Với Giáo án Toán lớp 4 Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
Giúp học sinh:
- Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- Vận dụng làm được bài tập có liên quan.
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + vở ô li.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: ? Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10 000 000, độ dài thu nhỏ là 1cm, ứng với độ dài thật là bao nhiêu? ? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? - Nhận xét, đánh giá HS. |
- Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10 000 000, độ dài thu nhỏ là 1cm, ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm. - Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế. |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu ví dụ: |
- Lắng nghe |
12p |
Bài toán 1: Treo bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi và nêu mài toán. ? Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là mấy cm? ? Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào? ? 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? ? 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? - Hướng dẫn HS trình bày bài toán hoàn chỉnh, mời 1 HS lên bảng trình bày. - Nhận xét, chữa bài. Bài toán 2: Đưa bài toán, gọi HS đọc bài toán. ? Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng dường từ Hà Nội – Hải Phòng dài bao nhiêu cm? ? Bản đồ được vẽ với tỉ lệ nào? ? 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mm? ? 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mm? - Yêu cầu HS trình bày bài toán, 1 HS lên bảng làm bài. ? Muốn tìm độ dài thật ta làm thế nào? |
- Quan sát và lắng nghe. - Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là 2cm. - Tỉ lệ 1 : 300. - 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật trong thực tế là 300cm. - 2 cm trên bản đồ ứng với 2 x 300 = 600 cm. - 1 HS lên bảng trình bày, lớp trình bày ra nháp. Bài giải Chiều rộng thật của cổng trường là: 2 x 300 = 600 (cm) = 6 (m) Đáp số: 6 m - 1 HS đọc bài toán. - Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài 102 mm. - Tỉ lệ 1 : 1000 000. - 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 1000 000. - 102 m trên bản đồ ứng với độ dài thật là: 102 x 1000 000 =102 000 000mm - 1 HS lên bảng trình bày, lớp làm bài vào vở. - Muốn tìm độ dài thật, ta lấy độ dài thu nhỏ nhân với mẫu số tỉ lệ. |
18p |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống: - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. + Em hãy đọc tỉ lệ bản đồ ở cột thứ nhất. + Độ dài thu nhủ trên bản đồ là bao nhiêu? ? Em làm thế nào để tìm độ dài thật? (Nếu HS không nêu được, GV gợi ý để HS nêu và hoàn thiện bài). - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, tuyên dương HS. ? Muốn tìm độ dài thật ta làm thế nào? |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài cá nhân, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - HS đọc: tỉ lệ bản đồ là 1 : 500 000. - Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 2cm. - HS trả lời. - 3 HS đọc bài làm. - Nhận xét bài trên bảng phụ. - Ta lấy độ dài thu nhỏ nhân với mẫu số tỉ lệ. |
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét chốt bài. ? Để tính được chiều dài thật của phòng học đó em làm thế nào? |
- 1 HS đọc bài toán. - 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. Bài giải Chiều dài thật của phòng học đó là: 4 x 200 = 800 (cm) = 8 (m) Đáp số: 8m - Em lấy độ dài thu nhỏ của chiều dài phòng học nhân với mẫu số tỉ lệ bản đồ. |
|
4p |
C. Củng cố, dặn dò: ? Muốn tìm độ dài thật ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài: Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo). |
- HS nêu |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................