Với Giáo án Toán lớp 4 Thực hành (tiếp theo) mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Thực hành (tiếp theo)
Giúp học sinh:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
- Thực hành vẽ được bản đồ theo tỉ lệ cho trước.
- Thêm yêu thích môn Toán.
GV: - Thước thẳng (Thước dây);
HS: - SGK + vở ô li.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách đo đoạn thẳng trên mặt đất. - Nhận xét, đánh giá HS. |
- 2 HS nêu, lớp nhận xét. |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: |
- Lắng nghe |
12p |
2. Hướng dẫn HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ. - Nêu VD: Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20m. Hãy vẽ độ dài đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400. ? Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì? ? Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ? - Yêu cầu HS tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ. ? Vậy độ dài AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm? ? Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm? ? Vậy cần vẽ đoạn thẳng như thế nào trong vở? - HS vẽ đoạn thẳng vào vở. GV vẽ mẫu ở bảng (dạng bản vẽ). - Nhận xét, chốt cách vẽ đoạn thẳng AB trên giấy. - Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB. - Nhận xét, tuyên dương HS vẽ đoạn thẳng tốt. |
- 2 HS đọc bài toán. - Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ. - Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ bản đồ. - HS tính và báo cáo kết quả trước lớp. + Đổi 20m = 200cm. + Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 (cm). - Độ dài AB thu nhỏ trên bản đồ là 5cm. - 2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét. + Chọn điểm A trên giấy. + Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước. + Tìm vạch chỉ số 5cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5cm của thước. + Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. - Lắng nghe. - HS thực hành vẽ, 1 HS lên bảng vẽ.
|
18p |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. ? Bài toán yêu cầu gì? cho biết những gì? ? Để vẽ được độ dài thu nhỏ của chiều dài bảng, ta cần biết gì? - Yêu cầu cá nhân HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ. - Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. ? Để vẽ được chiều dài của bảng lớp em làm thế nào? |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Chiều dài bảng 3m, vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng có tỉ lệ 1 : 50 - Ta cần tìm được độ dài thu nhỏ trên bản đồ. - HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ Đổi 3m = 300cm. Độ dài thu nhỏ của chiều dài bảng là: 300: 50 = 6 (cm)
- 1 HS nêu cách vẽ, lớp lắng nghe. |
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán. ? Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chúng ta phải tính được gì? - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. - Gọi HS đọc bài làm. - Nhận xét, tuyên dương HS làm tốt. ? Em làm thế nào để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ? |
- 1 HS đọc bài toán. - Tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ. Đổi: 8m = 800cm; 6m = 600cm. Chiều dài lớp học thu nhỏ là: 4cm. Chiều rộng lớp học thu nhỏ là: 3cm.
|
|
4p |
C. Củng cố, dặn dò: ? Muốn tìm độ dài thu nhỏ ta làm thế nào - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số TN. |
- HS nêu |