Giáo án Yến, tạ, tấn (2023) mới nhất - Toán lớp 4

Tải xuống 7 2.8 K 3

Với Giáo án Toán lớp 4 Yến, tạ, tấn mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.

Giáo án Toán lớp 4 Yến, tạ, tấn

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Bước đầu nhận xét về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối liên hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam.

- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki - lô – gam.

- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK + Bảng phụ.

HS: - SGK + vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện so sánh:

4710 …4711

69524 … 68524

25367 … 35367

282828 … 282827

- Nhận xét, đánh giá HS.

- 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp để nhận xét bài làm của bạn.

4710 < 4711

69524 > 68524

25367 > 35367

282828 < 282827

1p

B. Bài mới:

1 .Giới thiệu bài:

 

15p

2. Giới thiệu yến, tạ, tấn:

* Giới thiệu yến:

? Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào ?

- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến.

- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến = 10 kg.

- GV ghi bảng 1 yến = 10 kg.

? Một người mua 10 kg gạo tức là mua mấy yến gạo ?

? Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam cám ?

? Bác Lan mua 20 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau ?

? Chị Quy hái được 5 yến cam, hỏi chị Quy đã hái bao nhiêu ki-lô-gam cam ?

* Giới thiệu tạ:

- GV: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.

- 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến.

? 10 yến tạo thành 1 tạ, mà 1 yến bằng 10 kg,vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki-lô-gam?

? Bao nhiêu ki-lô-gam thì bằng 1 tạ ?

- GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.

? 1 con bê nặng 1 tạ, vậy con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki-lô-gam?

? 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam ?

? Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến ?

* Giới thiệu tấn:

- GV: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ ta còn dùng đơn vị là tấn.

- 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ. (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn)

? Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến ?

? 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam ?

- GV ghi bảng:

1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg

? Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ ?

? Một xe chở hàng chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng ?

- Gam, ki-lô-gam.

- HS nghe giảng và nhắc lại.

- HS nhắc lại: 1 yến = 10kg

- Tức là mua 1 yến gạo.

- Mẹ mua 10 kg cám.

- Bác Lan đã mua 2 yến rau.

- Đã hái được 50 kg cam.

- Lắng nghe.

- Ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ

- 1tạ = 10 kg x 10 = 100 kg.

- 100 kg = 1 tạ.

- Con bê nặng 10 yến hay 100kg.

- Tức là nặng 1 tạ hay 100 kg.

- Con trâu nặng 20 yến hay 2 tạ.

- HS nghe và nhớ.

- 1 tấn = 100 yến.

- 1 tấn = 1000 kg.

- 2 – 3 HS đọc.

- Con voi nặng 2 tấn hay nặng 20 tạ.

- Xe đó chở được 3000 kg hàng.

15p

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Viết “ 2 kg” hoặc “2 tạ” hoặc “2 tấn” vào chỗ chấm cho thích hợp.

- Yêu cầu HS làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.

? Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam ?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Làm bài cá nhân.

* Đáp án

a) Con bò cân nặng: 2 tạ.

b) Con gà cân nặng: 2 kg.

c) Con voi cân nặng: 2 tấn.

- 2, 3 HS đọc bài.

- Con bò nặng 3 tạ tức là 300 kg.

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.(GT: cột 2 làm 5 trong 10 ý).

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 3 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, chữa bài

? Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

- HS đọc bài, lớp theo dõi nhận xét.

* Đáp án

1 yến = 10kg

10kg = 1 yến

1 tạ = 10 yến

1 tấn = 10 tạ

4 tạ = 40 yến

2 tạ = 200kg

100kg = 1 tạ

8 yến = 80kg

1 yến 7kg = 17 kg

4 tạ 60kg = 460kg

2 tấn 85kg = 2085kg

- Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau thì hơn kém nhau 10 lần.

Bài 3: Tính

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trân bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở.

- 4 HS nối tiếp đọc bài.

* Đáp án

18 yến + 26 yến = 44 yến

135 tạ x 4 = 540 tạ

512 tấn: 4 = 128 tấn

648 tạ - 75 tạ = 573 tạ

- Nhận xét bài bạn.

Bài 4: Gọi HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết cả hai chuyến chở được bao nhiêu muối ta cần biết gì?

? Để làm được bài trước hết ta cần làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, chữa bài.

- 2 HS đọc bài toán.

- Một xe ô tô chuyến trước chỏ được 3 tấn muối, chuyến sau chở được nhiều hơn chuyến trước 3 tạ.

- Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ muối.

- Ta cần biết chuyến thứ hai chở được bao nhiêu muối.

- Ta cần phải đổi về cùng một đơn vị đo.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở.

Bài giải

Đồi: 3 tấn = 30 tạ

Chuyến sau chở được số muối là:

30 + 3 = 33 (tạ)

Cả hai chuyến chở được số muối là:

30 + 33 = 63 (tạ)

Đáp số: 63 tạ

4p

C. Củng cố, dặn dò:

? Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Bảng đơn vị đo khối lượng.

- Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần.

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống