Lý Thuyết Peptit môn Hóa học lớp 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về chương Peptit Môn Hóa Học Lớp 12, tài liệu bao gồm 3 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

CÁC DẠNG BÀI TẬP PEPTIT 

DẠNG 1: PHẢN ỨNG THỦY PHÂN KHÔNG HOÀN TOÀN

Cách tính nguyên tử khối của peptit

Câu 1: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 90,6.                             B. 111,74.                        C. 81,54.                           D. 66,44.

Câu 2: Thủy phân một lượng tetrapeptit X (mạch hở) chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là

A. 29,006.                        B. 38,675.                        C. 34,375.                        D. 29,925.

DẠNG 2: THỦY PHÂN TRONG MỐI TRƯỜNG AXIT

Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm NH2 thì

Xn + nHCl + (n -1)H2O à n muối 

Câu 1: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là:

A. 37,50 gam                    B. 41,82 gam                    C. 38,45 gam                           D. 40,42 gam

Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các α- amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 52,7 gam. Số liên kết peptit trong X là

A. 14.                                B. 9.                                  C. 11.                                D. 13.

DẠNG 3: THỦY PHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG BAZƠ

Nếu X chỉ tạo thành từ các amino axit có 1 nhóm COOH thì

Xn + nNaOH à nMuối + H2O

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,46.                             B. 1,36.                             C. 1,64.                             D. 1,22.

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị m là:

A. 47,85 gam                    B. 42,45 gam                    C. 35,85 gam                   D. 44,45 gam

Câu 3: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là

A. 54,30.                           B. 66,00.                           C. 44,48.                          D. 51,72.

Câu 4: Đun nóng 32,9 gam một peptit mạch hở X với 200 gam dung dịch NaOH 10% (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 52 gam muối khan. Biết răng X tạo thành từ các α-amino axit mà phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số liên kết peptit trong X là:

A. 10                                 B. 9                                   C. 5                                   D. 4

DẠNG 4: PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY

Câu 1: Tripeptit mạch hở X và Tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một aminoaxit no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 36,3(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì số mol O2 cần phản ứng là?

A. 2,8(mol).                     B. 1,8(mol).                     C. 1,875(mol).                 D. 3,375 (mol)

Câu 2: Đipeptit mạch hở X và Tripeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một loại amino axit no, mạch hở có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 45.                                B. 120.                              C. 30.                                D. 60.

DẠNG 5: HỖN HỢP PEPTITVÀ A.A TÁC DỤNG VỚI HCL & NaOH

Câu 1. Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?

A.  Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%.

B.  Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.

C.  Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2

D.  Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%.

Xem thêm
Lý Thuyết Peptit môn Hóa học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Lý Thuyết Peptit môn Hóa học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống