Bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính - Ngữ văn lớp 11 - Nội dung, tác giả, tác phẩm

Tải xuống 2 5.6 K 4

Tài liệu nội dung chính bài Tương tư Ngữ văn lớp 11 gồm 2 trang đầy đủ bố cục, tóm tắt, phương thức biểu đạt, thể loại, ngôi kể, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật giúp học sinh nắm được những nét chính của văn bản.

Tương tư

T – Ngữ văn lớp 11 (ảnh 1)

 Tìm hiểu chung về văn bản:

1. Bài thơ Tương tư

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi.
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

2. Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

a. Vài nét về tiểu sử

 

Nguyễn Bính (1918 -1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính (có thời kì lấy tên Nguyễn Bính Thuyết), quê ở làng Thiện Vịnh xã Đông Hội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nguyễn Bính xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm mồ côi mẹ, năm 10 tuổi phải theo anh lên Hà Nội kiếm sống. Nguyễn Bính làm thơ khi mới 13 tuổi và sớm thể hiện tài năng sáng tác của mình. Năm 1943, ông vào Nam Bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục tham gia công tác báo chí văn nghệ.

Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc và hấp dẫn người đọc bằng chính hồn thơ này. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bính đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Vì thế, Nguyễn Bính được coi là thi sĩ đồng quê và có nhiều tác phẩm được truyền tụng rộng khắp.

b. Sự nghiệp văn học

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính trước Cách mạng: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941) Mười hai bến nước (1942), Cây đàn tì bà (truyện thơ -1944); sau cách mạng có: Ông lão mài gươm (1847), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ - 1958), Đêm sao sáng (1962), Cô Son (chèo - 1961), Người lái dò sông Vị (chèo - 1962)...

2. Tác phẩm

Xuất xứ - Hoàn cảnh ra đời

- Được rút trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).

- Hoàn cảnh ra đời: Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939.

3. Bố cục

- Phần 1 (4 câu đầu): khởi nguồn cho tâm trạng tương tư

- Phần 2 ( 12 câu tiếp theo): tỏ bày tâm tư tương tư

- Phần 3 (còn lại) khao khát hạnh phúc muôn đời của tình yêu đôi lứa

4. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

5. Thể thơ

- Lục bát

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

7. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nồng nàn.

- Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

- Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

- Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

- Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống