Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất

Tải xuống 8 3.2 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Bài giảng Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Tiết 48 Bài 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

     - Đinh nghĩa được sinh sản hữu tính

     - Nêu được ba giai đoạn phát triển của quá trình sinh sản hữu tính

     - Nêu được bản chất của sinh sản hữu tính

     - Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong, và ưu nhược điểm của chúng

     - Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật cũng như ưu nhược điểm

  1. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
  2. Thái độ: Nhận thấy rõ hơn sự hoàn thiện trong sinh sản ở động vật từ vô tính đến hữu tính.
  3. Năng lực

   a, Năng lực chung.

    - Năng lực tự học

    - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    - Năng lực giao tiếp.

    - Năng lực hợp tác.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực công nghệ thông tin.

    b, Năng lực đặc thù.

    - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

    - Năng lực nghiên cứu và thực hành sinh học.

    - Năng lực tính toán.

    - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học

    - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 

    - Năng lực sáng tạo       

II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:

  - Các giai đoạn của sinh sản hữu tính, ưu diểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài,  mang thai và sinh con so với đẻ trứng.

III. PHƯƠNG PHÁP:

           Vấn đáp + Thảo luận nhóm.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Các tranh từ hình 45.1 – 45.4

- Phiếu học tập:

  2.Chuẩn bị của học sinh:

    - Nghiên cứu bài và chuẩn bị các lệnh trong sách giáo khoa

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

    1: Ổn định lớp

  1. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

    Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Nêu ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính?

    Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính?

    HS: Trả lời

    GV: Nhận xét , đánh giá, cho điểm

 * Gợi ý trả lời:

 Câu1: - Định nghĩa sinh sản vô tính

           - Ưu điểm: + Có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

                             + Tạo các cơ thể giống nhau và giống mẹ về mặt di truyền

                             + Tạo các cá thể thích nghi với môi trường sống ổn định

           - Nhược điểm: Khi điều kiện sống thay đổi thì có thể dẫn đến chết hàng loạt

 

Câu 2:

     + Phân đôi : Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân

     + Nảy chồi: Dựa trên nguyên phân nhiều lần để tạo thành 1 chồi con

     + Phân mảnh: Dựa trên mảnh vụn cơ thể qua nguyên phân tạo thành cơ thể mới

     + Trinh sản:  Dựa trên phân chia tế bào trứng ( không thụ tinh ) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên các cá thể mới có bộ NST đơn bội.

  1. Bài mới:

       Giáo viên: Dẫn dắt vào bài mới : Chúng ta đã tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật, vậy thì sinh sản hữu tính ở động vật có gì khác so với sinh sản vô tính? Động vật có những hình thức sinh sản hữu tính nào? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta đi vào bài mới:

I. Sinh sản hữu tính là gì? (7’)

 

Hoạt động

của giáo viên

Hoạt động

của học sinh

Nội Dung

GV: Cho ví dụ về vài loài động vật sinh sản hữu tính?

GV: Hãy hoàn thành câu 2 lệnh 1 trong sách giáo khoa

GV: Phân tích và khái quát lại.

GV: Quá trình sinh sản ở động vật gồm những giai đoạn nào – Dẫn dắt vào phần tiếp theo

HS: Cá, ếch, thằn lằn, chim,…

 

HS: Đáp án C

 I: SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?

 

 

 

 

Nội dung đáp án C

 

II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (15’)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội Dung

GV: Có nhiều hình thức sinh sản như: Tiếp hợp, tự phối, giao phối. Ta chỉ đi nghiên cứu quá trình sinh sản qua giao phối.

GV: Hoàn thành câu 1 lệnh 2 sách giáo khoa  

 

 

GV Hoàn thành câu 2 lệnh 2 SGK

 

 

 

GV: Ở gà giao tử và hợp tử có bộ NST cụ thể bằng bao nhiêu.

 

 

GV:  Tinh trùng và trứng hình thành ở bộ phận nào của cơ thể?

GV: Tại sao số lượng NST ở tinh trùng và trứng là đơn bội?

 

GV: Thụ tinh là gì?

 

GV: Tại sao từ hợp tử lại có thể phát triển thành một cơ thể mới?

GV: Bổ sung và hoàn thiện

 

GV: Thông báo cho HS sơ đồ hình 45.1 áp dụng cho các loài động vật đơn tính, một số loài động vật lưỡng tính có hiện tượng tự thụ tinh nhưng cũng có loài thụ tinh chéo.

GV:Vì sao giun đất lại có hiện tượng thụ tinh chéo?

GV:Vì đai sinh dục (tinh trùng và trứng) không chín cùng một lúc.

GV: Hoàn thành câu 3 và 4 lệnh 2 SGK

GV giải thích rõ và bổ sung.

 

 

 

 

 

HS: Ô 1: Hình thành tinh trùng và trứng

       Ô 2: Thụ tinh

       Ô 3: Phát triển phôi

HS:

Tinh trùng, trứng → n

Hợp tử  →  2n

HS: Tinh hoàn và buồng trứng

HS: Hợp tử :2n= 78

       Giao tử :n=39

 

HS:  Trả lời

 

Dựa vào quá trình giảm phân để giải thích

 

HS: Trả lời

 

HS: Trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Trả lời

 

HS: Trả lời

 

II: QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

- Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:

 +Hình thành tinh trùng và trứng

 +Thụ tinh

 +Phát triển phôi, hình thành cơ thể mới 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hình thành giao tử:

+ Nguồn gốc: buồng trứng và tinh hoàn

+Quá trình SS hữu tính:

TB sinh tinh  ---->Tinh trùng                   

                       GP 

TB sinh trứng---->Trứng

                        NP

Cơ thể mới  <-------  Hợp tử  (2n)                                                                         

 

 

- Một số loài động vật lưỡng tính   (giun đất) có hiện tượng thụ tinh chéo.

 

 

III. Các hình thức thụ tinh  (7’)

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội Dung

GV: Cho HS hoàn thành câu 1 lệnh 3 SGK

GV: Phát phiếu học tập số 1 cho HS. HS thảo luận và điền thông tin vào.

GV: Sử dụng bảng phụ 1 để khái quát lại nội dung

 

 

HS: Thảo luận nhóm và trả lời

III: CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH

 

 

 

Nội dung bảng phụ 1

 

 

IV. Đẻ trứng và đẻ con (7’)

 

Hoạt động của GV

Hoạt động của GV

Nội Dung

GV: Hoàn thành câu 1 lệnh 4 SGK

GV: Phát phiếu học tập số 2 cho HS. HS thảo luận và điền thông tin vào.

GV: Sử dụng bảng phụ 2 để khái quát lại nội dung

HS: Cho ví dụ

 

HS: Thảo luận nhóm và trả lời

IV: ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON:

 

Nội dung bảng phụ 2

 

  1. Củng cố: ( 3 phút )

          Giúp học sinh khái quát chiều hướng tiến hóa về sinh sản của động vật từ thụ tinh  ngoài đến thụ tinh trong;từ để trứng đên mang thai và sinh con.

  1. Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 3 phút )

Trả lời các câu hỏi cuối bài

Chuẩn bị bài mới và nghiên cứu kĩ các lệnh trong SGK.

 

Họ và tên:……………..

Lớp:………                                              Phiếu học tập số 1

     

Hình thức thụ tinh

Thụ tinh ngoài

Thụ tinh trong

Khái niệm

 

 

 

Môi trường

 

 

 

Ưu điểm

 

 

 

Nhược điểm

 

 

 

                            

Họ và tên:………………

Lớp:…………

Phiếu học tập số 2

Hình thức sinh sản

Đẻ trứng

Đẻ con

Ưu điểm

 

 

 

Nhược điểm

 

 

 

 

                                                                Nội dung bảng phụ 1

         Hình thức 

                    T.tinh 

Chỉ tiêu so

Sánh

 

Thụ tinh ngoài

 

Thụ tinh trong

Khái niệm

Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái.

Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của con cái.

Môi trường

 

Nước

 

Cạn

Ưu điểm:

- Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng một lúc.

- Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh.

- Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong.

- Hiệu suất thụ tinh cao

- Hợp tử được bảo vệ tốt ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

Nhược điểm

- Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp.

- Hợp tử không được bảo vệ nên tỷ lệ phát triển và đẻ con thấp.

- Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh.

- Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít.

 

 

Nội dung bảng phụ 2

Hình thức sinh sản

Đẻ trứng

Đẻ con

Ưu điểm

- Không mang thai nên con cái không khó khăn khi tham gia các hoạt động sống

- Trứng thường có vỏ bọc bên ngoài chống lại các tác nhân bất lợi.

- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.

- Tỉ lệ chết của phôi thai thấp

 

 

Nhược điểm

- Môi trường bất lợi làm phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp

- Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị tác động của môi trường.

- Mang thai gây khó khăn trong hoạt sống của động vật

- Tốn nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi

- Sự phát triển của phôi thai phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể mẹ

 

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống