Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 5: Luyện tập về diện tích các hình có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 11 trang gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Toán 5. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập về diện tích các hình có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Toán 5 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 11 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 11 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Luyện tập về diện tích các hình có đáp án – Toán lớp 5:
Luyện tập về diện tích các hình
Câu 1: Cho hình vẽ dưới đây:
Biết rằng ABCD là hình chữ nhật có AB = 35cm; BC = 18cm; AM = CP = AB; BN = DQ = BC.
Vậy diện tích hình bình hành MNPQ là cm2.
Theo đề bài ta có:
AM = CP = 35 : 5 = 7cm
BN = DQ = 18 : 3 = 6cm
Từ đó ta có:
BM = DP = 35 – 7 = 28cm
AQ = CN = 18 − 6 = 12cm
Diện tích tam giác AMQ là :
7 × 12 : 2 = 42 (cm2)
Diện tích tam giác BMN là :
28 × 6 : 2 = 84 (cm2)
Diện tích tam giác CPN là :
7 × 12 : 2 = 42 (cm2)
Diện tích tam giác DPQ là :
28 × 6 : 2 = 84 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
35 × 18 = 630 (cm2)
Diện tích hình bình hành MNPQ là:
630 − (42 + 84 + 42 + 84) = 378 (cm2)
Đáp số: 378cm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 378.
Câu 2: Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ:
A. 60m2
B. 102m2
C. 132m2
D. 144m2
Chia mảnh đất đã cho thành 3 mảnh đất hình chữ nhật như sau:
Gọi S là diện tích mảnh đất ban đầu, S1, S2, S3 lần lượt là diện tích các mảnh đất (1), (2), (3).
Khi đó: S = S1 + S2 + S3.
Diện tích mảnh đất thứ nhất là:
7 × 3 = 21 (m2)
Diện tích mảnh đất thứ hai là:
7 × 3 = 21 (m2)
Chiều rộng của mảnh đất thứ ba là:
12 – 7 = 5 (m)
Chiều dài của mảnh đất thứ ba là:
3 + 6 + 3 = 12 (m)
Diện tích mảnh đất thứ ba là:
12 × 5 = 60 (m2)
Diện tích mảnh đất ban đầu là:
21 + 21 + 60 = 102 (m2)
Đáp số: 102m2.
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một miếng bìa có hình dạng như hình vẽ dưới đây:
Vậy diện tích miếng đó là cm2.
Diện tích miếng bìa hình tam giác ABH là:
42 × 18 : 2 = 378 (cm2)
Độ dài đoạn BK là:
18 + 25 = 43 (cm)
Diện tích miếng bìa hình tam giác BKC là:
43 × 14 : 2 = 301 (cm2)
Diện tích miếng bìa hình chữ nhật AHKD là:
42 × 25 = 1050 (cm2)
Diện tích miếng bìa ABCD là :
378 + 301 + 1050 = 1729 (cm2)
Đáp số: 1729cm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1729.
Câu 4: Cho hình vẽ như sau:
Tính diện tích phần tô màu trong hình vẽ, biết rằng hình vuông ABCD có cạnh dài là 10cm.
A. 5,375cm2
B. 21,5cm2
C. 38,5cm2
D. 78,5cm2
Hình tròn tâm O có đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông và bằng 10cm.
Bán kính của hình tròn tâm O là:
10 : 2 = 5 (cm)
Diện tích hình tròn tâm O là:
5 × 5 × 3,14 = 78,5 (cm2)
Diện tích hình vuông ABCD là:
10 × 10 = 100 (cm2)
Diện tích phần tô màu là:
100 − 78,5 = 21,5 (cm2)
Đáp số: 21,5cm2.
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một mảnh đất hình thang vuông có đáy bé là 16m, chiều cao là 12m. Người ta mở rộng mảnh đất hình thang về phía cạnh bên để có hình chữ nhật (xem hình vẽ bên dưới). Biết diện tích phần mở rộng ( phần đã tô đậm) là 72 m2.
Vậy diện tích mảnh đất hình thang vuông ban đầu là m2.
Diện tích phần đất mở rộng chính là diện tích của mảnh đất hình tam giác vuông KBC có chiều cao BC bằng 12m (bằng chiều cao của hình thang).
Độ dài cạnh KB là:
72 × 2 : 12 = 12 (m)
Độ dài cạnh AB là:
16 + 12 = 28 (m)
Vì ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 28cm.
Diện tích mảnh đất hình thang vuông ban đầu là:
(16 + 28) × 12 : 2 = 264 (m2)
Đáp số: 264m2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 264.
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất:
A. Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
B. Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
C. Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
D. Cả A, B, C đều đúng
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Cho hình vẽ như bên dưới:
Biết hình chữ nhật ABCD có diện tích là 1775cm2. Diện tích của hình tam MDC là:
A. 600cm2
B. 750cm2
C. 900cm2
D. 1200cm2
Độ dài cạnh AD là:
25 + 12 = 37 (cm)
Độ dài cạnh DC là:
1776 : 37 = 48 (cm)
Diện tích tam giác MDC là:
25 × 48 : 2 = 600 (cm2)
Đáp số: 600cm2.
Câu 8: Cho hình vẽ như bên dưới:
Biết hình vuông ABCD có diện tích là 2500dm2, độ dài cạnh AH bằng 70% độ dài đoạn AB.
Vậy diện tích hình thang HBCD là dm2.
Ta có 50 × 50= 2500.
Vậy độ dài cạnh hình vuông ABCD là 50dm hay AB = BC = CD = AD = 50dm.
Ta có HBCD là hình thang vuông với chiều cao là cạnh BC, hai đáy là HB, DC.
Độ dài cạnh AH là:
50 : 100 × 70 = 35 (dm)
Độ dài cạnh HB là:
50 – 35 = 15 (dm)
Diện tích hình thang HBCD là:
(15 + 50) × 50 : 2 = 1625 (dm2)
Đáp số: 1625dm2.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1625.
Câu 9: Tính diện tích phần được tô màu trong hình sau, biết khoảng cách từ tâm A đến tâm B là 1,5cm:
A. 7,065cm
B. 21,195cm
C. 28,26cm
D. 35,325cm
Khoảng cách từ tâm A đến tâm B là 1,5cm nên ta có AB = 1,5cm.
AB chính là bán kính của hình tròn tâm A, vậy hình tròn tâm A có bán kính là 1,5cm.
Hình tròn tâm B có bán kính chính là đường kính của hình tròn tâm A.
Vậy hình tròn tâm B có bán kính là:
1,5 × 2 = 3 (cm)
Diện tích của hình tròn tâm A là:
1,5 × 1,5 × 3,14= 7,065 (cm)
Diện tích của hình tròn tâm B là:
3 × 3 × 3,14 = 28,26 (cm)
Diện tích của phần được tô màu là:
28,26 − 7,065 = 21,19 (cm)
Đáp số: 21,195cm.
Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết rằng diện tích tam giác ABC bằng diện tích hình chữ nhật HKCB và BC = 40cm, độ dài cạng BH bằng 87,5% độ dài cạnh BC.
Vậy chiều cao AM của tam giác ABC là cm.
Độ dài cạnh BH là:
40 : 100 × 87,5 = 35 (cm)
Diện tích hình chữ nhật HKCB là:
40 × 35 = 1400 (cm2)
Diện tích tam giác ABC là:
1400 × 45 = 1120 (cm2)
Chiều cao AH là:
1120 × 2 : 40 = 56 (cm)
Đáp số: 56cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 56.
Câu 11: Tính diện tích bông hoa được tô màu trong hình vẽ sau, biết hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 6cm.
A. 5,13cm2
B. 7,065cm2
C. 20,52cm2
D. 28,26cm2
Gọi H, R, S, T lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA và O là giao điểm của hai cạnh HS và RT. Ta chia hình vuông ban đầu thành 4 hình vuông bằng nhau như hình vẽ.
Độ dài cạnh của mỗi hình vuông nhỏ là:
6 : 2 = 3 (cm)
Nhận xét rằng diện tích 4 hình vuông nhỏ đều bằng nhau, 2 phần không được tô màu ở mỗi hình vuông nhỏ đều bằng nhau và diện tích mỗi cánh hoa đều bằng nhau.
Diện tích hình vuông AHOT là:
3 × 3 = 9 (cm2)
Diện tích hình tròn tâm T bán kính 3cm là:
3 × 3 × 3,14 = 28,26 (cm2)
14 diện tích của hình tròn tâm T bán kính 3cm là:
28,26 × 14 = 7,065 (cm2)
Diện tích phần S1 là:
9 − 7,065 = 1,935 (cm2)
Ta có phần S1 và phần S2 có diện tích bằng nhau và bằng 1,935cm2.
Diện tích 1 cánh hoa là:
9 − (1,935 + 1,935) = 5,13 (cm2)
Diện tích bông hoa được tô màu là:
5,13 × 4 = 20,52 (cm2)
Đáp số: 20,52cm2.