Giải SGK Toán 6 Bài 1 (Cánh diều): Số nguyên âm

Tải xuống 5 2.2 K 6

Với giải bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Số nguyên âm chi tiết bám sát nội dung sgk Toán 6 Tập 1 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 6 Bài 1: Số nguyên âm

Video giải Toán 6 Bài 1: Số nguyên âm - Cánh diều

Trả lời câu hỏi giữa bài

Giải Toán 6 trang 61 Tập 1 Cánh diều

Câu hỏi khởi động trang 61 Toán lớp 6 Tập 1: Bản tin dự báo thời tiết đưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất của một số ngày trong tháng 01/2020 ở Thủ đô Mát-xcơ-va (Moscow, Nga).

Bản tin dự báo thời tiết đưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất của một số ngày trong tháng

Có những số chỉ nhiệt độ dưới 0 °C như: – 1 °C, – 2 °C, – 6 °C, – 7°C.

Các số trên có gì đặc biệt?

Lời giải:

Các số – 1 °C, – 2 °C, – 6 °C, – 7°C đều có đặc điểm chung là có dấu "–" (dấu trừ) trước mỗi số và các số ở sau dấu trừ thì đều là các số tự nhiên. 

Vậy ta thấy ngay các số ở trên đều không phải là số tự nhiên. 

Luyện tập 1 trang 61 Toán lớp 6 Tập 1: a) Đọc số: – 54.

b) Viết số: âm chín mươi.

Lời giải:

a) Số – 54 được đọc là: "âm năm mươi tư" hoặc đọc là "trừ năm mươi tư".

b) Số "âm chín mươi" được viết là – 90.

Giải Toán 6 trang 62 Tập 1 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1: Viết số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngầm so với mực nước biển, biết tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển 20 m.

Lời giải:

Vì tàu ngầm đang ở vị trí dưới mực nước biển là 20 m, nên số nguyên âm biểu thị độ cao của tàu ngầm so với mực nước biển là – 20 m.

Bài tập

Bài 1 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1: a) Đọc các số sau: – 9, – 18.

b) Viết các số sau: trừ hai mươi ba; âm ba trăm bốn mươi chín.

Lời giải:

a) Số – 9 được đọc là: "âm chín" hoặc là "trừ chín";

Số – 18 được đọc là: "âm mười tám" hoặc "trừ mười tám".

b) Số "trừ hai mươi ba" được viết là: – 23;

Số "ấm ba trăm bốn mươi chín" được viết là: – 349.

Bài 2 trang 62 Toán lớp 6 Tập 1: Bảng thống kê đưới đây cho biết nhiệt độ trong một ngày mùa đông của một vùng xứ lạnh:

Bảng thống kê đưới đây cho biết nhiệt độ trong một ngày mùa đông của một vùng xứ lạnh

a) Đọc và viết nhiệt độ lúc 2 giờ, 10 giờ, 18 giờ, 22 giờ.

b) Xác định tính đúng, sai của các phát biểu sau:

+ Lúc 6 giờ nhiệt độ là – 10 °C;

+ Lúc 14 giờ nhiệt độ là – 3 °C.

Lời giải:

a) Quan sát bảng đã cho ta thấy:

+ Nhiệt độ lúc 2 giờ:

- Đọc là "âm tám độ C" hoặc là "trừ tám độ C"

- Viết là: – 8 oC

+ Nhiệt độ lúc 10 giờ:

- Đọc là: "âm năm độ C" hoặc là "trừ năm độ C"

- Viết là: – 5 oC

+ Nhiệt độ lúc 18 giờ:

- Đọc là: "không độ C" 

- Viết là: 0 oC

+ Nhiệt độ lúc 22 giờ:

- Đọc là: "âm ba độ C" hoặc là "trừ ba độ C"

- Viết là: – 3 oC

b) Quan sát bảng đã cho ta thấy:

+ Lúc 6 giờ nhiệt độ là – 10 °C là phát biểu đúng.

+ Lúc 14 giờ nhiệt độ là – 3 °C là phát biểu sai vì lúc 14 giờ nhiệt độ là 2 °C.

Giải Toán 6 trang 63 Tập 1 Cánh diều

Bài 3 trang 63 Toán lớp 6 Tập 1: Viết số nguyên âm biểu thị các tình huống sau:

a) Ông An nợ ngân hàng 4 000 000 đồng;

b) Bà Ba kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng.

Lời giải:

a) Ông An nợ ngân hàng 4 000 000 đồng, có nghĩa là ông An có – 4 000 000 đồng;

b) Bà Ba kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng, có nghĩa là bà Ba có – 600 000 đồng.

Bài 4 trang 63 Toán lớp 6 Tập 1: Viết số nguyên âm chỉ năm có các sự kiện sau:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên;

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

Lời giải:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên.

 Vậy có nghĩa là nó được tổ chức năm – 776.

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

Vậy có nghĩa là nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm – 287.

Có thể em chưa biết (trang 63)

Có thể em chưa biết - Bài 1 trang 63 Toán lớp 6 Tập 1: 1. Độ sâu lớn nhất của các đại đương dưới mực nước biển

+) Rãnh Ma-ri-a-na (Mariana, thuộc Thái Bình Dương) sâu 10 925 m.

1. Độ sâu lớn nhất của các đại đương dưới mực nước biển

+) Rãnh Pu-éc-tô Ri-cô (Puerto Rico, thuộc Đại Tây Dương) sâu 8 408 m.

+) Rãnh Gia-va (Java, thuộc Ấn Độ Dương) sâu 7 290m. 

+) Môn-loi Hâu-lơ (Molloy Hole, nơi sâu nhất của Bắc Băng Dương) sâu 5 669 m. 

(Nguồn: http:/www.sciencedirect.com/science/article/pi/S001282521830429X)

Hãy sử dụng số nguyên âm để biểu diễn các độ cao đó (so với mực nước biển).

Lời giải:

+) Rãnh Ma-ri-a-na (Mariana, thuộc Thái Bình Dương) sâu 10 925 m, có nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 10 935 m. 

+) Rãnh Pu-éc-tô Ri-cô (Puerto Rico, thuộc Đại Tây Dương) sâu 8 408 m, nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 8 408 m. 

+) Rãnh Gia-va (Java, thuộc Ấn Độ Dương) sâu 7 290m, nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 7 290 m. 

+) Môn-loi Hâu-lơ (Molloy Hole, nơi sâu nhất của Bắc Băng Dương) sâu 5 669 m, nghĩa là rãnh này có độ cao so với mực nước biển là – 5 669 m.

Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 1: Số nguyên âm

+ Các số – 1, – 2, – 3, ... là các số nguyên âm. Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “–”  ở trước số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: – 5, – 10, – 10 000, ….

+ Cách đọc số nguyên âm: Có hai cách đọc số nguyên âm

Ví dụ: – 7 là số nguyên âm, đọc là âm bảy hoặc trừ bảy. 

+ Số nguyên âm được sử dụng trong nhiều tình huống thực tiễn cuộc sống. 

Chẳng hạn, 

- Số nguyên âm được dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0 °C

Ví dụ: Nhiệt độ 5 độ dưới 0 °C được viết là   – 5 °C. đọc là: âm năm độ C.

- Số nguyên âm được dùng để chỉ độ cao dưới mực nước biển.

Ví dụ: Một thị trấn nhỏ gần thành phố Rốt-téc-đam (Rotterdam, Hà Lan) là một vùng đất trũng dưới mực nước biển xấp xỉ 7 m. Ta nói độ cao trung bình của vùng đất đó là – 7 m. 

- Số nguyên âm được đùng để chỉ số tiền nợ, cũng như để chỉ số tiền lỗ trong kinh doanh.

Ví dụ: Khi ông Huy nợ 50 000 đồng thì ta có thể nói ông Huy có – 50 000 đồng.

Khi báo cáo kết quả kinh doanh, nếu bị lỗ 40 000 000 đồng thì ta có thể nói lợi nhuận là – 40 000 000 đồng.

- Số nguyên âm được dùng để chỉ thời gian trước Công nguyên.

Ví dụ: Nhà toán học Py-ta-go (Pythagoras) sinh năm – 570, nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.

Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 1

Bài 2: Tập hợp các số nguyên

Bài 3: Phép cộng các số nguyên

Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống