Giáo án Sinh học 10 Bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành mới nhất – CV5512

Tải xuống 2 2.5 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 10 Bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành mới nhất – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tiết 22: THỰC HÀNH:

QUAN SÁT CÁC K Ỳ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH

 I. MỤC TIÊU

Trên cơ sở quan sát các kỳ của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành, HS phải:

- Nhận biết được các kỳ khác nhau của nguyên phân dưới kính hiểm vi.

- Vẽ được các hình ảnh quan sát được ứng với mỗi kỳ của nguyên phân ra vở.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản trên kính hiểm vi để lấy thông tin.

II. CHUẨN BỊ: Như SGK

III. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH

Theo đúng trình tự hướng dẫn trong SGK.

Lưu ý:Các kỹ năng chính trong tiết thực hành gồm:

  1. a) Kỹ năng sử dụng kính hiển vi:( Chỉ hướng dẫn khi có HS không biết sử dụng kính)

- Bước 1: Cắm vào nguồn điện , sau đó điều chỉnh cường độ ánh sáng.

- Bước 2: Đưa tiêu bản lên mâm kính.

Quan sát tiêu bản cố định hay tiêu bản tạm thời. Kẹp tiêu bản sao cho vật cần quan sát nằm chính giữa vật kính.

- Bước 3: Quan sát tiêu bản

Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc chỉnh thô theo chiều kim đồng hồ (chỉnh xuống) cho tới khi gần sát tiêu bản (không được chạm tiêu bản). Mắt nhìn thị kính, tay phải từ từ vặn ốc theo chiều ngược lại (chỉnh lên) cho tới khi nhìn rõ vật thì dừng lại. Để quan sát rõ hơn, có thể dùng núm tinh chỉnh khi nào thấy vật rõ thì dừng lại. Nếu muốn phóng to vật cần quan sát thì vặn ốc chỉnh thô theo chiều ngược kim đồng hồ (chỉnh lên) cách mẫu vật khoảng 4 cm, xoay đĩa quay các vật kính đến độ phóng đại lớn khi khớp là được. Sau đó tiến hành chỉnh thô và tinh chỉnh như trên để quan sát mẫu.

- Bước 4: Vệ sinh kính

Sau khi quan sát song, phải bỏ mẫu vật ra, lau kính bằng vải mềm, xoay ốc chỉnh thô về vị trí ban đầu. Kính hiển vi nên được để trong hộp gỗ hoặc bao bằng túi nilon vàbảo quản ở nơi khô mát, tránh nơi có hơi axit hay kiềm.

  1. b) - Kỹ năng quan sát, nhận biết, gọi tên các thông tin trên tiêu bản.

    - Kỹ năng vẽ hình mô ta trên cơ sở những thông tin quan sát được.

Khi hướng dẫn HS quan sát, GV lưu ý HS cách nhận dạng các kỳ dựa vào:

- Mức độ co xoắn của NST.

- Phân bố của NST (tản mát trong tế bào hay dàn thành 1 hàng hoặc phân thành 2 nhóm).

- Quan sát xem có hay không có hình ảnh phân chia của tế bào chất?

GV yêu cầu HS đến số lượng NST quan sát được ở kỳ giữa, từ đó xác định bộ NST 2n của loài là bao nhiêu?

IV.VIẾT THU HOẠCH

GV hướng dẫn HS vẽ các kỳ theo đúng trình tự xuất hiện trong chu kỳ tế bào.

  1. HƯớNG DẫN Về NHÀ:

          - Hoàn thành bài thu hoạch.

          - Soạn trước bài: Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất  và năng lượng ở VSV

Xem thêm
Giáo án Sinh học 10 Bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành mới nhất – CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 10 Bài 20: Thực hành Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành mới nhất – CV5512 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống