Với Giáo án Toán lớp 4 Luyện tập trang 55 mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Luyện tập trang 55
Giúp học sinh:
- Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
- Nhận biết đường cao của hình tam giác.
- Vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
GV: - Bảng phụ; Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke.
HS: - Thước thẳng + ê ke.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 5cm sau đó tính chu vi và diện tích của hình vuông này. - Nhận xét, đánh giá HS. |
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. Bài giải: Chu vi hình vuông ABCD là: 5 x 4 = 20 (cm) Đáp số: 20cm |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: |
|
7p |
Bài 1: Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt... - Yêu cầu HS nêu tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chốt bài. ? So với góc vuông thì góc nhọn, góc tù bé hơn hay lớn hơn? ? 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ? |
- 1 HS đọc yêu cầu bài. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở ô li. a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC. b) Góc vuông DAB, DBC, ADC; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD; góc tù ABC. - Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. - 1 góc bẹt bằng hai góc vuông. |
8p |
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S... ô trống. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC. ? Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ? - Giảng: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác. ? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ? - Nhận xét, chốt bài: ? Đường cao là đường như thế nào? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Đường cao của hình tam giác ABC là AB và BC. - Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác. - Lắng nghe. - Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. |
8p |
Bài 3: Cho đoạn thẳng AB = 3cm... - Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. - Nhận xét, chốt bài. ? Muốn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước ta làm thế nào? |
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm. - HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
|
7p |
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. - Yêu cầu HS nêu các bước vẽ. - GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
? Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ? ? Nêu tên các cạnh song song với AB? - Nhận xét, chốt bài. ? Thế nào là 2 đường thẳng song song? |
- 1 HS đọc yêu cầu. - 1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 cm và 4 cm), HS cả lớp vẽ hình vào vở. - HS vừa vẽ trên bảng nêu. - 1 HS nêu: Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD. - Các hình chữ nhật có trong hình vẽ: ABCD, ABNM, MNCD. - Các cạnh song song với AB là MN, DC. |
4p |
C. Củng cố- dặn dò: ? So sánh độ lớn của góc nhọn, góc tù, góc bẹt với góc vuông? - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung |
- HS nêu |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................