SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 27 (Cánh diều): Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Bài 27.1 trang 72 sách bài tập KHTN 6: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây.

B. Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe.

C. Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau.

D. Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Lời giải:

A – lực không tiếp xúc vì Trái Đất không tiếp xúc với quả táo trên cây

B – lực tiếp xúc vì chân của người đã tiếp xúc lên đĩa cân

C – lực không tiếp xúc vì hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau

D – lực không tiếp xúc vì Mặt Trời và Trái Đất không tiếp xúc với nhau

Chọn đáp án B

Bài 27.2 trang 72 sách bài tập KHTN 6: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở cửa.

B. Lực của chân người tác dụng lên bậc thang khi đi bộ.

C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay.

D. Lực của gió tác dụng lên cánh diều.

Lời giải:

A – lực tiếp xúc vì tay của người đã tiếp xúc lên cánh cửa

B – lực tiếp xúc vì chân của người đã tiếp xúc lên bậc thang

C – lực không tiếp xúc vì Trái Đất gây ra lực không có sự tiếp xúc nào với máy bay

D – lực tiếp xúc vì gió (khối không khí) đã tiếp xúc với cánh diều

Chọn đáp án C

Bài 27.3 trang 72 sách bài tập KHTN 6: Hai lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.

B. Lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó và lực do tay người làm biến dạng quả bóng.

C. Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó.

D. Lực do tay người làm biến dạng quả bóng và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.

Lời giải:

Trả lời

A – hai lực không tiếp xúc vì Trái Đất không tiếp xúc với vật rơi, nam châm không tiếp xúc với vật bằng sắt.

B – hai lực tiếp xúc vì mặt sàn tiếp xúc với vật trượt trên nó.

C – một lực không tiếp xúc, một lực tiếp xúc vì Trái Đất không tiếp xúc với vật rơi nên là lực không tiếp xúc, nhưng mặt sàn lại tiếp xúc với vật trượt trên nó nên là lực tiếp xúc.

D – một lực tiếp xúc, một lực không tiếp xúc vì lực do tay người tác dụng lên quả bóng tại điểm tiếp xúc là lực tiếp xúc, còn lực không tiếp xúc là lực do nam châm gây ra không tiếp xúc lên vật bằng sắt.

Chọn đáp án A

Bài 27.4 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Nêu ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Lời giải:

Mẹ bế em bé: Lực do tay và cơ thể của mẹ đã tiếp xúc với em bé.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 27.5 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Quan sát hình 27.1 và cho biết, quả bóng bay chịu tác dụng của những lực nào? Chỉ ra lực không tiếp xúc tác dụng lên quả bóng.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Hình 27.1

Lời giải:

Quả bóng bay chịu tác dụng của những lực:

+ Lực hút của Trái Đất => lực không tiếp xúc.

+ Lực kéo của sợi dây => lực tiếp xúc.

+ Lực đẩy của gió (khối không khí chuyển động) => lực tiếp xúc.

- Lực không tiếp xúc tác dụng lên quả bóng là lực hút của Trái Đất.

Bài 27.6 trang 73 sách bài tập KHTN 6: Gió từ quạt điện khiến tờ giấy bay. Tờ giấy chịu tác dụng của lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc nào?

Lời giải:

Tờ giấy chịu tác dụng của:

- lực tiếp xúc là: lực của gió quạt (khối không khí chuyển động)

- lực không tiếp xúc là: lực hút của Trái Đất.

Lý thuyết Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

1. Lực tiếp xúc

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

- Lực tiếp xúc do búa làm biến dạng thanh thép

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

- Lực do ngón tay người làm biến dạng quả bóng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

2. Lực không tiếp xúc

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

- Lực hút của hai thanh nam châm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

- Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá