Tương tư - Tác giả tác phẩm – Ngữ văn lớp 11

Tải xuống 8 7.5 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu tác giả tác phẩm Tương tư hay nhất, gồm 8 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Tương tư Ngữ văn lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Tương tư Ngữ văn lớp 11:

TƯƠNG TƯ

A. Nội dung tác phẩm

       Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

       Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

       Hai thôn chung lại một làng,

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

       Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

       Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

       Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...

       Tương tư thức mấy đêm rồi,

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

       Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

       Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

       Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Tác giả tác phẩm Tương tư - Ngữ văn lớp 11 (ảnh 1)

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

*Tiểu sử

- Nguyễn Bính (1918 – 1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ sớm.

- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

- Mất đột ngột 20/01/1966.

- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

*Sự nghiệp văn học

- Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...).

- Các tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)...

- Phong cách thơ của Nguyễn Bính mang đậm chất quê:

+ Nội dung:

  • Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một.
  • Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....

+ Hình thức:

  • Hình ảnh thơ bình dị: cây đa, bến nước...
  • Thể thơ dân tộc lục bát.
  • Ngôn ngữ sử dụng yếu tố của ca dao dân ca...

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Được rút trong tập Lỡ bước sang ngang(1940).

b. Hoàn cảnh ra đời: Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939.

c. Thể loại: Lục bát.

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

e. Ý nghĩa nhan đề

- Tương tư: nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, là hiện thân của tình yêu (một tâm hồn đang nhớ và một trái tim đang yêu).

- Khoảng cách về không gian, thời gian chính là cái cớ để tương tư. 

→ Tương tư là khao khát, là nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian để được gần kề.

⇒ Dạng thức đa dạng, phức tạp nhất nhưng cũng sống động nhất của tình yêu.

f. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (4 câu đầu): Khái quát nỗi lòng tương tư.

- Phần 2 (12 câu tiếp): Những trạng thái của tương tư.

- Phần 3 (4 câu cuối): Ước vọng tình yêu xa xôi.

g. Giá trị nội dung

- Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

- Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

h. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nổng nàn.

- Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

- Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

- Hình ảnh sóng đôi: trầu - cau, bến - đò, hoa - bướm, thôn Đoài - thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung...

- Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Khái quát nỗi lòng tương tư 

       Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

       Gió mưa là bênh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

- Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh hoán dụ thôn Đoài, thôn Đông→ Đôi trai gái, hình ảnh mang dáng dấp đồng quê mộc mạc.

- Điệp ngữ một người đứng ở hai đầu câu thơ, diễn tả sự xa cách, nhớ mong.

- Thành ngữ chín nhớ mười mong → Sự mong nhớ da diết, bệnh nhớ thương của một người dành cho một người.

- Tâm trạng của người tình đơn phương cũng được mở ra với trời đất: Gió mưa là bệnh của giời,/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. → Sự liên tưởng độc đáo, bất ngờ. 

⇒ Nhà thơ sử dụng những hiện tượng vốn có của thiên nhiên để nói lên quy luật tất yếu của tình yêu: tương tư là lẽ dĩ nhiên, điều tất yếu của tình yêu.

2. Những trạng thái của tương tư

       Hai thôn chung lại một làng,

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

       Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lá xang nhuộm đã thành cây lá vàng.

       Bảo rằng cách trở đò giang,

Không sang là chẳng đường sang đã đành.

       Nhưng đây cách một đầu đình,

Có xa xôi mấy mà tình xa xôi...

       Tương tư thức mấy đêm rồi,

Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!

       Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

a. Băn khoăn hờn dỗi

- Câu hỏi tu từ với cặp từ song đôi hai thôn  một làngbên ấy  bên này → Không gian xích lại gần nhau.

- Cùng một không gian:

+ Khi kể nỗi lòng mình: dài ra, vô tận.

+ Khi trách móc: thu hẹp khoảng cách đến kiệt cùng Hai thôn chung lại một làng → Điều vô lý dễ thương của kẻ tương tư.

- Trái với quy luật thông thường bên ấy chẳng qua bên này là một cái tôi nhút nhát, chân quê. → Không gian không xa mà tình ý lại xa.

b. Than thở

- Thời gian ngày qua ngày lại qua ngày.

- Nhịp thơ 2/2/2 chuyển thành 3/3, ý và lời vế sau lặp lại vế trước (lặp vế câu) khiến chữ lại tạo thanh điểm nhấn.

- Chữngày lặp lại 3 lần, nhấn mạnh đơn vị thời gian: chủ thể đang đếm từng ngày.

→ Dòng thời gian trôi qua chậm chạp, vô vọng hay chính là lời than thở kể lể ngán ngẩm.

- Nỗi nhớ vàng vọt cả lá xanh → Quy luật tình cảm: Thời gian càng chậm, tâm trạng càng nặng nề, tâm trạng càng mòn mỏi, trông ngóng, thời gian càng lê thê.

- Chữ nhuộm:

+ Thể hiện được thời gian chậm chạp: Thời gian dài đến mức đủ để màu lá chuyển hẳn sang màu khác.

+ Động từ ngoại động + để ngỏ chủ thể: tương tư khiến lòng người héo hon, nhuộm cây héo úa, giữa cây và người có mối tương giao kì lạ.

→ Cây vừa là nhân chứng của mối tương tư, vừa là đồng minh của kẻ tương tư, cũng là nạn nhân của nỗi tương tư.

⇒ Cách diễn tả thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị.

c. Hờn trách

- Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội Bảo rằng…xa xôi.

- Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang – lời buộc tội thật dễ thương.

- Điệp từ phiềm chỉ ai tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được.

→ Vừa trách nhớ, vừa ngẩn ngơ chờ đợi

- Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững sinh ra hờn ngược trách xuôi – một kiểu bày tỏ tình cảm.

d. Nôn nao mơ tưởng

- Câu hỏi tu từ bao giờ…: Sự nôn nao, mong muốn được gặp gỡ.

- Hình ảnh quen thuộc bến  đòhoa khuê các – bướm giang hồ: Những hình ảnh vốn ở trạng thái gần gũi, gắn bó. 

→ Sự gặp gỡ đó chính là niềm mơ ước của tình yêu đôi lứa.

3. Ước vọng tình yêu xa xôi

       Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

       Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn ào?

Có một, nhà anh, nhà em: sự lẻ loi đơn chiếc, anh và em vẫn chưa hòa làm một. 

→ Vẫn luôn ước mong hạnh phúc,

Thôn Đoài…thôn nào: Kín đáo mà duyên dáng, tinh tế.

- Trầu  cau: Khao khát về một nhân duyên lâu bền và đậm chất truyền thống, dân quê của Nguyễn Bính

D. Sơ đồ tư duy

Tương tư

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống