11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024 – Toán 6

Tải xuống 8 2.3 K 19

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 1: Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 1: Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều

Phần 1. Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều

Câu 1.

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 2)

Cho hình lục giác đều MNPQRH, phát biểu nào sai?

A. 6 đỉnh là M, N, P, Q, R, H

B. 6 cạnh là MN, NP, PQ, MQ, QR, HM

C. 3 đường chéo chính là MQ, HP, RN.

D. 3 đường chéo chính cắt nhau tại 1 điểm.

Trả lời:

Đáp án B sai do MQ là đường chéo chính, sửa lại:

6 cạnh là MN, NP, PQ, HR, QR, HM

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2. Chọn phát biểu sai:

A. Tam giác đều có ba cạnh

B. Ba cạnh của tam giác đều bằng nhau

C. Bốn góc của tam giác đều bằng nhau

D. Tam giác đều có ba đỉnh

Trả lời:

Trong tam giác đều ba góc bằng nhau  =>  Đáp án C sai.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3. Cho tam giác đều MNP có MN = 5cm, khẳng định nào sau đây đúng?

A. NP = 3cm

B. MP = 4cm

C. NP = 6cm

D. MP = 5cm

Trả lời:

Trong tam giác đều ba cạnh bằng nhau mà MN = 5cm nên ta có: MN = NP = MP = 5cm

=> Chọn D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4. Hình dưới đây có mấy hình tam giác?

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 3)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Trả lời:

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 4)

Hình trên có 2 hình tam giác nhỏ là: 1, 2 và 1 hình tam giác lớn ghép từ hai hình trên

=> Có tất cả 3 hình tam giác

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5. Cho hình vuông MNPQ, khẳng định nào sau đây sai?

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 5)

A. MN = PQ

B. MQ = QP

C. MN = NP

D. MN = MP

Trả lời:

Hình vuông MNPQ có: MN = NP = PQ = MQ

=> Đáp án A, B, C đúng.

Đáp án D sai do MN là cạnh của hình vuông, MP là đường chéo nên MN = MP là sai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6.

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 7)

Cho hình vuông MNPQ, khẳng định nào sau đây đúng?

A. MN và PQ song song

B. MN và NP song song

C. MQ và PQ song song

D. MN và MQ song song

Trả lời:

Trong hình vuông MNPQ có hai cặp cạnh đối song song với nhau là:

+ MN và PQ.

+ MQ và NP

=> Đáp án A đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7. Chọn phát biểu sai?

A. Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau

B. Hình vuông có bốn cặp cạnh đối song song

C. Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau

D. Hình vuông có bốn góc bằng nhau

Trả lời:

Hình vuông có hai cặp cạnh đối song song => Đáp án B sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hình lục giác đều có 6 đỉnh

B. Hình lục giác đều có 6 cạnh

C. Hình lục giác đều có 6 đường chéo chính

D. Hình lục giác đều có 6 góc

Trả lời:

Các đáp án A, B, D đúng.

Hình lục giác đều có 3 đường chéo chính => Đáp án C sai.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9.

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 8)

Cho hình lục giác đều MNPQRH, phát biểu nào sai?

A. MQ = NR

B. MH = RQ

C. MN = HR

D. MH = MQ

Trả lời:

Hình lục giác đều MNPQRH có 3 đường chéo chính bằng nhau nên: MQ = NR

=> A đúng

Hình lục giác đều MNPQRH có 6 cạnh bằng nhau nên MH = RQ và MN = HR

=> B, C đúng.

Do MH là cạnh, MQ là đường chéo chính nên hai đoạn này không bằng nhau

=> D sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10. Cho hình lục giác đều MNPQRH, có bao nhiêu tam giác đều được tạo thành từ các đường chéo chính có cạnh bằng cạnh của lục giác đều

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 9)

A. 8

B. 2

C. 4

D. 6

Trả lời:

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 10)

Ta đánh số như hình trên

Nhận thấy có các hình tam giác đều là: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Vậy có 6 tam giác đều.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11. Hình dưới đây có tất cả bao nhiêu hình vuông?

11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 11)

A. 9

B. 14

C. 10

D. 13

Trả lời:

 11 câu Trắc nghiệm Hình vuông – Tam giác đều – Lục giác đều (Chân trời sáng tạo) có đáp án – Toán 6 (ảnh 12)

Ta đánh số như hình trên:

+ 9 hình vuông nhỏ là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

+ 4 hình vuông được gép từ bốn hình vuông nhỏ là: 1245, 2356, 4578, 5689.

+ 1 hình vuông lớn được ghép từ 9 hình vuông nhỏ.

Vậy có tất cả 9+4+1=149+4+1=14 hình vuông.

Đáp án cần chọn là: B

Phần 2. Lý thuyết Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều

1. Hình vuông

Hình vuông có:

+ Bốn đỉnh.

+ Bốn cạnh bằng nhau.

+ Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.

+ Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.

Ví dụ:

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Hình vuông ABCD có:

- Bốn đỉnh A, B, C, D.

- Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA.

- Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D là góc vuông.

- Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD.

Cách vẽ hình vuông

Vẽ bằng ê ke hình vuông ABCD, biết độ dài cạnh bằng a (cm).

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = a (cm).

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = a (cm).

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = a (cm).

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Tam giác đều

Tam giác đều có:

+ Ba đỉnh.

+ Ba cạnh bằng nhau.

+ Ba góc ở ba đỉnh bằng nhau.

Ví dụ:

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Tam giác đều ABC có:

- Ba đỉnh A, B, C.

- Ba cạnh bằng nhau: AB = BC = CA.

- Ba góc đỉnh A, B, C bằng nhau.

Cách vẽ tam giác đều

Cách vẽ tam giác đều cạnh a (cm) bằng thước và compa:

Bước 1: Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = a (cm).

Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.

Bước 3: Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.

Bước 4: Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AC và BC.

Ta được tam giác ABC đều cạnh a (như hình vẽ).

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Lục giác đều

Hình lục giác đều có sáu đỉnh, sáu cạnh bằng nhau, sáu góc ở các đỉnh bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau.

Ví dụ:

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lục giác đều ABCDEF có:

Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F.

Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EF.

Sáu góc đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

Ba đường chéo chính bằng nhau AD = BE = CF.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên

Trắc nghiệm Bài 1: Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều

Trắc nghiệm Bài 2: Hình chữ nhật, Hình thoi, Hình bình hành, Hình thang cân

Trắc nghiệm Bài 3: Chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn

Trắc nghiệm Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống