Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về Điện Phân Dung Dịch Môn Hoá Học Lớp 12, tài liệu bao gồm 4 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LÝ THUYẾT
Kim loại từ Li → Al (Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al) không tham gia điện phân, và gốc axit có oxi (SO42-, NO3-…) không tham gia điện phân, khi đó nước sẽ tham gia điện phân
Catot (cực âm): chất oxi hóa, ion dương về, giải phóng H2, Anot (cực dương) : chất khử, ion âm về, giải phóng O2,
Chất khử: bị oxi hóa, sự oxi hóa, quá trình oxi hóa, nhường e, số oxi hóa tăng Chất oxi hóa: bị khử, sự khử, quá trình khử, nhận e, số oxi hóa giảm
Ví dụ 1: điên phân dung dịch NaCl
Ví dụ 2: điên phân dung dịch CuSO4
Ví dụ 3: điện phân dung dịch CuCl2
- Số mol chất thu được ở điện cực: số mol =
Trong đó:
I (A) là cường độ dòng điện; t (giây): thời gian điện phân;
F = 96500
n: số e trao đổi trong phản ứng ở điện cực (nếu kim loại: n là hóa trị của kim loại)
- Số mol e trao đổi ở điện cực =
Câu 1: Trong các quá trình điện phân các anion di chuyển về
A. catot, ở đây chúng bị oxi hoá.
B. cực dương và bị khử.
C. anot, ở đây chúng bị oxi hoá.
D. catot và ở đây chúng bị khử.
Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về
A. cực dương và bị oxi hoá.
B. cực dương và bị khử.
C. cực âm và bị oxi hoá.
D. cực âm và bị khử.
Câu 3: Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ thì
A. ion Cu2+ nhường electron ở anot.
B. ion Cu2+ nhận electron ở catot.
C. ion Cl– nhận electron ở anot.
D. ion Cl– nhường electron ở catot.
Câu 4: Điện phân dung dịch chứa các dung dịch muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là
A. Zn. B. Na.
C. Fe. D. Cu.
Câu 5: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ graphit, phản ứng nào sau đây xảy ra ở anot?
A. ion Cu2+ bị khử.
B. ion Cu2+ bị oxi hoá.
C. phân tử nước bị oxi hoá.
D. phân tử nước bị khử.
Câu 6: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ có màng ngăn
A. cation Na+ bị khử ở catot.
B. phân tử H2O bị khử ở catot.
C. ion Cl– bị khử ở anot.
D. phân tử H2O bị oxi hoá ở anot.
Câu 7: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: CaCl2, FeCl3, ZnCl2, CuCl2. Ion đầu tiên bị khử ở
catot là
A. Cl–. B. Fe3+.
C. Zn2+. D. Cu2+.
Câu 8: Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: CaCl2, FeCl3, ZnCl2, CuCl2. Kim loại thoát ra đầu tiên ở catot là
A. Ca. B. Fe.
C. Zn. D. Cu.
Câu 9: Khi điện phân một muối, nhận thấy pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên. Dung dịch muối đó là
A. CuSO4. B. KCl.
C. ZnCl2. D. AgNO3.
Câu 10: Điện phân 200 ml dung dịch M(NO3)n bằng điện cực trơ đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng điện phân. Để trung hoà dung dịch sau điện phân, phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu ngâm một thanh Zn có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch M(NO3)n khi phản ứng xong thấy khối lượng thanh Zn tăng thêm 30,2% so với ban đầu. Công thức của M(NO3)n là
A. Pb(NO3)2. B. AgNO3.
C. Cd(NO3)2. D. KNO3.
Câu 11: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (D = 1,25 g/ml) bằng điện cực trơ graphit thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5M. Nồng độ mol và nồng độ phần trăm của CuSO4 trước điện phân là
A. 2,75M và 32,5%.
B. 0,75M và 9,6%.
C. 0,75M và 9,0%.
D. 0,75M và 32,5%.
Câu 12: Điện phân dung dịch AgNO3 với cường độ dòng điện là 1,5A, thời gian 30 phút, khối lượng bạc thu được là
A. 6,0 gam. B. 3,02 gam.
C. 1,5 gam. D. 0,05 gam.
Câu 13: Điện phân bằng điện cực trơ dung dịch muối sunfat của kim loại hoá trị II với dòng điện có cường độ 6A. Sau 29 phút điện phân thấy khối lượng catot tăng 3,45 gam. Kim loại đó là
A. Zn. B. Cu.
C. Ni. D. Sn.
Câu 14: Điện phân 200 ml dung dịch KOH 2M (D = 1,1 g/cm3) với điện cực trơ. Khi catot thoát ra 2,24 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Biết rằng nước bay hơi không đáng kể. Dung dịch sau điện phân có nồng độ phần trăm là
A. 10,27%. B. 10,18%.
C. 10,9%. D. 38,09%.
Câu 15: Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ đến khi khối lượng giảm 8 gam thì dừng lại. Dẫn khí H2S dư vào dung dịch sau điện phân thấy có 4,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là
A. 0,875M. B. 0,65M.
C. 0,75M. D. 0,55M.
Câu 16: Điện phân một dung dịch có hoà tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ) trong thời gian 2 giờ với cường độ dòng điện là 5,1A. Dung dịch sau điện phân được trung hoà vừa đủ bởi V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,18. B. 0,5.
C. 0,7. D. 0,9.
Câu 17 – THPTQG 2018 - 201: Điện phân dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau t giây, thu được 7,68 gam kim loại ở catot, dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian 12352 giây thì tổng số mol khí thu được ở hai điện cực là 0,11 mol. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Số mol ion Cu2+ trong Y là
A. 0,01. B. 0,02.
C. 0,03. D. 0,04.
Câu 18– THPTQG 2018 - 202: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 4825 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 0,04 mol hỗn hợp khí ở anot. Biết Y tác dụng tối đa với 0,06 mol KOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì thu được 0,09 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 5790. B. 8685.
C. 9650. D. 6755.
Câu 19– THPTQG 2018 - 203: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau 9264 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và hỗn hợp khí ở anot có tỉ khối so với H2 bằng 25,75. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì thu được tổng số mol khí ở hai điện cực là 0,11 mol (số mol khí thoát ra ở điện cực này gấp 10 lần số mol khí thoát ra ở điện cực kia). Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m là
A. 30,54. B. 27,24.
C. 29,12. D. 32,88.
Câu 20– THPTQG 2018 - 204: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl (tỉ lệ mol tương ứng là
1 : 5) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau 1930 giây, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 24). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 2,715 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 3860. B. 5790.
C. 4825. D. 2895.