Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao

Tải xuống 8 6.8 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao môn Hóa học lớp 12, tài liệu bao gồm 8 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chủ đề 12.7 SẮT – CROM
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm
A. IIA. B. VIB. C. VIIIB. D. IA.
Câu 2: Sắt ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe3+ là
A. [Ar]3d6. B. [Ar]4s23d3. C. [Ar]3d5. D. [Ar]4s13d4.
Câu 3: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?
A. Au. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 4: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng, nóng. B. HCl đặc, nguội. C. HNO3 đặc, nguội. D. HNO3 đặc, nóng.
Câu 5: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. KOH.
Câu 6: Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. ZnCl2. B. MgCl2. C. NaCl. D. FeCl3.
Câu 7: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là?
A. Zn2+, Cu2+, Ag+. B. Cr2+, Cu2+, Ag+. C. Cr2+, Au3+, Fe3+. D. Fe3+, Cu2+, Ag+.
Câu 8: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số
trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 9: Tên gọi nào sau đây của hợp kim, có thành phần chính là sắt?
A. Thạch anh. B. Đuyra. C. Vàng tây. D. Inoc.
Câu 10: Chất nào sau đây không thể oxi hoá được Fe thành Fe3+?
A. S. B. Br2. C. AgNO3. D. H2SO4.
Câu 11: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
to A. Ca + 2H2O  Ca(OH)2 + H2. B. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe.
to C. 4Cr + 3O2 2Cr2O3. D. 2Fe + 3H2SO4 (loãng)  Fe2(SO4)3 + 3H2.
Câu 12: Thành phần chính của quặng hemantit đỏ là
A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3.nH2O. D. Fe2O3.
Câu 13: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Pirit sắt. B. Hematit đỏ. C. Manhetit. D. Xiđerit.
Câu 14: Một loại quặng X trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hoà tan X trong axit HNO3 thấy
có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng
xuất hiện (không tan trong axit). Quặng X là:
A. Xiđêrit (FeCO3). B. Manhetit (Fe3O4). C. Hematit (Fe2O3). D. Pirit (FeS2).
Câu 15: Cho kim loại M phản ứn g với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl,
thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là
A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Mg.
Câu 16: Cho dãy các kim loại: Cu, Na, Zn, Ca, Ba, Fe. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung
dịch FeCl3 dư tạo kết tủa là:
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 17: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được
dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là
A. FeCl3, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.
C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl2, NaCl.
Câu 18: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu
trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là
Chủ đề 12.7 Sắt - Crom_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu
Tài liệu được phát hành miễn phí tại: https://www.facebook.com/Chiasetainguyenhoahoc/ 2
A. CrCl3. B. FeCl3. C. FeCl2. D. MgCl2.
Câu 19: Hợp chất sắt(III) oxit có công thức là
A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 20: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
 Câu 21: Từ phản ứng: Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Fe2+ khử được Ag+. B. Ag+ có tính khử mạnh hơn Fe2+.
C. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+. D. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+.
Câu 22: Cho các chất: Zn, Cl2, NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, AgNO3. Số chất tác dụng được với
dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 4.
Câu 23: Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào dung dịch
hoá chất nào dưới đây?
A. Một đinh Fe sạch. B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Một dây Cu sạch. D. Dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 24: Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung
dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc
đun sôi dung dịch NaOH là?
A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.
B. Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).
C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).
D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
Câu 25: Hòa tan hết hỗn hợp Fe2O3 và Cu có cùng số mol vào dung dịch HCl dư, thu được dung
dịch X. Chất nào sau đây không tác dụng với X ?
A. NaOH. B. NaNO3. C. Ag. D. HNO3.
Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau:
( ) Đốt dây sắt (dư) trong khí clo;
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi);
( ) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư);
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;
( ) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 27: Phản ứng nào sau đây FeCl3 không thể hiện tính oxi hoá?
A. 2FeCl3 + Cu  2FeCl2 + CuCl2. B. 2FeCl3 + 2KI  2FeCl2 + 2KCl + I2.
C. 2FeCl3 + H2S  2FeCl2 + 2HCl + S. D. 2FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl.
Câu 28: Cho hỗn hợp bột Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn
dư. Dung dịch thu được sau phản ứng có chứa:
A. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3, HNO3, Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2.
Câu 29: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3. B. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho Na vào dung dịch FeCl2. D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Câu 30: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 và ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung
dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa
gồm:
A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2. B. Fe(OH)2; Cu(OH)2 và Zn(OH)2.
C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
Chủ đề 12.7 Sắt - Crom_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu
Tài liệu được phát hành miễn phí tại: https://www.facebook.com/Chiasetainguyenhoahoc/ 3
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho
dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng
được với dung dịch X là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 32: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu
được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào
sau đây?
A. AgNO3. B. NaOH. C. Cl2. D. Cu.
Câu 33: Gang và thép đều là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Hàm lượng phần
trăm của cacbon trong gang và thép lần lượt là:
A. 2 - 5% và 6 - 10%. B. 2 - 5% và 0,01% - 2%.
C. 2 - 5% và 1% - 3%. D. 2 - 5% và 1% - 2%.
Câu 34: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Câu 35: Phản ứng tạo xỉ trong lò cao là
  t t o o A. CaCO3 CaO + CO2. B. CaO + SiO2 CaSiO3.
  t t o o C. CaO + CO2 CaCO3. D. CaSiO3 CaO + SiO2.
Câu 36: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4 , Fe2O3. Số chất trong dãy tác
dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 3 B. 5. C. 4 D. 6.
Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt dây sắt trong khí clo dư.
(b) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi).
(c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng (dư).
(d) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
(f) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HI (dư).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(III) là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.
(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 39: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y.
Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch
NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm:
A. Fe2O3, CuO, Ag. B. Fe2O3, Al2O3.
C. Fe2O3, CuO. D. Fe2O3, CuO, Ag2O.
Câu 40: Cho sơ đồ phản ứng sau :
Chủ đề 12.7 Sắt - Crom_ Luyện thi Y – Dược Biên soạn: Lê Trọng Hiếu
Tài liệu được phát hành miễn phí tại: https://www.facebook.com/Chiasetainguyenhoahoc/ 4
t caoo (1) Fe + O2 (A) (4) (C) + NaOH  (E) + (G)
(2) (A) + HCl  (B) + (C) + H2O (5) (D) + ? + ?  (E)
to (3) (B) + NaOH  (D) + (G) (6) (E)  (F) + ?
Thứ tự các chất (A), (D), (F) lần lượt là:
A. Fe2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. B. Fe3O4, Fe(OH)3, Fe2O3.
C. Fe3O4, Fe(OH)2, Fe2O3. D. Fe2O3, Fe(OH)2, Fe2O3.
Câu 41: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
  (A) + HCl (B) + (D) (A) + HNO3 (E)+ NO2 + H2O
   (B) + Cl2 (F) (B) + NaOH (G) + NaCl
    (E) + NaOH (H) + NaNO3 (G) + I + H2O (H)
Các chất (A), (B), (E), (F), (G), (H) lần lượt là những chất nào sau đây?
A. Cu, CuCl, CuCl2, Cu(NO3)2, CuOH, Cu(OH)2.
B. Fe, FeCl2, Fe(NO3)3, FeCl3, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
C. Fe, FeCl3, FeCl2, Fe(NO3)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
D. Fe, FeCl3, FeCl2, Fe(NO3)3, Fe(OH)3, Fe(OH)2.
Câu 42: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X và Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch
Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Cho hỗn hợp NaNO3 và HCl dư vào V ml dung dịch Z thu được V2 lít khí.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết V1 < V2. Hai chất X và Y lần lượt là:
A. Fe(NO3)2 và FeCl2 B. NaHCO3 và Fe(NO3)2

Xem thêm
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 1)
Trang 1
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 2)
Trang 2
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 3)
Trang 3
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 4)
Trang 4
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 5)
Trang 5
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 6)
Trang 6
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 7)
Trang 7
Bài tập về sắt-crom cơ bản, nâng cao (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sắt Crom
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống