Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về chương 1 Este - Chất Béo Lớp 12, tài liệu bao gồm 7 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

PHẦN 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG ĐỀ THPTQG

Dạng 1. Lý thuyết

Câu 1. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 5.                                  B. 2.                                  C. 4.                                  D. 6.

Câu 2. Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?

A. C6H5COO C6H5 (phenyl benzoat).                    B. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.

C. CH3OOC-COOCH3.                                             D. CH3COOC6H5 (phenyl axetat)

Câu 3. Cho glixerol pư với hh axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 6.                                  B. 3.                                  C. 5.                                  D. 4.

Câu 4. Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là:

A. 3.                                  B. 2.                                  C. 5.                                  D. 4.

Câu 5. Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là

A. 5.                                  B. 2.                                  C. 4.                                  D. 6.

Câu 6. Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là

A. 4.                                  B. 3.                                  C. 6.                                  D. 5

Câu 7: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4- COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau?

(a)   Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.

(b)   Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.

A. 3.                                  B. 4.                                  C. 1.                                  D. 2.

Câu 9: Chất hữu cơ Z có công thức phân tử C17H16O4, không làm mất màu dung dịch brom. Z tác dụng với NaOH theo PTHH   Z + 2NaOH ® 2 X + Y trong đó Y hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam đặc trưng. Phát biểu nào sau đây là đúng

A.  Không thể tạo ra Y từ hidrocacbon tương ứng bằng một phản ứng.

B.  Cho 15,2 gam Y tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc).

C.  Z có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện bài toán.

D.  Tỷ lệ khối lượng của cacbon trong X là 7 : 12.

Dạng 2. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm (xà phòng hóa)

Câu 1. Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dd NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là

A. CH3COOCH2CH2Cl.                                            B. CH3COOCH2CH3.

C. CH3COOCH(Cl)CH3.                                           D. ClCH2COOC2H5

Câu 2. Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?

A. CH2=CH–COO–CH2–CH3.                                 B. CH3–COO–C(CH3)=CH2.

C. CH3–COO–CH2–CH=CH2.                                 D. CH3–COO–CH=CH–CH3.

Câu 4. Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là

A. rượu metylic.              B. etyl axetat.                  C. axit fomic.                   D. rượu etylic Câu 5. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 2.                                  B. 4.                                  C. 5.                                  D. 3.

Câu 6. Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X t/d với 300 ml dd KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dd sau pư thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CH-CH2-COO-CH3.                                    B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.

C. CH3 -COO-CH=CH-CH3.                                    D. CH3-CH2-COO-CH=CH2

Dạng 3. Phản ứng đốt cháy

Câu 1. Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là

A. 75%.                            B. 72,08%.                       C. 27,92%.                       D. 25%.

Câu 2. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã pư. Tên gọi của este là

A. metyl fomiat.              B. etyl axetat.                  C. n-propyl axetat.         D. metyl axetat Câu 3. Hh Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là

A. (HCOO)2C2H4 và 6,6.                                          B.HCOOCH3 và 6,7.

C. CH3COOCH3 và 6,7.                                           D. HCOOC2H5 và 9,5.

Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy m gam X thì cần vừa đủ 0,465 mol O2 sản phẩm cháy thu được chứa x mol CO2. Thủy phân m gam X trong 90 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được được 8,86 gam hỗn hợp muối Y và một ancol Z no đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối Y thì cần dùng 7,392 lít (đktc) khí O2. Giá trị x là:

A. 0,34.                             B. 0,40.                             C. 0,32.                             D. 0,38.

Câu 5. Hỗn hợp E chứa các chất hữu cơ đều no, mạch hở gồm axit (X) đơn chức, ancol (Y) hai chức và este (Z) hai chức. Đốt cháy hết 0,2 mol E cần dùng 0,31 mol O2, thu được 6,84 gam nước. Mặt khác, 0,2 mol E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol (Y) duy nhất và hỗn hợp gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là.

A. 6,5                         B. 5,0                          C. 5,5                                     D. 6,0

Câu 6. X là hỗn hợp chứa một axit đơn chức, một ancol hai chức và một este hai chức (đều mạch hở). Người ta cho X qua dung dịch nước Br2 thì không thấy nước Br2 bị nhạt màu. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần 10,752 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 10,84 gam. Mặt khác, 0,09 mol X tác dụng vừa hết với 0,1 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol có 3 nguyên tử C trong phân tử. Giá trị của m là:

A. 9,8                         B. 8,6                          C. 10,4                                   D. 12,6

Dạng 4. Hỗn hợp este với axit, ancol

Câu 1. Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Hai chất hữu cơ đó là

A. một este và một axit.                                            B. hai axit.

C. hai este.                                                                  D. một este và một ancol

Câu 2. Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y

(MX < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là

A. CH3COOCH3.                                                        B. C2H5COOC2H5.

C. CH2=CHCOO CH3.                                              D. CH3COOC2H5.

Câu 3. Cho hh X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức t/d vừa đủ với 100 ml dd

KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hh X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dd Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng

6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. CH3COOH và CH3COOC2H5.                            B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.

C. HCOOH và HCOO C2H5.                                   D. HCOOH và HCOOC3H7.

Dạng 5. CHẤT BÉO

Câu 1. Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dd Br2, dd NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số pư xảy ra là

A. 2.                                  B. 3.                                  C. 5.                                  D. 4.

Câu 2. Cho các phát biểu sau:

(a)   Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b)   Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c)   Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d)   Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là

A. 4.                                  B. 1.                                  C. 2.                                  D. 3.

Câu 3 Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

A. 40,40                           B. 31,92                            C. 36,72                           D. 35,60

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri paminat và natri linoleat. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần vừa đủ 3,825 mol O2, thu được CO2 và 2,45 mol H2O. Mặt khác, cho 0,05 mol X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,26                              B. 0,24                              C. 0,25                              D. 0,2.


Câu 5. Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm C17HxCOONa; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 4,65 mol O2, thu được H2O và 3,3 mol CO2. Giá trị của m là:

A. 47,32                           B. 53,16                            C. 50,97                           D. 49,72

Câu 6 (chuyên Hoàng Văn Thụ- Hòa Bình –lần 1-2019) Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit bằng một lượng O2 vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là:

A. 8,34.                             B. 7,63.                             C. 4,87.                             D. 9,74.

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Câu 1: (Chuyên Ðại hoc Vinh– lần 3 - 2018) Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?

A. CH3COOCH2CH3.                                                B. HCOOCH3.

C. CH3COOCH3.                                                        D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 2: (Chuyên Ðại hoc Vinh– lần 3 - 2018) Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết π trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 43,2 gam.                    B. 81,0 gam.                     C. 64,8 gam.                    D. 108,0 gam.

Câu 3: (Chuyên Sơn La– lần 3 - 2018) Xà phòng hóa hoàn toàn 16,4 gam hai este đơn chức X, Y ( MX < MY) cần 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một muối và hai ancol đồng đẳng liên tiếp. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 67,68%.                       B. 54,88%.                       C. 60,00%.                       D. 51,06%.

Câu 4: (Chuyên Sơn La– lần 3 - 2018) Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                                    B. C17H35COONa và glixerol.

C. C17H35COONa và glixerol.                                 D. C15H31COONa và glixerol.

Câu 4: (Chuyên Sơn La– lần 3 - 2018) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là

A. 24,6                              B. 20,5                              C. 16,4                              D. 32,8

Câu 6 (Chuyên Chu Văn An– lần 3 - 2018) Cho este đa chức X ( có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là

A. 5                                   B. 3                                   C. 2                                   D. 4

Câu 7: (Chuyên Chu Văn An– lần 3 - 2018) Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. HCOOCH2CH3     B. CH3COOCH2CH3     C. CH2=CHCOOCH3.   D. CH2COOCH3 Câu 8: (Chuyên Chu Văn An– lần 3 - 2018) Sắt nguyên chất bị ăn mòn điện hóa khi nhúng vào dung dịch chất nào dưới đây?

A. HCl                              B. FeCl2                            C. FeCl2                            D. CuCl2

Câu 9: (Chuyên Chu Văn An– lần 3 - 2018) Đốt cháy hoàn toàn a gam este 2 chức, mạch hở X ( được tạo bởi axit cacboxylic no và hai ancol) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Cho a gam X phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Gía trị của m là

A. 10,7.                             B. 6,7.                               C. 7,2.                               D. 11,2.

Câu 10: (Chuyên Chu Văn An– lần 3 - 2018) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,6.                               B. 5,4.                               C. 6,3.                               D. 4,5.

Câu 11: (Chuyên Phan Bội Châu – lần 3 - 2018) Este vinyl fomat có công thức cấu tạo là:

A. HCOOCH3.                                                            B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH=CH2.                                                    D. HCOOOCH2CH3.

Câu 12: (Chuyên Phan Bội Châu – lần 3 - 2018) Cho các este: metyl axetat (1), vinyl axetat (2), tristearin (3), benzyl axetat (4), etyl acrylat (5), iso–amyl axetat (6). Số chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng thu được ancol là:

A. 3                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 13: (Chuyên Phan Bội Châu – lần 3 - 2018) Xà phòng hóa hoàn toàn 33,3 gam hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là:

A. 8,10.                             B. 4,05.                             C. 18,00.                          D. 2,025.

Câu 14: (Chuyên Phan Bội Châu – lần 3 - 2018) Thủy phân hoàn toàn 4,73 gam một este X trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 5,17 gam muối. Mặt khác 18,92 gam chất X có thể làm mất màu vừa hết 88 gam dung dịch Br2 40%. Biết rằng trong phân tử X có chứa 2 liên kết π. Tên gọi của X là:

A. metyl acrylat.             B. metyl metacrylat.       C. vinyl propionat.         D. vinyl axetat.

Câu 15: (Chuyên Phan Bội Châu – lần 3 - 2018) Đốt cháy hoàn toàn một este no 2 chức mạch hở

X.   Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 5,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 2,08 gam. Biết khi xà phòng hóa X chỉ thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số đồng phân của X là

A. 3                                   B. 5                                   C. 6                                   D. 4

Câu 16: (Chuyên Sư phạm Hà Nội – lần 3 - 2018) Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là

A. 12,3 gam.                    B. 4,1 gam.                       C. 8,2 gam.                       D. 16,4 gam.

Câu 17: (Chuyên Sư phạm Hà Nội – lần 3 - 2018) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo được dùng để sản xuất

A. xà phòng và glixerol.                                           B. glucozo và ancol etylic.

C. xà phòng và ancol etylic.                                    D. glucozo và glixerol.

Câu 18: (Chuyên Sư phạm Hà Nội – lần 3 - 2018) Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3OH và C6H5ONa.                                          B. CH3COOH và C6H5OH.

C. CH3COONa và C6H5ONa.                                  D. CH3COOH và C6H5ONa.

Câu 19 (Chuyên Chuyên Bắc Ninh – lần 3 - 2018) Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, mạch hở Y và Z ( Z có nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,53 mol O2. Mặt khác, thủy phân hết m gam X cần dung dịch chứa 0,3 mol KOH sau phản ứng thu được 35,16 gam hỗn hợp muối T và một ancol no, đơn chức, mạch hở Q. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp muối T ở trên cần vừa đủ 1,08 mol O2. Công thức của Z là

A. C5H6O2.                       B. C5H8O2.                       C. C4H6O2.                       D. C4H8O2.

Câu 20: (Chuyên Vinh – lần 3 - 2018) Cho este no, đa chức, mạch hở X (có công thức phân tử CxHyOz với x≤5) tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm chỉ gồm một muối của axit cacboxylic và một ancol. Biết X có tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 3.                                  B. 4.                                  C. 1.                                  D. 2.

Câu 21: (Chuyên Vinh – lần 3 - 2018) Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm vinyl fomat, axit axetic, tinh bột bằng lượng oxi dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thấy tách ra 92,59 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch còn lại giảm 65,07 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12,5.                             B. 14,5.                             C. 17,0.                             D. 10,0.

Câu 22: (Chuyên Vinh – lần 3 - 2018) Hỗn hợp X gồm anđehit malonic, vinyl fomat, ancol etylic, ancol anlyliC. Đốt cháy hoàn toàn 4,82 gam hỗn hợp X thu được 0,22 mol CO2 và 0,21 mol H2O. Lấy 7,23 gam hỗn hợp X đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn đem trung hòa dung dịch sau phản ứng, rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được tham gia phản ứng tráng bạc thu được tối đa m gam Ag. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 19,45.                          B. 15,00.                           C. 13,00.                          D. 21,75.

Xem thêm
Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021 (trang 1)
Trang 1
Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021 (trang 2)
Trang 2
Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021 (trang 3)
Trang 3
Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021 (trang 4)
Trang 4
Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021 (trang 5)
Trang 5
Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021 (trang 6)
Trang 6
Lý Thuyết Chương 1 Este - Chất Béo Môn Hoá Học Lớp 12 Năm 2021 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống