Giáo án Bảng đơn vị đo khối lượng (2023) mới nhất - Toán lớp 4

Tải xuống 6 2.2 K 6

Với Giáo án Toán lớp 4 Bảng đơn vị đo khối lượng mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.

Giáo án Toán lớp 4 Bảng đơn vị đo khối lượng

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của dag, hg; quan hệ của dag, hg và gam với nhau. Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong Bảng đơn vị đo khối lượng.

- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng; thực hiện phép tính với các số đo khối lượng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như SGK để trống.

HS: - SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện:

200kg = … tạ

705kg = …tạ…kg

6789kg = …tấn…tạ…yến….kg.

350kg = … tạ … yến.

- Nhận xét, đánh giá HS.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

200kg = 2 tạ

705kg = 7tạ 5kg

6789kg = 6 tấn 7 tạ 8 yến 9kg.

350kg = 3 tạ 5 yến.

1p

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Nội dung:

 

12p

a) Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam.

- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam, người ta còn dùng đơn vị đề-ca-gam . Đề-ca-gam viết tắt là : dag - Ghi bảng: dag và nêu tiếp:

1 dag = 10 g .

10 g = 1 dag.

- Mỗi quả cân nặng 1g thì 10 quả cân như thế nặng bao nhiêu dag?

- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta còn dùng đơn vị héc-tô-gam . Hec-tô-gam viết tắt là hg.

- GV viết lên bảng 1 hg =10 dag =100g.

? Mỗi quả cân nặng 1 dag. Hỏi bao nhiêu quả cân cân nặng 1 hg ?

b) Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:

- Yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học.

? Nêu các đơn vị trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

? Trong các đơn vị trên, những đơn vị nào nhỏ hơn ki-lô-gam ?

? Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam?

? Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag ?

- GV viết vào cột dag: 1 dag = 10 g

? Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1 hg ?

- GV viết: 1hg = 10 dag.

- GV hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng

? Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó ?

? Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó ?

- HS nghe giới thiệu.

- Đọc lại vài lần để ghi nhớ:

- HS đọc: 1 đề-ca-gam bằng 10 gam.10 gam bằng 1 đề-ca-gam.

- Mỗi quả cân nặng 1g thì 10 quả cân như thế nặng 1 dag.

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại 1 hec-tô-gam bằng 10 đề-ca-gam và bằng 100gam

- Cần 10 quả cân như thế

- HS nêu: tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g.

- HS nêu: g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn.

- Nhỏ hơn ki-lô-gam là gam, đề-ca-gam, héc-tô-gam.

- Lớn hơn ki-lô-gam là yến, tạ, tấn.

- 10 g = 1 dag.

- 10 dag = 1 hg.

- HS theo dõi.

- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó.

- Mỗi đơn vị đo khối lượng kém 10 lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó.

18p

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm vào bảng phụ, mỗi HS làm một phần.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài.

? Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a) 1dag = 10g

1hg = 10 dag

10g = 1 dag

10dag = 1 hg

b) 4dag = 40g

3kg = 30hg

8hg =80dag

7kg = 7000g

...

- Nối tiếp nhau đọc bài.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần.

Bài 2: Tính:

- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Nhắc HS thực hiện tính bình thường sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

? Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số đo khối lượng ta làm thế nào?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

380g + 195g = 575g

452hg x 3 = 1356hg ...

- 4 HS nối tiếp đọc từng phần.

- Nhận xét bài bạn.

- Ta thực hiện tính bình thường, sau đó viết thêm tên đơn vị vào kết quả.

Bài 3: <; >; = ?

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- Gọi HS đọc bài bạn và nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

? Muốn so sánh các số đo đại lượng, chúng ta cần làm gì?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

5dag = 50g

8 tấn < 8100kg

4 tạ 30kg > 4 tạ 3kg.

3 tấn 500kg = 3500kg.

- 2- 3 cặp thực hiện yêu cầu.

- Chúng ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh.

Bài 4: Gọi HS đọc bài toán.

? Muốn biết tất cả có bao nhiêu kg bánh và kẹo ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Nhận xét, chốt bài: Bài tập giúp các em củng cố kĩ năng thực hiện tính và đổi đơn vị đo khối lượng…

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- Ta phải tính được số g bánh và kẹo mỗi loại.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Bốn gói bánh nặng là:

150 x 4 = 600 (g)

Hai gói kẹo nặng là:

200 x 2 = 400 (g)

Có tất cả số ki-lô-gam bánh kẹo là:

600 + 400 = 1000 (g)

1000g = 1 kg

Đáp số: 1 kg

- 3 HS đọc bài làm.

- Lắng nghe.

4p

C. Củng cố, dặn dò:

? Mối đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị bé hơn, liền nó?

- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

- Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.

- 2 HS đọc.

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống