18 câu Trắc nghiệm Thứ tự thực hiện các phép tính (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2023 – Toán 6

Tải xuống 13 1.8 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính

Phần 1. Trắc nghiệm Thứ tự thực hiện các phép tính

Dạng 1.Thứ tự thực hiện các phép tính 

Câu 1. Giá trị của biểu thức 2[(195 + 35:7):8 + 195] − 400 bằng

A. 140

B. 60  

C. 80 

D. 40

Trả lời:

Ta có 

2[(195 + 35:7):8 + 195] − 400

= 2[(195 + 5):8 + 195] − 400

= 2[200:8 + 195] − 400

= 2(25 + 195) − 400

= 2.220 − 400

= 440 − 400

= 40

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2. Kết quả của phép tính  34.6 − [131 − (15 − 9)2]  là

A. 319

B. 931  

C. 193

D. 391

Trả lời:

Ta có 

34.6 − [131 − (15 − 9)2]

= 34.6 − (131 − 62)

= 81.6 − (131− 36)

= 486 − 95

= 391.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3. Tìm x thỏa mãn 165 − (35:x + 3).19 = 13

A. x = 7

B. x = 8 

C. x = 9  

D. x = 10

Trả lời:

165 − (35:x + 3).19 = 13

(35:x + 3).19 = 165 −13

(35:x + 3).19 = 152

35:x + 3 = 152:19

35:x + 3 = 8

35:x = 8 − 3

35:x = 5

x = 35:5

x = 7.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4. Tính  3.(23.4 − 6.5)

A. 6

B. 3

C. 2

D. 1

Trả lời:

3.(23.4 − 6.5)

= 3.(8.4 − 6.5)

= 3.(32 − 30)

= 3.2 = 6

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5. Số tự nhiên x cho bởi : 5(x + 15) =53 . Giá trị của x là:

A. 9 

B. 10

C. 11

D. 12

Trả lời:

5(x +15) = 53

5(x +15) = 125

x +15 = 125:5
x+15 = 25

x = 25 − 15

x = 10.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6. Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức không có dấu ngoặc?

A. Cộng và trừ → Nhân và chia →Lũy thừa  

B. Nhân và chia→Lũy thừa→ Cộng và trừ

C. Lũy thừa→ Nhân và chia → Cộng và trừ 

D. Cả ba đáp án A,B,C đều đúng

Trả lời:

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc thì thứ tự thực hiện phép tính đúng là :

Lũy thừa→ Nhân và chia → Cộng và trừ  

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7. Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức có dấu ngoặc?

A. []→()→{}

B. ()→[]→{}

C. {}→[]→()

D. []→{}→()

Trả lời:

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : ()→[]→{}

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8. Tính: 1 + 12.3.5

A. 181

B. 195

C. 180

D. 15

Trả lời:

1+12.3.5 = 1+(12.3).5 = 1+36.5 = 1+180 = 181

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9. Kết quả của phép toán  2− 50:25 + 13.7 là

A. 100 

B. 95 

C. 105 

D. 80 

Trả lời:

Ta có 

2− 50:25 + 13.7  = 16 – 2 + 91

= 14 + 91

= 105

Đáp án cần chọn là: C

Dạng 2.Các dạng toán về thứ tự thực hiện các phép tính

Câu 1. Giá trị của x thỏa mãn  65 − 4x+2 = 20200 là

A. 2

B. 4

C. 3 

D. 1

Trả lời:

Ta có 

65 − 4x+2 = 20200

65 − 4x+2 = 1

4x+2 = 65 − 1

4x+2 = 64

4x+2 = 43

x + 2 = 3

x = 3 − 2

x = 1.

Vậy x = 1.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2. Cho A = 4.{32.[(5+ 23):11] − 26} + 2002 và 

B = 134 − {150:5 − [120:4 + 25 − (12 + 18)]}. Chọn câu đúng.

A. A = B

B. A = B + 1

C. A < B

D. A > B

Trả lời:

A = 4.{32.[(5+ 23):11] − 26} + 2002 

= 4.{32.[(25 + 8):11] − 26} + 2002

= 4.[32.(33:11) − 26] + 2002

= 4.(32.3 − 26) + 2002

= 4.(27 − 26) + 2002

= 4.1 + 2002

= 4 + 2002

=2006.

Và  B = 134 − {150:5 − [120:4 + 25 − (12 + 18)]}

= 134 − [150:5 − (120:4 + 25 − 30)]

= 134 − [150:5 − (30 + 25 − 30)]

= 134 − (150:5 − 25)

= 134 − (30 − 25)

= 134 − 5

= 129

Vậy A = 2006 và B = 129 nên A > B.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3. Tính nhanh: (2 + 4 + 6 +...+ 100)(36.333 − 108.111) ta được kết quả là

A. 0

B. 1002

C. 20  

D. 2

Trả lời:

(2 + 4 + 6+...+ 100)(36.333 − 108.111)

= (2 + 4 + 6+...+ 100)(36.3.111 − 36.3.111)

= (2 + 4 + 6 +...+1 00).0

= 0

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4. Trong một cuộc thi có 20 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ 3 điểm. Một học sinh đạt được 148 điểm. Hỏi bạn đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi?

A. 16

B. 15

C. 4 

D. 10

Trả lời:

Giả sử bạn học sinh đó trả lời đúng cả 20 câu thì tổng số điểm đạt được là:

10.20 = 200 (điểm)

Số điểm dư ra là 200 – 148 = 52 (điểm)

Thay mỗi câu trả lời sai thành câu trả lời đúng thì dư ra 10 + 3 = 13 (điểm)

Số câu trả lời sai là 52:13 = 4 (câu)

Số câu trả lời đúng 20 − 4 = 16 (câu)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5. Gọi x1 là giá trị thỏa mãn 5x-2  − 3= 2− (28.2− 210.22) và x2 là giá trị thỏa mãn  697:[(15.x + 364):x] = 17 . Tính x1,x2.

A. 14 

B. 56  

C. 4 

D. 46

Trả lời:

+) 5x-2  − 3= 2− (28.2− 210.22

5x-2 − 3= 2− (212 − 212)

5x-2 − 3= 2– 0 = 24

5x-2 – 9 = 16

5x-2 = 16 + 9

5x-2 = 25

5x-2 = 52

x – 2 = 2

x = 2 + 2

x = 4. 

+) 697:[(15.x + 364):x] = 17

(15x + 364):x = 697:17

(15x + 364):x = 41

15 + 364:x = 41

364:x = 41 − 15

364:x = 26

x = 364:26

x = 14

Vậy x1  =  4; x2  = 14 nên x1.x2  =  4.14 = 56.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6. Giá trị nào dưới đây của x thỏa mãn:  24.x − 32.x = 145 − 255:51?

A. 20  

B. 30 

C. 40 

D. 80

Trả lời:

Ta có

24.x − 32.x = 145 − 255:51

16.x − 9.x = 145 − 5

x(16 − 9) = 140

x.7 = 140 

x = 140:7

x = 20.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7. Câu nào dưới đây là đúng khi nói đến giá trị của 

A = 18.{420:6 + [150 − (68.2 − 23.5)]} ?

A. Kết quả  có chữ số tận cùng là 3

B. Kết quả là số lớn hơn 2000.

C. Kết quả là số lớn hơn 3000. 

D. Kết quả là số lẻ.

Trả lời:

Ta có 

A = 18.{420:6 + [150 − (68.2 − 23.5)]}

= 18.{420:6 + [150 − (68.2 − 8.5)]}

= 18.{420:6 + [150 − (136 − 40)]}

= 18.[420:6 + (150 − 96)]

= 18.(70 + 54)

= 18.124

= 2232.

Vậy A = 2232.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8. Thực hiện phép tính  (103+104+1252):53 một cách hợp lý ta được

A. 132 

B. 312

C. 213

D. 215

Trả lời:

Ta có 

(10+ 10+ 1252):53 

= 103:5+ 104:5+ 1252:53

=  (2.5)3:5+ (2.5)4:5+ (53)2:53

= 23.53:5+ 24.54:5+ 56:53

= 2+ 24.5 + 53

= 8+16.5 + 125

= 8 + 80 + 125

= 213.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9. Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn 240 − [23 + (13 + 24.3 − x)] = 132?

A. 3  

B. 2

C. 1 

D. 4

Trả lời:

Ta có 

240 − [23 + (13 + 24.3 − x)] = 132

23 + (13 + 72 − x) = 240 − 132

23 + (85 − x) = 108

85 – x = 108 − 23

85 – x = 85

x = 85 − 85

x = 0.

Có một giá trị x = 0 thỏa mãn đề bài.

Đáp án cần chọn là: C

Phần 2. Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính

1. Thứ tự thực hiện phép tính

Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

− Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

+ Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

− Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

+ Nếu biểu thức có các dấu ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

Ví dụ: Tính.

a) 32 . 14 – 51 . 6;

b) 12 . {423 + [28.15 – (8 + 18) + 125]}.

Hướng dẫn giải

a) 32 . 14 – 51 . 6

= 448 – 306

= 142.

b) 12 . {423 + [28 . 15 – (8 + 18) + 125]}

= 12 . {423 + [28 . 15 – 26 + 125]}

= 12 . {423 + [420 – 26 + 125]}

= 12 . {423 + [394 + 125]}

= 12 . {423 + 519}

= 12 . 942

= 11 304.

2. Sử dụng máy tính cầm tay

− Nút mở máy:Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 − Nút tắt máy:Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

− Các nút số từ 0 đến 9.

− Nút dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chia.

− Nút dấu “=” cho phép hiện ra kết quả trên màn hình số.

− Nút xóa (xóa số vừa đưa vào bị nhầm):Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

− Nút xóa toàn bộ phép tính (và kết quả) vừa thực hiện:Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1) 

− Nút dấu ngoặc trái và phải:Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

− Nút tính lũy thừa:Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ví dụ: Sử dụng máy tính cầm tay, tính:

43 + (6 – 4) × 3.

Hướng dẫn giải

Biểu thức

Nút ấn

Kết quả

Hiển thị trên màn hình

43 + (6 – 4) × 3

Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

70

Thứ tự thực hiện các phép tính | Lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được: 43 + (6 – 4) × 3 = 70.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Trắc nghiệm Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính

Trắc nghiệm Bài 6: Chia hết và chia có dư, Tính chất chia hết của một tổng

Trắc nghiệm Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

Trắc nghiệm Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống