Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 29 (Cánh diều): Lực hấp dẫn

Tải xuống 4 2.3 K 4

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Lực hấp dẫn chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6  Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn

Mở đầu trang 149 KHTN lớp 6: Khi buông tay, quả bóng em đang cầm trong tay rơi xuống đất. Nếu em tung quả bóng lên cao, sức hút nào làm cho quả bóng sau khi chuyển động lên cao lại rơi xuống đất?

Trả lời:

Nếu em tung quả bóng lên cao, lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả bóng làm cho quả bóng sau khi chuyển động lên cao lại rơi xuống đất.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 149 KHTN lớp 6: Trên hộp bánh có ghi: “ Khối lượng tịnh 502g”. Có phải số đó chỉ lượng bánh trong hộp?

Trả lời:

Trên hộp bánh có ghi: “ Khối lượng tịnh 502g” là số đo chỉ lượng bánh trong hộp.

Luyện tập trang 149 KHTN lớp 6:

Hãy tìm từ và số cho trong khung thích hợp với chỗ có dấu ? trong các câu sau

Trả lời:

Mọi vật đều có khối lượng

Khối lượng của bánh chứa trong hộp là 502g

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

Vận dụng 1 trang 150 KHTN lớp 6: - Hãy ước lượng khối lượng của em?

- Làm thế nào để em đo được khối lượng của mình?

Trả lời:

- Khối lượng của em: 38kg

- Để biết được khối lượng của mình em dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử.

Tìm hiểu thêm trang 150 KHTN lớp 6: Biết cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Mặt Trăng bằng 1/6 cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất. Một vật ở Trái Đất có khối lượng 90kg. Ở Mặt Trăng, vật này có trọng lượng bao nhiêu niuton?

Trả lời:

Biết cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Mặt Trăng bằng 1/6 cường độ trường

Vận dụng 2 trang 150 KHTN lớp 6: Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2. Theo em, nếu không làm đúng như biển báo thì gây hại cho cầu như thế nào?

Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2. Theo em, nếu không làm đúng

Trả lời:

- Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2 thể hiện cầu chỉ chịu được khối lượng tối đa cho xe đi qua cầu là 10 tấn.

- Nếu không làm đúng như biển báo, xe có khối lượng lớn hơn 10 tấn đi qua cầu sẽ làm cầu bị sập.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 151 KHTN lớp 6: Dựa vào kết quả thí nghiệm của mình, em hãy cho biết:

Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới lò xo thì độ giãn của lò xo thay đổi thế nào?

Trả lời:

Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới lò xo thì độ giãn của lò xo cũng tăng theo tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào nó.

Vận dụng 3 trang 152 KHTN lớp 6: Em hãy thực hiện một thí nghiệm để chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào nó.

Trả lời:

- Dụng cụ làm thí nghiệm gồm: 1 lò xo, các quả nặng kim loại có cùng khối lượng 50g, thước có độ chia nhỏ nhất là 1mm.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Bước 1: Điều chỉnh để lò xo treo thẳng đứng, có thể đọc rõ độ chia trên thước.

+ Bước 2: Đầu tiên, đánh dấu vị trí đầu dưới của lò xo.

+ Bước 3: Treo một quả kim loại vào đầu dưới của lò xo, chiều dài của lò xo tăng thêm một đoạn. Phần tăng thêm đó được gọi là độ giãn của lò xo. Đọc và ghi kết quả vào bảng.

+ Bước 4: Lần lượt treo thêm các quả kim loại vào đầu dưới của lò xo. Ghi lại các kết quả vào bảng.

Bảng: Kết quả đo độ giãn của lò xo

Lần đo

Khối lượng của vật treo (kg)

Chiều dài ban đầu của lò xo (m)

Chiều dài của lò xo khi treo vật (m)

Độ dãn của lò xo (m)

1

0,05

0,1

0,115

0,015

2

0,1

0,13

0,03

3

0,15

0,145

0,045

4

0,2

0,16

0,06

Ta thấy:

Em hãy thực hiện một thí nghiệm để chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng

Vậy độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào nó.

Lý thuyết Bài 29: Lực hấp dẫn

1. Lực hấp dẫn là gì?

- Mọi vật trên Trái Đất đều bị Trái Đất hút về phía tâm của nó.

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Hai cuốn sách nằm trên mặt bàn giữa chúng có lực hấp dẫn.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Nhờ có lực hấp dẫn mà Mặt Trăng mới quay quanh được Trái Đất.

2. Khối lượng và trọng lượng

a. Khối lượng

- Mọi vật đều có khối lượng.

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

Ví dụ: Trên vỏ sữa có ghi “khối lượng tịnh: 1,284kg” => Số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

b. Trọng lượng

- Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).

- Công thức tính cường độ của trường hấp dẫn:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

- Công thức tính trọng lượng:

trọng lượng = 10 x khối lượng

- Ví dụ:

Khối lượng của cơ thể người là 48kg thì có trọng lượng = 10 . 48 = 480 (N)

3. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng

- Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.

- Ví dụ:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Lực hấp dẫn | Cánh diều

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống