Với giải bài 8 trang 75 Toán lớp 6 Tập 1 Cánh diều chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Toán 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên
Bài 8 trang 75 Toán lớp 6 Tập 1: Để di chuyển giữa các tầng của toà nhà cao tầng, người ta thường sử dụng thang máy. Tầng có mặt sàn là mặt đất thường được gọi là tầng G, các tầng ở dưới mặt đất lần lượt từ trên xuống được gọi là B1, B2,... Người ta biểu thị vị trí tầng G là 0, tầng hầm B1 là – 1, tầng hầm B2 là – 2,...
a) Từ tầng G bác Sơn đi thang máy xuống tầng hầm B1. Sau đó bác đi xuống tiếp 2 tầng nữa. Tìm số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Sơn đến khi kết thúc hành trình.
b) Bác Dư đang ở tầng hầm B2, sau đó bác đi thang máy lên 3 tầng rồi đi xuống
2 tầng. Tìm số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Dư đến khi kết thúc hành trình.
Lời giải:
a) Số nguyên biểu thị vị trí tầng G là 0
Số nguyên biểu thị tầng B1 là – 1
Bác Sơn từ tầng B1 đi xuống 2 tầng nữa, có nghĩa là số tầng bác đi được biểu thị là – 2.
Vậy số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Sơn đến khi kết thúc hành trình là
0 + (– 1) + (– 2) = – 3.
b) Bác Dư đang ở tầng hầm B2, số nguyên biểu thị tầng hầm B2 là – 2
Sau đó bác đi thang máy lên 3 tầng, có nghĩa là số tầng bác đi lần này được biểu thị là 3 (hoặc + 3)
Tiếp theo bác đi xuống 2 tầng, có nghĩa là số tầng bác đi lúc này được biểu thị là – 2.
Vậy số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Dư kết thúc hành trình là:
(– 2) + 3 + (–2) = – 1.
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.
a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.
b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.
c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.
Lời giải:
a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương là phát biểu đúng.
b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm là phát biểu đúng.
c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương là phát biểu sai vì tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm, không phải là số nguyên dương.
Ví dụ: – 3 và – 7 là hai số nguyên âm nên nó là hai số nguyên cùng dấu
Tổng của – 3 và – 7 là (– 3) + (– 7) = – (3 + 7) = – 10 là một số nguyên âm, không phải là số nguyên dương.
Bài 2. Tính một cách hợp lí:
a) 48 + (– 66) + (– 34);
b) 2 896 + (–2 021) + (– 2 896).
Lời giải:
a) 48 + (– 66) + (– 34)
= 48 + [(– 66) + (– 34)] (tính chất kết hợp)
= 48 + [– (66 + 34)]
= 48 + (– 100)
= – (100 – 48)
= – 52.
b) 2 896 + (– 2 021) + (– 2 896)
= 2 896 + (– 2 896) + (– 2 021) (tính chất giao hoán)
= [2 896 + (– 2 896)] + (– 2 021) (tính chất kết hợp)
= 0 + (– 2 021) (cộng hai số đối nhau)
= – 2 021. (cộng với 0)
Bài 3. Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là – 15 000 000 đồng; tháng thứ hai là 40 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.
Lời giải:
Lợi nhuận tháng đầu tiên của cửa hàng là – 15 000 000 đồng
Lợi nhuận tháng thứ hai của cửa hàng là 40 000 000 đồng
Do đó lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó là:
(– 15 000 000) + 40 000 000 = 25 000 000 (đồng)
Vậy lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng là 25 000 000 đồng.
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 73 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 28) + 82; b) 51 + (– 97)...
Bài 1 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 48) + (– 67); b) (– 79) + (– 45)...
Bài 3 trang 74 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 2 018) + 2 018; b) 57 + (– 93); ...
Bài 10 trang 75 Toán lớp 6 Tập 1: Sử dụng máy tính cầm tay Nút dấu âm ...