Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Mở đầu trang 140 KHTN lớp 6: Treo một vật nhỏ bằng sắt vào giá đỡ như hình 27.1 a.
a. Dùng tay kéo nhẹ vật để dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1 b. Buông tay cho vật trở lại đứng yên như cũ.
b. Đưa từ từ một thanh nam châm lại gần vật sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1 c.
Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng có nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật không?
Trả lời:
Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng không nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật, vì:
Thanh nam châm có thể hút các vật bằng sắt khi lại gần và làm vật đó lệch khỏi phương thẳng đứng.
Trả lời:
- Lực tiếp xúc do búa tác dụng vào đinh, làm đinh ngập sâu vào tường.
- Lực do chân đè vào quả bóng, làm nó bị biến dạng
Trả lời:
- Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo, khi quả táo rơi khỏi cây sẽ rơi về phía Trái Đất.
- Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng:
Trả lời:
Học sinh làm thí nghiệm và nhận thấy:
- Khi đặt hai cực của cùng tên của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng đẩy nhau.
- Khi đặt hai cực của khác tên của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau.
Lý thuyết Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
1. Lực tiếp xúc
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
Ví dụ:
- Lực tiếp xúc do búa làm biến dạng thanh thép
- Lực do ngón tay người làm biến dạng quả bóng
2. Lực không tiếp xúc
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
Ví dụ:
- Lực hút của hai thanh nam châm
- Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh