Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất

Tải xuống 6 2.9 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Chương3. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

          Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT

 

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức

- Học sinh phải phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra được các ví dụ minh hoạ.

- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP.

- Trình bày được khái niệm chuyển hoá vật chất.

  1. Kỹ năng

- Nhận biết được các dạng năng lượng và vai trò của năng lượng đối với cơ thể ® biết cách chăm sóc bản thân.

- Kỹ năng phân tích, khái quát hóa và tổng hợp kiến thức.

  1. Thái độ

- Đối với con người cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho từng đối tượng lao động nhằm tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng đảm bảo sức khỏe cho con người Chế độ dinh dưỡng ---> Đủ Q và sức khoẻ để  hoạt động (học tập).

- Biết được vai trò của năng lượng mà có cách vận dụng năng lượng và chăm sóc cơ thể cho phù hợp.

-Giáo dục kỹ năng sống:

+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về năng lượng và các dạng năng lượng, chuyển hóa vật chất trong tế bào

  1. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2.Kĩ thuật dạy học

-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

          - Tranh vẽ hình 13.1 và 13.2 SGK.

          - Tranh minh hoạ cho thế năng và động năng (bắn cung).

          - Phiếu học tập để thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. ổn định lớp, Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không KT

3.  Bài mới:

 

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu :

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp:  trò chơi, gợi mở..

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

- Điều gì xảy ra khi cho tế bào vào dung dịch ưu trương và nhược trương? Giải thích.

- Nước và các chất hòa tan qua màng sinh chất theo cơ chế nào?

SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

 

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu :

- Học sinh phải phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra được các ví dụ minh hoạ.

- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP.

- Trình bày được khái niệm chuyển hoá vật chất.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Hoạt động 1

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

? Năng  lượng là gì?

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời.

? Trong tế bào, năng lượng được tồn tại ở những dạng nào?

 

Hoạt động 2

GV chia nhóm HS, nêu yêu cầu công việc đối với HS, quan sát HS thực hiện

Câu hỏi: Trình bày thành phần hóa học và chức năng của phân tử ATP ?

 

 

 

GV đánh giá, tổng kết

GV yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.

Chuyển hóa vật chất là gì ? Chuyển hoá vật chất bao gồm những quá trình nào?

 

GV gọi HS trả lời, gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

GV đánh giá, kết luận.

 

HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời.

 

 

 

 

HS quan sát thí nghiệm, thảo luận nhanh, trả lời.

 

 

 

 

 

HS nghe câu hỏi, tham khảo SGK trả lời.

 

 

 

 

 

HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, tiến hành thảo luận, ghi nhận kết quả và cử đại diện lên trình bày.

 

 

 

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

 

 

 

HS quan sát hình, tham khảo SGK và trả lời câu hỏi.

Cá nhân HS trả lời.

I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào:

1.Khái niệm năng lượng:

   - Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

 - Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới các dạng : hóa năng, điện năng, nhiệt năng,…

2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào:

   - Thành phần hóa học:

+ 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin.

+ 1 phân tử đường Ribôzơ.

+ 3 nhóm phôtphat.

 - Vai trò của ATP trong tế bào:

 

+ Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.

+ Vận chuyển các chất qua màng.

+ Sinh công cơ học.

II. Chuyển hóa vật chất:

   - Khái niệm: Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế  bào, luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

   Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình:

+ Đồng hóa: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

+ Dị hóa: là quá trình phân giải các chất hữu  cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

 

C: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất (ảnh 1)

 

D: VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Nêu ví dụ về dạng năng lượng trong tế bào

Lời giải:

Năng lượng trong tế bào tồn tại ở nhiều dạng: hóa năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học), điện năng (điện thế chênh lệch ở 2 phía của màng), nhiệt năng,…Trong đó hóa năng là năng lượng chủ yếu của tế bào.

 

E: MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

      - Xem trước bài mới, tại sao khi ta cho cơm vào miệng nhai một lúc thì có vị ngọt? Giải thích hiện tượng trên.

 ...........................Hết.......................

Xem thêm
Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống