Giải SGK Khoa học tự nhiên 6 Bài 17 (Cánh diều): Đa dạng nguyên sinh vật

Tải xuống 8 1.9 K 6

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6  Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Mở đầu trang 99 KHTN lớp 6: Quan sát hình dạng của vi sinh vật trong hình 17.1 trao đổi với các bạn trong nhóm về số lượng và hình dạng của chúng.

Quan sát hình dạng của vi sinh vật trong hình 17.1 trao đổi với các bạn

Trả lời:

Các sinh vật trong hình 17.1 rất đa dạng về số lượng và có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ như:

- Trùng roi hình thoi

- Các loại tảo đơn bào có hình cầu, hình tam giác, hình que,…

- Trùng giày có hình đế giày

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 100 KHTN lớp 6: Gọi tên, mô tả hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật có trong hình 17.2.

Gọi tên, mô tả hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật

Gọi tên, mô tả hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật

Trả lời:

Tên sinh vật

Đặc điểm nhận dạng

Tảo lục đơn bào

- Tế bào hình cầu, màu xanh lục, nhiều lục lạp

Tảo silic

- Cơ thể đơn bào với nhiều hình dạng khác nhau, sống đơn độc hoặc thành tập đoàn.

- Có thành tế bào và vách ngăn ở giữa

Trùng roi

- Cơ thể đơn bào hình thoi, có một roi dài

- Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển

Trùng giày

- Cơ thể đơn bào, hình dạng giống đế giày

- Di chuyển nhờ lông bơi

Trùng biến hình

- Cơ thể đơn bào luôn thay đổi hình dạng

- Di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 100 KHTN lớp 6: Quan sát hình 17.3 và cho biết nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào?

Quan sát hình 17.3 và cho biết nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào

Trả lời:

Nguyên sinh vật có thể là thức ăn của nhiều loài động vật, bao gồm tôm, cua, các động vật nhỏ và cá.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 101 KHTN lớp 6: Quan sát hình 17.4, 17.5, hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người?

Quan sát hình 17.4, 17.5, hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét

Quan sát hình 17.4, 17.5, hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét

Trả lời:

Tên bệnh

Cách phòng tránh

Sốt rét

- Tiêu diệt muỗi và ấu trùng của muỗi

- Mắc màn khi ngủ

- Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc

- Phát quang bụi rậm

- Không để hình thành ao tù, nước đọng 

Kiết lị

- Ăn uống hợp vệ sinh

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Ăn chín uống sôi

- Hạn chế ăn các quán ăn ven đường

Luyện tập trang 102 KHTN lớp 6: Cho biết tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng ích lợi và tác hại trong bảng 17.1.

Quan sát hình 17.3 và cho biết nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào

Quan sát hình 17.4, 17.5, hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét

Quan sát hình 17.4, 17.5, hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét

Trả lời:

Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật

Tên nguyên sinh vật

Làm thức ăn cho động vật

Tảo, trùng roi, trùng giày, trùng biến hình

Gây bệnh cho động vật hoặc con người

Trùng kiết lị, trùng sốt rét

Vận dụng trang 102 KHTN lớp 6: Tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng trừ các bệnh do nguyên sinh vật gây nên.

Trả lời:

Các biện pháp phòng bệnh:

- Ăn chín uống sôi

- Đậy kín thức ăn khi chưa ăn

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Hạn chế ăn rau sống

- Rửa sạch thực phẩm trước khi sử dụng

Tìm hiểu thêm trang 102 KHTN lớp 6: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên và cách phòng tránh. Trình bày thông tin sưu tầm được với các bạn trong nhóm.

Trả lời:

  Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên

- Cách phòng tránh:

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

+ Ăn chín uống sôi

+ Tiêu diệt ruồi nhặng

+ Quan hệ tình dục an toàn

Lý thuyết Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

I. Sự đa dạng của nguyên sinh vật

- Nguyên sinh vật rất đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng sống ở môi trường nước mặn và nước ngọt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

II. Vai trò và tác hại của nguyên sinh vật

1. Nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều động vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

2. Một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người

* Trùng sốt rét

- Là nguyên sinh vật gây bệnh sốt rét ở người

- Trùng sốt rét do muỗi truyền vào máu người và theo đường máu đến gan sau đó chui vào và kí sinh trong các tế bào hồng cầu khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ.

- Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần diệt muỗi, ấu trùng của muỗi và tránh bị muỗi đốt.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

* Trùng kiết lị

- Có chân giả ngắn và sinh sản nhanh

- Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người và gây lở loét ở thành ruột.

- Người bị bệnh kiết lị thường đau bụng, đi ngoài phân nhầy có lẫn máu

- Để phòng bệnh do trùng kiết lị gây nên cần thực hiện vệ sinh ăn uống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật | Cánh diều

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống