Tailieumoi.vn xin giới thiệu tài liệu đầy đủ, chi tiết. Giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 12 sắp tới.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Chương 7 có đáp án: Sắt và một số kim loại quan trọng
Trắc nghiệm Sắt (Fe) có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4
B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch CuCl2
Đáp án: D
Bài 2: Hoà tan hết cùng một lượng Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) và dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì các thế tích khí sinh ra lần lượt là V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện). Liên hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 = V2 B. V1 = 2V2 C. V2 = 1,5V1. D. V2 =3 V1
Đáp án: C
Bài 3: Hoà tan 10 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng vài NaOH dư, thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 11,2 gam chất rắn. Thể tích dung dịch KMnO4 0,1M cần phản ứng vừa đủ với dung dịch X là
A. 180 ml. B. 60 ml. C, 100 ml, D, 120 ml.
Đáp án: A
Bài 4: Cho 11,36 gam hồn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa 12,88 gam Fe. Số mol HNO3 có trong dung dịch ban đầu là
A. 0,88. B.0,64. C. 0,94. , D. 1,04.
Đáp án: C
Gọi số mol Fe là a, số mol O là b, ta được 56a+16b = 11,36 (1)
(Fe + O) → (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4) −+HNO3→ dd X (Fe3+,H+, NO2- + NO
Ta có: 3a = 2b + 0,18 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,16, b = 0,15
Dung dịch X hoà tan Fe theo 2 phản ứng:
Ta có: c + 0,08 = 0,23mol ⇒ c= 0,15 mol
2c/3=0,10 mol
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 bđ= nNO3- + nNO = 2nFe2+ + nNO(1) + nNO(2)
nHNO3 = 2.(0,15 + 0,24) + 0,06 + 0,10 = 0,94 mol
Bài 5: Để a gam bột Fe trong không khí một thời gian, thu được 9,6 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa, Lọc kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 12,0 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,75. B. 0,65. C. 0,55. D. 0,45.
Đáp án: C
(a gam Fe + O) → 9,6 gam X (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4)
−+HNO3→ dd Y (Fe3+,H+,NO33- )+NO)
Y + NaOH(dư) → Fe(OH)3 → Fe2O3 (12 gam)
mO = 9,6 – 8,4 = 1,2 gam
⇒ nFe = 0,15 mol; nO = 0,075 mol
nHNO3 pứ = 0,45 + 0,1 = 0,55 mol
Bài 6: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 10,8 và 4,48. B. 10,8 và 2,24. C. 17,8 và 4,48. D. 17,8 và 2,24.
Đáp án: D
nCu(NO3)2 = 0,8.0,2 = 0,16 mol
nH2SO4 = 0,8.0,25 = 0,2 mol
Do sau phản ứng còn dư hỗn hợp bột kim loại ⇒ Fe còn dư, Cu2+ hết, muối Fe2+
V = 0,1.22,4 – 2,24 lít
m – (0,15 + 0,16).56 + 0,16.64 = 0,6m
m = 17,8
Bài 7: Để m gam bột sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 3 gam hỗn hợp oxit X. Hoà tan hết 3 gam X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 X (mol/l), thu được 0,56 lít khí NO (đktc) duy nhất và dung dịch không chứa NH4 . Giá trị của X là
A. 0,27. B. 0,32. C. 0,24. D. 0,29.
Đáp án: B
Gọi số mol Fe là a, số mol O2 phản ứng là b
Ta có: 56a + 32b = 3 (1)
Bảo toàn e: 3a = 4b + 0,075
Từ (1) và (2) ta có: a= 0,045; b = 0,015
nHNO3 = nNO3- trong muối nitrat + nN(trong sản phẩm khử)
0,5x = 3. 0,045 + 0,025
x = 0,32 mol
Bài 8: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây ?
A. Fe + dung dịch AgNO3 dư B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2
C. FeO + dung dịch HNO3 D. FeS + dung dịch HNO3
Đáp án: B
Bài 9: Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe(III) ?
A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng
B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội
C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl
D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng
Đáp án: D
Bài 10: Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với Cl2 tạo ra muối Y. Phần hai cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Kim loại X có thề là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
Đáp án: D
Bài 11: Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hom 570 °C thì tạo ra H2 và sản phẩm rắn là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2.
Đáp án: A
Bài 12: Phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong không khí là
A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4. B. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
C. 2Fe + O2 → 2FeO. D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4.
Đáp án: A
Bài 13: Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II) ?
A. Cl2 B. dung dịch HNO3 loãng
C. dung dịch AgNO3 dư D. dung dịch HCl đặc
Đáp án: D
Bài 14: Dãy các phi kim nào sau đây khi lấy dư tác dụng với Fe thì chỉ oxi hoá Fe thành Fe(III)?
A. Cl2, O2, S B. Cl2, Br2, I2 C. Br2, Cl2, F2 D. O2, Cl2, Br2
Đáp án: C
Bài 15: Nung hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe và 0,2 mol S cho đến khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí B. Tỉ khối của B so với không khí là:
A. 0,8045 B. 0,7560 C. 0,7320 D. 0,9800
Đáp án: A
Bài 16: Cho 2,24 gam Fe tác dụng với oxi, thu được 3,04 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit. Để hoà tan hết X cần thể tích dung dịch HCl 2M là
A. 25 ml. B. 50 ml. C. 100 ml. D. 150 ml.
Đáp án: B
Áp dụng bảo toàn nguyên tố (mol nguyên tử)
Oxit + HCl → muối clorua + H2O
Trắc nghiệm Hợp chất của sắt có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sảm phẩm khử duy nhất). Liên hệ đúng giữa x và y là:
A. y = 17x B. x = 15y
C. x = 17y D. y = 15x
Đáp án: A
x mol CuFeS2 + HNO3 đặc, nóng → y mol NO2
Ta có các quá trình nhường, nhận electron:
CuFeS2 → Cu+2 + Fe+3 + 2S+6 + 17e
N+5 + 1e → N+4
Bảo toàn e ta có: 17x = y
Bài 2: Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lit khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V là:
A. 10,6g và 2,24 lit.
B. 14,58g và 3,36 lit
C. 16.80g và 4,48 lit.
D. 13,7g và 3,36 lit
Đáp án: D
Dư 1,6g kim loại ⇒ mCu dư = 1,6g; ddA gồm: Fe(NO3)2; Cu(NO3)2
Bảo toàn electron → nNO2 = 2nFe + 2nCu pư = 2. 0,05 + 2. 0,025 = 0,15 mol → V = 3,36 lit
mmuối = 0,05. 180 + 0,025. 188 = 13,7 gam.
Bài 3: Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch axit HCl (dư) thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V ?
A. 0,896 B. 0,726
C. 0,747 D. 1,120
Đáp án: C
nFeCl3 = 9,75 : 162,5 = 0,06 mol
Coi A có Fe và O
nFe = nFeCl3 = 0,06 mol ⇒ nO = (4 – 0,06. 56)/16 = 0,04 mol
Bảo toàn e: 3nNO = 3nFe - 2nO ⇒ nNO = 0,33 ⇒ V = 0,747
Bài 4: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. Giá trị của m bằng:
A. 20 gam B. 30 gam
C. 40 gam D. 60 gam
Đáp án: C
Sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Cu ⇒ H+ và NO3-, Cu2+ hết.
Dung dịch chỉ chứa FeCl2: 0,2 mol (bảo toàn Cl- = 0,4mol), Cu: 0,05 mol
⇒ mFe pư = 0,2. 56 = 11,2 gam
→ 0,8m gam kim loại gồm Fe dư: m - 11,2 (gam) và Cu: 0,05. 64 = 3,2 gam
→ 0,8m = 3,2 + m - 0,2.56 → m = 40 gam.
Bài 5: Ion nào sau đây tác dụng với ion Fe2+ tạo thành Fe3+ ?
A. Cu2+ B. Ag+
C. Al3+ D. Zn2+
Đáp án: B
Bài 6: Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 7,84 B. 6,12 C. 5,60 D. 12,24
Đáp án: A
nHNO3 = 0,4 mol ⇒ mHNO3 = 0,4.63 = 25,2 gam
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O (1)
Phản ứng (1) xảy ra, khối lượng chất tan giảm đi, mà theo đề bài, khối lượng chất tan là 26,44 gam > 25,2 gam nên xảy ra phản ứng hoà tan Fe dư
2Fe3+ + Fe → 3Fe2+ (2)
⇒ phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn,
⇒ mFe(1) = 5,6 gam ⇒ mFe(2) = 26,44 – 0,1.242 = 2,24 gam
mFe = 5,6 + 2,24 = 7,84 gam
Bài 7: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là:
A. 9,6 B. 11,2 C. 14,4 D. 16
Đáp án: D
mCu = (0,025 + 0,225).64 = 16 gam
Bài 8: Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa. giá trị của V là:
A. 3,36 B. 2,24 C. 2,80 D. 1,68
Đáp án: B
0,1 mol Fe + a mol Cl2 → hh X → dd Fe(NO3)3 + (Ag, AgCl)
bảo toàn e: 2a + b = 0,3 (1)
khối lượng kết tủa: 143,5.2a + 108b = 39,5 (2)
giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,1; b = 0,1
V = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24lit SO2 (đktc). Phần dd chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Công thức oxit sắt và khối lượng m là:
A. Fe3O4; m = 23,2(g).
B. FeO, m = 32(g).
C. FeO; m = 7,2(g).
D. Fe3O4; m = 46,4(g)
Đáp án: D
xFe2y/x + → xFe3+ + (3x – 2y)e
S6+ + 2e (0,2) → S4+ (0,1 mol)
nmuối = nFe2(SO4)3 = 0,3 mol ⇒ nFe2y/x + = 0,6 mol
Bảo toàn e: [0,6.(3x - 2y)]/2 = 0,2 ⇒ x : y = 3 : 4 ⇒ nFe3O4 = 0,2 ⇒ m = 0,2. 232 = 46,4g
Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính V ?
A. 87,5ml B. 125ml
C. 62,5ml D. 175ml
Đáp án: A
FeO, Fe2O3, Fe3O4 -+HCl→ FeCl2, FeCl3 -+NaOH, toC Fe2O3
Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe, O.
nFe = 2nFe2O3 = 0,0375 mol
⇒ nO = (28 - 0,0375. 56) / 16 = 0,04375
Bảo toàn nguyên tố O → nH2O = nO = 0,04375
Bảo toàn nguyên tố H: nHCl = 2nH2O = 0,0875 mol → V = 87,5 ml.
Bài 11: Chất nào sau đây khí phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí ?
A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe(OH)2
Đáp án: C
Bài 12: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO ?
A. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C.
B. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí.
C. Nhiệt phân Fe(NO3)2
D. Đốt cháy FeS trong oxi.
Đáp án: A
Bài 13: Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. A hoặc B
Đáp án: C
Bài 14: Dung dịch muối nào sau đây sẽ có phản ứng với dung dịch HCl khi đun nóng?
A. FeBr2 B. FeSO4 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)3
Đáp án: C
Bài 15: Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là:
A. 0,28 gam B. 1,68 gam C. 4,20 gam D. 3,64 gam
Đáp án: D
Trắc nghiệm Hợp kim của sắt có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Trong các loại quặng sắt, quặng chứa hàm lượng % Fe lớn nhất là
A. Hematit đỏ B. Hematit nâu
C. Manhetit D. Xiđerit
Đáp án: C
Quặng hematit đỏ chứa Fe2O3 khan → %Fe = 2 × 56 : 160 = 70%.
• Quặng hemantit nâu chứa Fe2O3.nH2O → %Fe < 70%.
• Quặng manhetit chứa Fe3O4 → %Fe = 3 × 56 : 232 ≈ 72,41%.
• Quặng xiđerit chứa FeCO3 → %Fe = 56 : 116 ≈ 48,28%
Bài 2: Nguyên tắc sản xuất gang là
A. Khử sắt oxit bằng C ở nhiệt độ cao
B. Khử sắt oxit bằng Al ở nhiệt độ cao
C. Khử sắt oxit bằng chất khử bất kỳ ở nhiệt độ cao
D. Khử sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao
Đáp án: D
Bài 3: Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?
A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân
B. Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì chúng không phản ứng với nhau
C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí
D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó lại tan do tạo khí CO2
Đáp án: C
Phương trình phản ứng:
2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓(đỏ nâu) + 3CO2↑ + 6NaCl
Bài 4: Thép là hợp kim của sắt chứa
A. hàm lượng cacbon lớn hơn 0,2%.
B. hàm lượng cacbon lớn hơn 2%.
C. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 0,2%.
D. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2%.
Đáp án: D
Bài 5: Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là
A. Xiđerit (FeCO3).
B. Manhetit (Fe3O4).
C. Hematit (Fe2O3).
D. Pyrit (FeS2).
Đáp án: D
Quặng + HNO3 → khí NO2 + dung dịch X -+BaCl2 kết tủa trắng
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 10 gam gang trong dung dịch HNO3 dặc nóng (dư), thu được V lít hỗn hợp 2 khí (đktc). Biết hàm lượng C trong gang là 4,8%, bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Giá trị của V là:
A. 3,584. B. 11,424. C. 15,008. D. 15,904.
Đáp án: D
Khí gồm CO2 và NO2:
a = 0,51 + 0,16 = 0,67
V = ( 0,67 + 0,04).22,4 = 15,904 lít
Bài 7: Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian, thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,448 lít khí Y (đktc) duy nhất có tỉ khối so với khí H2 bằng 15. Giá trị của m là:
A. 7,56 B. 8,64 C. 7,20 D. 8,80
Đáp án: C
Fe2O3 → CO2 + hhX ( Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4) → dd Fe(NO3)3 khí Y (NO)
Xét toàn quá trình: Fe không thay đổi số oxi hoá ( vẫn là +3)
Bảo toàn e: 2a = 0,06
nCO = nCO2 = a = 0,03 mol
bảo toàn khối lượng: mFe2O3 + mCO = mX + mCO2
m + 0,03.28 = 6,72 + 0,03.44
m = 7,2 gam
Bài 8: Cho 14 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe vào 200 ml dung dịch HCl thấy thoát ra 2,8 lít khí H2 (đktc) và có 1,6 gam chất rắn chỉ có một kim loại. Biết rằng dung dịch sau phản ứng chí chứa 2 muối. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là :
A. 1,95M
B. 1.725M.
C. 1,825M.
D. 1.875M.
Đáp án: A
80.a + 56.(0,125 + 0,025 ) = 14
a = 0,07 mol
nHCl = 2.a + 0,25 = 0,39 mol
CM (HCl=l) = 1,95M
Bài 9: Có các nguyên liệu:
(1). Quặng sắt.
(2). Quặng Cromit.
(3). Quặng Boxit.
(4). Than cốc.
(5). Than đá.
(6). CaCO3.
(7). SiO2.
Những nguyên liệu dùng để luyện gang là:
A. (1), (3), (4), (5).
B. (1), (4), (7).
C. (1), (3), (5), (7).
D. (1), (4), (6), (7).
Đáp án: D
Nguyên liệu dùng để luyện ngang là quặng sắt có chưa 30-95% oxi sắt, không chứa hoặc chứa rất ít S,P
Than cốc(không có trong tự nhiên,phải điều chế từ than mỡ) có vai trò cung cấp nhiệt khi cháy, tạo ra chất khử là CO và tạo thành gang
Chất chảy CaCO3 ở nhiệt độ cao bị phân hủy thành CaO, sao đó hóa hợp với SiO2 là chất khó nóng cháy có trong quặng sắt thành xỉ silicat dễ nóng chảy, có khối lượng riêng nhỉ nổi lên trên gang
Bài 10: Thành phần nào của cơ thể người có nhiều sắt nhất ?
A. Tóc B. Răng
C. Máu D. Da
Đáp án: C
Bài 11: Quặng sắt nào dưới đây có thể dùng để điều chế axit sunfuric?
A. xiđerit B. hematit C. manhetit D. pirit
Đáp án: D
Bài 12: Nguyên tắc luyện thép từ gang là
A. dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép.
B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao
C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép.
D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép
Đáp án: A
Bài 13: Trong lò cao, sắt oxit có thể bị khử theo 3 phản ứng:
3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2 (1)
Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2 (2)
FeO + CO → Fe + CO2 (3)
Ở nhiệt độ khoảng 700-800oC, thì có thể xảy ra phản ứng
A. (1). B. (2). C. (3). D. cả (1), (2) và (3).
Đáp án: C
Bài 14: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Thép là hợp kim của Fe không có C và có một ít S, Mn, P, Si.
B. Thép là hợp kim của Fe có từ 0,01 - 2% C và một ít Si, Mn, Cr, Ni.
C. Thép là hợp kim của Fe có từ 2-5% C và một ít S, Mn, p, Si.
D. Thép là hợp kim của Fe có từ 5-10% C và một lượng rất ít Si, Mn, Cr, Ni.
Đáp án: B
Bài 15: Lấy một mẫu gang nặng 10 gam, nghiền nhỏ rồi nung nóng trong oxi dư thu được 14 gam Fe2O3. Bỏ qua các nguyên tố khác trong gang. Hàm lượng cacbon trong mẫu gang trên là
A. 2%. B. 3%. C. 4%. D. 5%.
Đáp án: A
Trắc nghiệm Crom (Cr) có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Sục khí Cl2vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
A. NaCrO2, NaCl, H2O. B. Na2CrO4, NaClO, H2O.
C. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O. D. Na2CrO4, NaCl, H2O.
Đáp án: D
Bài 2: Muốn điều chế 6,72 lít khí đo (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng đế tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 29,4 gam. B. 27,4 gam. C. 24,9 gam. D. 26,4 gam
Đáp án: A
Bài 3: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với một hỗn hợp gồm 8,1 gam Al và 15,2 gam Cr2O3, sau phản ứng thu được hẳn hợp X. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thấy thoát ra 5,04 lít H2 (đktc). Khối lượng crom thu được là:
A 5,2 gam B. 10,4 gam C. 8,32 gam D. 7,8 gam.
Đáp án: D
Bài 4: Nung nóng 1,0 mol CrO3 ở 420oC thì tạo thành oxit crom có mầu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 80%, thể tích khí O2 (đktc) là
A. 11,20 lít B 16,80 lít C. 26,88 lít D. 13,44 lít
Đáp án: D
Bài 5: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:
A. 1,03 gam B. 2,06 gam C. 1,72 gam D. 0,86 gam
Đáp án: A
Bài 6: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hồn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc) Giá trị của V là:
A. 7,84. B. 4,48. C. 3,36 D. 10,08
Đáp án: A
mAl trước pư = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam
nAl = 0,3 mol; nCr2O3 = 0,1 mol
Hỗn hợp X ; 0,1 mol Al dư, 0,1 mol Al2O3; 0,2 mol Cr
V = (0,15 + 0,2 ) .22,4 = 7,84 lít
Bài 7: Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là:
A. 1,00M B. 1,25M C. 1,20M D. 1,40M
Đáp án: B
Gọi số mol CrCl3là x
nNaOH = 0,4 mol; nCr(OH)3 = 0,1 mol
nCr(OH)3dư =4x – 0,4 = 0,1
x = 0,125
CM (CrCl3) = 1,25M
Bài 8: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim.
A. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.
B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hoá crom thành Cr(VI).
C. Lưu huỳnh không phán ứng được với crom.
D. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hoá crom thành Cr(II).
Đáp án: A
Bài 9: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. Cr + KClO3 → Cr2O3 + KCl. B. Cr + KNO3 → Cr2O3 + KNO2.
C. Cr + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + H2. D. 2Cr + N2 → 2CrN.
Đáp án: C
Bài 10: Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. 2CrO3 + 2NH3 −to→Cr2O3 + N2 + 3H2O.
B. 4CrO3 + 3C −to→2Cr2O3+ 3CO2.
C. 4CrO3 + C2H5OH −to→2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O.
D. 2CrO3 + SO3 −to→Cr2O7 + SO2.
Đáp án: D
Bài 11: Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng
B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng
C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng
D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng
Đáp án: B
Bài 12: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hoá crom đến mức oxi hoá nào sau đây
A. +2 B. +3 C. +4 D. +6
Đáp án: A
Bài 13: Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. 2Cr + 3F2 → 2CrF3 B. 2Cr + 3Cl2 −to→2CrCl3
C. Cr+ S −to→CrS D. 2Cr + N2 −to→2CrN
Đáp án: C
Bài 14: Chất nào saụ đây không có tính lưỡng tính ?
A. Cr(OH)2 B. Cr2O3 C. Cr(OH)3 D. Al2O3
Đáp án: A
Bài 15: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 13,5 gam. B. 27,0 gam. C. 54,0 gam. D. 40,5 gam.
Đáp án: D
Bài 16: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 moi FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 29,4 gam B. 59,2 gam. C. 24,9 gam. D. 29 6 gam
Đáp án: A
Trắc nghiệm Tính chất hóa học của Sắt (Fe) có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp gồm hai khí X, Y. Công thức hóa học của X, Y lần lượt là:
A. H2S và SO2 B. H2S và CO2 C. SO2 và CO D. SO2 và CO2
Đáp án: D
Bài 2: Cho a mol sắt tác dụng hết với a mol khí clo thu được chất rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây?
A. AgNO3 B. NaOH C. Cu D. khí Cl2
Đáp án: C
Bài 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → muối X1 → muối X2 → muối X3 → Fe
X1, X2, X3 là các muối của sắt (II)
Theo thứ tự X1, X2, X3 lần lượt là:
A. FeCO3, Fe(NO3)2, FeSO4 B. FeS, Fe(NO3)2, FeSO4
C. Fe(NO3)2, FeCO3, FeSO4 D. FeCl2, FeSO4, FeS
Đáp án: C
Bài 4: Hỗn hợ X gồm Fe và FeS. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc). Mặt khác, m gam X tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối nitrat duy nhất và 2V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và SO2. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
A. 45,9% B. 54,1% C. 43,9% D. 52,1%
Đáp án: A
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3, thu được 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,01 và 0,01 B. 0,03 và 0,03 C. 0,02 và 0,02 D. 0,03 và 0,02
Đáp án: C
Bài 6: Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại. Giá trị của m là:
A.8,96. B. 16,80. C. 11,20. D. 14,00.
Đáp án: C
Cho bột Fe vào dung dịch chứa Ag+ và Cu2+, thu được kết tủa gồm 2 kim loại. Suy ra kết tủa gồm Ag, Cu, dung dịch có Fe2+, Cu2+ dư
=> x = 0,1 (thoả mãn 0 < x < 0,15)
m = 11.2 gam
Bài 7: Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ a (%), thu được 1,568 lit NO2 (đktc) duy nhất và dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của a là:
A.47,2 B.46,2. C. 46,6. D. 44,2.
Đáp án: B
nNaOH = 0,2.2 = 0,4 mol
Bảo toàn e: x = 15y = 0,07 (1)
nOH- = 3(3x +y) + z = 0,4 (3)
giải hệ (1), (2) và (3) ta được: x = 0,04 mol; y = 0,002 mol; z = 0,034 mol
dung dịch Y: 0,034 mol H+, 0,122 mol Fe3+, 0,004 mol SO42-; t mol NO3-
áp dụng định luật bảo toàn điện tích: t = 0,392
bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3- + nNO2
Bài 8: Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là:
A. dung dịch NaOH đặc B. dung dịch HCl đặc
C. dung dịch H2SO4 D. dung dịch HNO3 đặc
Đáp án: D
Trắc nghiệm Tính chất hóa học của Crom (Cr) có đáp án – Hóa học lớp 12
Bài 1: Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây ?
A. F2. B.S. C.Cl2. D. O2.
Đáp án: A
Bài 2: Hãy cho biết hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ crom ?
A. CrCl3 B. K2Cr2O7 C. CrO3 D. KCrO2
Đáp án: A
Bài 3: Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm
B. Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
C. Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm loãng.
D. Ion Cr3+ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Đáp án: C
Bài 4: Giữa các ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá cho nhau theo cân bằng hoá học sau :
Nếu thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì sẽ có hiện tượng
A. từ màu vàng chuyển màu da cam.
B. từ màu da cam chuyển màu vàng.
C. từ màu da cam chuyền thành không màu.
D. từ màu vàng chuyến thành không màu.
Đáp án: A
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam. B. 3,12 gam. C. 1,74 gam. D. 1,19 gam.
Đáp án: B
Bài 6: Đem nung 13,0 gam Cr trong khí O2 thì thu được 15,0 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X. trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 8,40 lít. D. 5,60 lít.
Đáp án: D
Bài 7: Muối amoni đicromat bị nhiệt phân theo phương trình :
(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O.
Khi phân hủy 48 gam muối này thấy còn 30 gam gồm chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là
A. 8,5%. B. 6,5%. C. 7,5%. D. 5,5%
Đáp án: D