Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Các phép tính với số thập phân sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Các phép tính với số thập phân
Phần 1. Trắc nghiệm Các phép tính với số thập phân
Câu 1:
Điền số thích hợp vào ô trống
Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:
- Chất béo: 0,3 g
- Kali: 0,42 g.
Trong quả chuối đó, khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là .... g
Trả lời:
Khối lượng kali nhiều hơn khối lượng chất béo là: 0,42 − 0,3 = 0,12 (g)
Câu 2: Tính một cách hợp lí: 89,45 + (−3,28) + 0,55 + (−6,72) ta được kết quả bằng
A.80
B.−80
C.100
D.−100
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Bạn Nam cao 1,57 m, bạn Linh cao 1,53 m, bạn Loan cao 1,49 m.hiểu
Trong ba bạn đó, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
A. Bạn Nam cao nhất, bạn Loan thấp nhất
B. Bạn Linh cao nhất, bạn Loan thấp nhất
C. Bạn Nam cao nhất, bạn Linh thấp nhất
D. Bạn Loan cao nhất, bạn Nam thấp nhất
Trả lời:
Ta thấy:1,57 > 1,53 > 1,49
=> Bạn Nam cao nhất, bạn Loan thấp nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Bạn Nam cao 1,57 m, bạn Linh cao 1,53 m, bạn Loan cao 1,49 m.hiểu
Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là bao nhiêu mét?
A.0,18m
B.0,08m
C.0,04m
D.0,14m
Trả lời:
Chiều cao của bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất là: 1,57 - 1,49 = 0,08 (m)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Bác Đồng của ba thanh gỗ: thanh thứ nhất dài 1,85 m, thanh thứ hai dài hơn thanh thứ nhất 10 cm. Độ dài thanh gỗ thứ ba ngắn hơn tổng độ dài hai thanh gỗ đầu tiên là 1,35 m. Thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa dài bao nhiêu mét?
A.1,95m
B.3,8m
C.2,48m
D. 2,38m
Trả lời:
Đổi 10cm=0,1m
Chiều dài thanh gỗ thứ hai là: 1,85 + 0,1 = 1,951,8 (m)
Tổng chiều dài hai thanh gỗ đầu tiên là: 1,85 + 1,95 = 3,8 (m)
Chiều dài thanh gỗ thứ ba là: 3,8 − 1,35 = 2,48 (m)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Giá trị của là:
A.
B. 0
C.
D. 1
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Điền số thích hợp vào ô trống
Thực hiện phép tính sau: 12,3 + 5,67 ta được kết quả là.....
Trả lời:
12,3 + 5,67 = 17,97
Câu 8:
Điền số thích hợp vào ô trống
Kết quả của phép tính (−12,3) + (−5,67) là ......
Trả lời:
(−12,3) + (−5,67) = −17,97
Câu 9:
Điền số thích hợp vào ô trống
Thực hiện phép tính −5,5 + 90,67 ta được kết quả là:
Trả lời:
Câu 10:
Điền số thích hợp vào ô trống
Kết quả của phép trừ 0,008 − 3,9999 là:.....
Trả lời:
Câu 11: Tính chu vi của hình tam giác sau:
A.7,85(cm)
B.7,95(cm2)
C.7,55(cm2)
D.7,95(cm)
Trả lời:
Chu vi hình tam giác là: 2,4 + 3,75 + 3,6 = 7,95 (cm).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Thực hiện phép tính: (−4,5) + 3,6 + 4,5 + (−3,6) ta được kết quả là:
A.0
B.1
C.2
D.3
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Thực hiện các phép tính sau: (−45,5) . 0,4 ta được kết quả là:
A.18,2
B.−18,2
C.−182
D. 1,82
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Thực hiện các phép tính sau: −0,18 . (−1,5) ta được kết quả là:
A.−0,27
B.−2,7
C.0,27
D.2,7
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Thực hiện các phép tính sau: 0,15 . 4,4 ta được kết quả là:
A.6,6
B.0,66
C.6,60
D.0,066
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Tính diện tích S của một hình tròn có bán kính R = 10cm theo công thức
S = πR2 với π = 3,142
A.31,4cm2
B.314cm2
C.64,8cm2
D.314cm2
Trả lời:
Diện tích hình tròn là:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:
Điền số thích hợp vào chỗ trống
Thực hiện phép tính: 3,176 − (2,104 + 1,18) ta được kết quả là.....
Trả lời:
Câu 18:
Điền vào chỗ trống
Diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 31,21 cm và chiều rộng 22,52 cm là .... cm2
Trả lời:
Diện tích của hình chữ nhật đó là:
(cm2)
Câu 19:
Khối lượng vitamin C trung bình trong một quả ớt chuông là 0,135 g, còn trong một quả cam là 0,045 g. Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp bao nhiêu lần trong quả cam?
A.2 lần
B.3 lần
C.4 lần
D.5 lần
Trả lời:
Khối lượng vitamin C trong quả ớt chuông gấp số lần trong quả cam là:
0,135 : 0,045 = 3 ( lần)
Đáp số: 3 lần.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Tính chu vi của một hình tròn có bán kính R = 1,25 m theo công thức
C = 2πR với π = 3,142.
A.7,855 m2
B.7,855 m
C.7,585 m2
D.7,558 m2
Trả lời:
Chu vi của hình tròn đó là:
C = 2πR = 2 . 3,142 . 1,25 = 7,855 (m2)
Đáp số: 7,855 m2
Đáp án cần chọn là: A
Phần 2. Lý thuyết Các phép tính với số thập phân
1. Cộng, trừ hai số thập phân
Để thực hiện các phép tính cộng và trừ các số thập phân, ta áp dụng các quy tắc về dấu như khi thực hiện các phép tính cộng và trừ các số nguyên.
- Muốn cộng hai số thập phân âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
- Muốn cộng hai số thập phân trái dấu, ta làm như sau:
• Nếu số dương lớn hơn hay bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
• Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả.
- Muốn trừ số thập phân a cho số thập phân b, ta cộng a với số đối của b.
Nhận xét:
- Tổng của hai số thập phân cùng dấu luôn cùng dấu với hai số thập phân đó.
- Khi cộng hai số thập phân trái dấu:
• Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.
• Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.
Ví dụ 1. Thực hiện phép tính:
a) (−16,25) + (−25,11);
b) 45,5 − 63,25;
c) 25,75 – (−17,48).
Lời giải:
a) (−16,25) + (−25,11) = −(16,25 + 25,11) = −41,36;
b) 45,5 − 63,25 = 45,5 + (− 63,25) = − (63,25 − 45,5) = −17,75;
c) 25,75 − (−17,48) = 25,75 +17,48 = 43,23.
2. Nhân, chia hai số thập phân dương
Muốn nhân hai số thập phân dương có nhiều chữ số thập phân, ta làm như sau:
- Bỏ dấu phẩy rồi nhân như nhân hai số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số từ phải sang trái.
Ví dụ 2. Để nhân hai số thập phân 21,44 . 14,5
Ta nhân hai số nguyên 2 144 . 145 = 310 880.
Do phần thập phân của hai thừa số có tất cả 3 chữ số nên ta dung dấu phẩy tách ở tích ra 3 chữ số từ phải sang trái và có kết quả là:
21,44 . 14,5 = 310,880.
Muốn chia hai số thập phân dương có nhiều chữ số thập phân, ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
Chú ý: Khi chuyển dấu phẩy ở số bị chia snag phải mà không đủ chữ số, ta thấy thiếu bao nhiêu chữ số thì thêm vào đó bấy nhiêu chữ số 0.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia số thập phân cho số tự nhiên.
Ví dụ 3. Thực hiện phép tính: 3,25 : 1,25.
Lời giải:
Phép tính 3,25 : 1,25 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Phần thập phân của số chia và số bị chia đều có 2 chữ số.
- Bỏ dấu thập phân ở số bị chia và số chia ta đươc số bị chia và số chia mới là 325 và 125.
- Ta thực hiện phép chia: 325 : 125 = 2,6.
Vậy 3,25 : 1,25 = 325 : 125 = 2,6.
3. Nhân, chia hai số thập phân có dấu bất kì
Để thực hiện các phép tính nhân và chia số thập phân, ta áp dụng các quy tắc về dấu như đối với số nguyên để đưa về bài toán nhân hoặc chia hai số thập phân dương với lưu ý sau:
- Tích và thương của hai số thập phân cùng dấu luôn là một số dương.
- Tích và thương của hai số thập phân khác dấu luôn là một số âm.
- Khi nhân hoặc chia hai số thập phân cùng âm, ta nhân hoặc chia hai số đối của chúng.
- Khi nhân hoặc chia hai số thập phân khác dấu, ta chỉ thực hiện phép nhân hoặc phép chia giữa số dương và số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả nhận được.
Ví dụ 4. Thực hiện các phép tính sau:
a) 45,23 . (−12,5);
b) (−74,175) : (−3,45).
Lời giải:
a) Phép tính 45,23 . (−12,5) là phép nhân hai số thập phân khác dấu.
Ta lấy số thập phân dương là 45,23 nhân với số đối của số thập phân âm là 12,5 rồi thêm dấu trừ trước kết quả, ta được:
45,23 . (−12,5) = −(45,23 . 12,5) = −565,375.
Vậy 45,23 . (−12,5) = −565,375.
b) Phép tính (−74,175) : (−3,45) là phép chia hai số thập phân cùng âm, ta chia hai số đối của chúng, ta được:
(−74,175) : (−3,45) = 74,175 : 3,45 = 21,5.
Vậy (−74,175) : (−3,45) = 21,5.
4. Tính chất của các phép tính với số thập phân
Phép tính với số thập phân âm có đầy đủ các tính chất giống như các phép tính với số nguyên và phân số:
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân.
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Ví dụ 5.
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
31,35 + 78,12 = 78,12 + 31,35;
(28,34 + 22,45) + 224,4 = 28,34 + (22,45 + 224,4).
- Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân.
(−45,6) . 4,5 = 4,5 . (−45,6);
[(−45,6) . 4,5] . (−21,15) = (−45,6) . [4,5 . (−21,15)].
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
0,25 . (1,25 + 3,4) = 0,25 . 1,25 + 0,25 . 3,4.
Quy tắc dấu ngoặc:
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu (+) đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên; khi bỏ dấu ngoặc có dấu (−) đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc.
- Khi đưa nhiều số hạng vào trong dấu ngoặc và để dấu (−) đứng trước thì ta phải đổi dấu của tất cả các số hạng đó.
Ví dụ 6. Tính bằng cách hợp lí: 43,46 + (−4,5) + (−3,46).
Lời giải:
3,46 + (−4,5 + 1,54) − (22 + 3,46)
= 3,46 − 4,5 + 1,54 − 22 − 3,46
= (3,46 − 3,46) + (3,46 + 1,54) − 4,5
= 0 + 5 − 4,5 = 0,5.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Số thập phân
Trắc nghiệm Bài 2: Các phép tính với số thập phân
Trắc nghiệm Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Trắc nghiệm Bài 4: Tỉ số và tỉ số phần trăm
Trắc nghiệm Bài 5: Bài toán về tỉ số phần trăm