, một hơi thở nồng nàn của những bài học, ý nghĩa cuộc sống. Và chắc hẳn, ta không thể không nhớ tới câu truyện ngắn trên Tây Bắc ấy là vợ chồng A Phủ. Tô Hoài đã dành ngòi bút của mình để nảy lên những tiếng kêu nhân đạo nhất, và đặc tả điều đó, ta còn ấn tượng mãi với hình tượng nắm lá ngón trong câu truyện.

Mở bài phân tích hình ảnh nắm lá ngón - Mẫu 3

Là một trong những nhà văn ưu tú của văn đàn Việt Nam, vốn hiểu biết sâu và rộng, sự tinh tế trong quan sát, trải nghiệm cùng cách thể hiện độc đáo, nhà văn Tô Hoài đã dành được nhiều tình cảm của bạn đọc bao thế hệ. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn đặc sắc nhà văn viết năm 1953 được rất nhiều người đọc quan tâm và yêu mến. Chi tiết nắm lá ngón trong tác phẩm được xem như một chi tiết nghệ thuật ấn tượng khẳng định giá trị tác phẩm và vị thế nhà văn.

Mở bài phân tích chất thơ trong truyện Vợ chồng A Phủ

Mở bài phân tích chất thơ - Mẫu 1

“Mỗi người nghệ sĩ có một cái tạng riêng, một tố chất tâm hồn riêng tạo nên một thứ nam châm hút lấy những cái gì phù hợp” (Nguyễn Đăng Mạnh). Có lẽ vì vậy mà mỗi khi đọc những tác phẩm của Nam Cao, như “Chí Phèo” chẳng hạn, tôi lại cảm, lại thấm thía cái nỗi đau tột cùng của người nông dân trong xã hội cũ. Cũng có những khi cuộc sống xô bồ, tôi lại tìm đến với Thạch Lam, mượn chiếc chìa khóa để bước vào cánh cổng của miền thần tiên, cổ tích, cảm nhận tâm hồn mình lắng lại “dưới bóng hoàng lan”. Nhưng không hiểu sao, tôi vẫn thích nhất cái cảm giác mỗi khi đọc những “trang thơ” rất thơ của Tô Hoài - “Vợ chồng A Phủ”.

Mở bài phân tích chất thơ - Mẫu 2

Tô Hoài là cây bút nổi tiếng ở thể loại truyện ngắn của văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là nhà văn của núi rừng Tây Bắc. Nhắc đến truyện ngắn của ông không thể không nhắc đến tác phẩm "Vợ chồng A Phủ". Trong thiên truyện ngày, người đọc không chỉ ấn tượng bởi những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn dễ dàng rung động trước chất thơ thấm đượm qua từng câu chữ.

Mở bài phân tích chất thơ - Mẫu 3

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã ngót 80 năm cầm bút. Ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ bao gồm hơn 200 đầu sách, hàng nghìn bài báo với nhiều thể loại phong phú, đa dạng. Mỗi người yêu văn Tô Hoài từ trong tiềm thức của mình, nhắc đến Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí”. Sau Cách mạng, ông lại nổi lên với tập “truyện Tây Bắc” với ba truyện tiêu biểu đó là “Vợ chồng A Phủ”, “Cứu đất cứu Mường” và “Mường Giơn giải phóng”. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là linh hồn của cả tập truyện.

Mở bài phân tích hành động Mị chạy theo A Phủ

Mở bài phân tích hành động Mị chạy theo A Phủ - Mẫu 1

Trong các tác giả văn học Việt Nam, Tô Hoài được nhớ tới như một bậc thầy lão luyện, kho tàng văn học ông để lại đã gắn bó với bao lớp thế hệ, từ dế mèn phiêu lưu kí, đế vợ chồng A Phủ. Nói đến truyện ngắn vợ chồng A Phủ, ta không thể không nghĩ ngay đến nhân vật Mị. Cô gái đã thắp sáng lên ngọn lửa hi vọng cho mọi cô gái chịu áp bức ở Tây Bắc nước ta thời bấy giờ.

Mở bài phân tích hành động Mị chạy theo A Phủ - Mẫu 2

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm được trích từ tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tập truyện đã được tặng giải Nhất, giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945 – 1955. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn hay viết về một sự đổi đời kì diệu. Xoay quanh hai nhân vật chính là Mị và A Phủ, Tô Hoài đã khắc họa hai chặng đường hoàn toàn đối lập. Chặng đường đầu tiên là những ngày ở Hồng Ngài, Mị và Phủ - hai con người xinh tươi, giỏi giang phải cam cảnh nô lệ ê chề. Chặng đường thứ hai là ở Phiềng Sa, Mị và A Phủ đã vùng lên từ bóng đêm của cường quyền, thần quyền để đến với ánh sáng của tự do. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến giữa hai chặng đường chính là hành động Mị cắt dây cởi trói và chạy theo A Phủ.

Mở bài phân tích hành động Mị chạy theo A Phủ - Mẫu 3

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một trong những tác phẩm nổi bật của nền văn học hiện thực nước ta những năm kháng chiến chống Pháp, khi viết về đề tài người phụ nữ dân tộc miền núi và số phận bất hạnh của họ, cũng như những vẻ đẹp tâm hồn tiềm tàng đáng quý, đáng trân trọng. Có thể thấy rõ rằng văn của Tô Hoài không nhằm mục đích chính là phản ánh hiện thực mà chủ yếu là để ca ngợi những vẻ đẹp của con người ở tầng lớp tận cùng đáy của xã hội, chịu sự áp bức của cường quyền và thần quyền phong kiến. Thế nên nhân vật của ông luôn có những sự chuyển biến cảm xúc, tâm trạng tinh tế, cùng những bước ngoặt rất "đắt" thể hiện sự vùng lên mạnh mẽ để tự giải thoát bản thân khỏi số phận đớn đau, mà có lẽ ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là cảnh Mị chạy theo A Phủ trốn khỏi nhà thống lý Pá Tra.

Mở bài so sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và Chí Phèo

Mở bài mẫu 1

Tô Hoài và Nam Cao được xem là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Hai ông có đặc điểm chung là ưa thích viết về những người nông dân chịu thương chịu khó bị áp bức bọc lột. Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác hình ảnh người nông dân ở làng Đại Hoàng – quê hương nhà văn tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Thì Tô Hoài lại tìm đến những người nông dân chịu thương chịu khó ở vùng núi Tây Bắc xa xôi tiêu biểu là nhân vật Mị. Hai nhân vật khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự hồi sinh thức tỉnh sau những ngày tháng dài sống trong tăm tối.

Mở bài mẫu 2

Nam Cao và Tô Hoài là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu như Nam Cao đi vào khai thác đề tài người nông dân ở làng Đại Hoàng – quê hương của nhà văn, thì Tô Hoài lại rất thành công trong việc tìm đến người lao động miền núi Tây Bắc xa xôi để xây dựng nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đọc Chí Phèo của Nam Cao và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hẳn bạn đọc không thể quên được hai nhân vật Chí Phèo và Mị, nhất là sự hồi sinh nhân tính của họ.

Mở bài mẫu 3

Nam Cao và Tô Hoài là hai gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, hai nhà văn đều dùng ngòi bút của mình hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo khổ. Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác về bi kịch bị tha hóa của con người thông qua nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên thì Tô Hoài lại tìm đến những người nông dân nghèo khổ, bị chà đạp về thể xác và tinh thần tại vùng núi Tây Bắc, điển hình có thể kể đến là Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Ông sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).

- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.

- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…

- Năm 1996, Tô Hoài được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
  • O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
  • Cỏ dại (hồi ký, 1944)
  • Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
  • Tự truyện (1978)
  • Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
  • Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
  • Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
  • Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...

2. Tác phẩm

1. Xuất xứ

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của nhà văn Tô Hoài.

2. Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài tám tháng, nhà văn đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc” với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu căn cứ du kích trên các núi cao đến các bản làng mới giải phóng. Chuyến đi đã giúp Tô Hoài hiểu hơn về cuộc sống và con người miền núi. Truyện là thành quả sau chuyến đi thực tế đó.

3. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “bị đánh vỡ đầu”): Cuộc sống và diễn biến tâm trạng của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra

- Phần 2 (tiếp đó đến “đánh nhau ở Hồng Ngài”): Hoàn cảnh của A Phủ và cuộc xử kiện ở nhà thống lí Pá Tra

- Phần 3 (còn lại): Mị cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài

4. Tóm tắt

Mị là người con dâu gạt nợ nhà thống lí, tại đây Mị phải làm việc không kể ngày đêm, Mị dần trở. Trong những ngày Tết, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo gọi bạn vọng lại, Mị bồi hồi nhớ về ngày xưa, Mị nhận ra mình còn trẻ, Mị muốn được đi chơi nhưng A Sử bắt Mị phải ở nhà. A Phủ là người làm nhà thống lí, vì làm mất một con bò mà bị phạt đánh, phạt trói giữa sân. Bị bỏ đói suốt nhiều ngày, A Phủ tuyệt vọng khi thấy mình cận kề với cái chết. Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị thấy thương cho A Phủ, thương cho mình nên đã có quyết định táo bạo: cắt dây giải thoát cho A Phủ, sau đó cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí.

5. Phương thức biểu đạt: Tự sự

6. Thể loại: Truyện ngắn

7. Ngôi kể: Ngôi thứ 3

8. Giá trị nội dung

- Giá trị hiện thực

+ Chế độ thực dân phong kiến với những hủ tục, thần tục lạc hậu và cường quyền có sức mạnh tuyệt đối chi phối cuộc đời, số phận của con người nơi này

+ Số phận khổ đau, bất hạnh của những người lao động nghèo khổ như Mị, như A Phủ được xây dựng, khắc họa rõ nét

- Giá trị nhân đạo

+ Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ

+ Niềm cảm thông, đau xót của Tô Hoài khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man

+ Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất. Mị dù "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" nhưng vẫn muốn được đi chơi trong đêm tình mùa xuân, vẫn khao khát có hạnh phúc gia đình, khao khát được giải phóng khỏi ngục thất cuộc đời mình. Còn A Phủ, dù bị bắt làm nô lệ cho nhà Thống lí nhưng vẫn không hề đánh mất đi sự tự do vốn có của mình. A Phủ vẫn sống một cách phóng khoáng, yêu đời và khao khát sống một cách mãnh liệt.

+ Con đường giải thoát cho nhân vật mà Tô Hoài đưa ra trong tác phẩm chính là đi theo cách mạng mà trong đoạn kết của câu chuyện, A Phủ và Mị đã trốn tới Phiềng Sa và đi theo ánh sáng của cách mạng để giải thoát cho cuộc đời tăm tối của họ

9. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.

- Ngòi bút tả cảnh đặc sắc mang đậm màu sắc, dấu ấn của vùng núi Tây Bắc: Cảnh sắc thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, cảnh xử kiện,...

- Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng dầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm

- Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ

Tài liệu có 22 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống