Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc của các loại virut mới nhất – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Chương III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Tiết 30: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Mục tiêu:
II. Chuẩn bị:
Các hình vẽ trong sách giáo khoa.
III. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp + Trực quan + Hoạt động nhóm
IV. Trọng tâm bài giảng:
Đặc điểm hình thái, cấu tạo chung của virut.
V. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
(?) Những chất hoá học nào là chất dinh dưỡng và chất ức chế ?
(?) Các yếu tố vật lí ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của VSV ?
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
Hoạt động 1 (?) Virut là gì ? HS: Hình thức sống của virut như thế nào ? HS : kí sinh…
GV: Hãy quan sát hình vẽ sách giáo khoa và cho biết virut có cấu tạo như thế nào ? HS
(?) Virut có vỏ ngoài khác với virut trần ở điểm nào ? GV: Vỏ ngoài thực chất là màng sinh chất của chất chủ nhưng bị virut cải tạo và mang kháng nguyên đặc trưng cho virut. Hoạt động 2 (?) Hãy quan sát hình vẽ sách giáo khoa và cho biết hình thái của virut như thế nào ? HS: (?) Hãy so sánh đặc điểm cấu trúc của virut ?
|
Bài 29. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT 1. Khái niệm: - Virut là thực thể chưa có cấu tạo té bào, có kích thước siêu nhỏ. - Virut nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào và sống kí sinh bắt buộc. 2. Cấu tạo: Gồm 2 thành phần: - Lõi Axit nuclêic(Chỉ chứa AND hoặc ARN). AND hoặc ARN là chuỗi đơn hoặc chuỗi kép. - Vỏ bọc prôtein (Capsit) Bao bọc axit nuclêic để bảo vệ, cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme. *Lưu ý: Một số virut có thêm vỏ ngoài. - Cấu tạo vỏ ngoài là lớp lipit. - Mặt vỏ ngoài có cấc gia glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào. - Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
3. Hình thái: - Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. - Có hình que, hình sợi, hình cầu… VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi… - Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diệngồm 20 mặt tam giác đều VD: Virut bại liệt - Cấu trúc hổn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. VD: Phagơ
|
Câu 1: Virut là gì ?
Câu 2: Virut sống bắt buộc trong tế bào chủ (VSV, ĐV, TV) gọi là ?
Câu 3: Virut có cấu trúc xoắn như thế nào ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa.
VI. Rút kinh nghiệm: