Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: Vào phủ Chúa Trịnh chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 9 trang gồm 33 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ Văn 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Vào phủ Chúa Trịnh có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ Văn 11.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 có đáp án: Vào phủ Chúa Trịnh:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 11
Bài giảng: Vào phủ chúa Trịnh
Vào phủ Chúa Trịnh
A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ LÊ HỮU TRÁC
Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?
A. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
B. Ông là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
C. Ông là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị
D. Tuy ông bị mù hai mắt, ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân
Đáp án:
Lê Hữu Trác là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?
A. Hải Thượng Lãn Ông
B. Thanh Hiên
C. Ức Trai
D. Mộng Tích
Đáp án:
Lê Hữu Trác tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.
Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên
Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai
Tú Xương tên hiệu là Mộng Tích
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Lê Hữu Trác sinh ra ở đâu?
A. Làng Yên Ninh, phủ Bắc Giang
B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
C. Phường Bích Câu, Thăng Long
D. Làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông
Đáp án:
Lê Hữu Trác sinh ra ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Phần lớn cuộc đời Lê Hữu Trác hoạt động ở lĩnh vực văn học. Đúng hay sai?
Đáp án:
Phần lớn cuộc đời ông hoạt động y học.
Câu 5: Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?
A. Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc
B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học
C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển
D. Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm
Đáp án:
Hải Thượng y tông tâm lĩnh được viết bằng chữ Hán, viết vào năm 1770.
Đáp án cần chọn là: D
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH - LÊ HỮU TRÁC
Câu 6: Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?
A. Do thế tử đam mê tửu sắc
B. Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở
C. Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi
D. Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi
Đáp án:
Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:
“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Nội dung nào sau đây không đúng về Thượng kinh kí sự?
A. Tác phẩm miêu tả quang cảnh ở kinh đô Thăng Long
B. Tác phẩm phản ánh cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa
C. Lê Hữa Trác trên đường đi chữa bệnh từ Hương Sơn ra Thăng Long được nghe kể lại chuyện trong phủ chúa
D. Lê Hữu Trác đi chữa bệnh cho công chúa
E. Qua tác phẩm, ta thấy được Lê Hữu Trác là người có phẩm chất cao quý, khinh thường danh lợi, yêu thích cuộc sống tự do thanh đạm chốn quê nhà
Đáp án:
Thượng kinh kí sự là những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)________ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)________, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua(3)_______, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là(4)________. Đồ đạc trong phòng đều được(5)_____, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)________. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì(7)______, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả(8)________.
Đáp án:
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.
Đáp án:
Câu 9: Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? “Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện..."
Đáp án:
Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:
“Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".
Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.
Câu 10: Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?
Đáp án:
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Hán.
Câu 11: Thể loại của Thượng kinh kí sự?
A. Bút ký
B. Hồi ký
C. Kí sự
D. Tùy bút
Đáp án:
Khái niệm các thể loại:
- Bút ký: là thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký khác truyện ngắn ở chỗ tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.
- Hồi kí: là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả.
- Kí sự: là một thể loại kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
- Tùy bút: là viết tuỳ thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.
Thượng kinh kí sự thuộc thể loại kí sự.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?
A. Đầu bộ
B. Giữa bộ
C. Cuối bộ
D. Không nằm trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh
Đáp án:
Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Vào phủ chúa Trịnh trích từ tác phẩm nào dưới đây?
A. Vũ trung tùy bút
B. Thượng kinh kí sự
C. Bạch Vân am tập
D. Vân Đài loại ngừ
Đáp án:
Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.
Đáp án cần chọn là: B
PHÂN TÍCH VĂN BẢN VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
Câu 14: Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:
A. Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.
B. Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt
C. Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:
- Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:
+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được
+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt
+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?
A. Quê mùa
B. Về núi
C. Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
- Quê mùa: Lê Hữu Trác tự nói về mình. Quê mùa có sắc thái đối lập với thành thị. Đây là cách nói của một nhà nho ẩn dật lánh đời có thái độ xem thường danh lợi.
- Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, về núi: Tác giả băn khoăn nếu mình chữa bệnh cho thế tử có kết quả ngay thì sẽ bị dnah lợi nó ràng buộc, không làm sao “về núi” nữa. Đây là những từ ngữ trực tiếp tác giả nói về danh lợi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?
A. Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm
B. Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do
C. Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.
D. Đáp án A và B
Đáp án:
Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:
- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.
- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh?
A. Quang cảnh trong phủ chúa
B. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
C. Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án:
Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Để viết mở bài phân tích văn bản Vào phủ chúa Trịnh cần đảm bảo những ý nào sau đây?
A. Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác, một thầy thuốc nổi tiếng với tấm lòng y đức
B. Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
C. Giới thiệu bộ Hải thượng tông ý tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của Lê Hữu Trác trong thời trung đại Việt Nam. Tác phẩm cũng ghi lại cảm xúc chân thật của tác giả trong lúc đi lặn lội chữa bệnh ở các miền quê.
D. Đáp án A và B
Đáp án:
Trong phần mở bài, chỉ cần giới thiệu được hai ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác
- Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích vào phủ chúa Trịnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Quê hương của Lê Hữu Trác là
A. Huyện Đường Hào - Hải Dương
B. Huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An
C. Huyện Mĩ Lộc - Nam Định
D. Huyện Gia Lâm - Hà Nội
Câu 20: Năm sinh và năm mất của tác giả là
A. 1524 - 1691
B. 1624 - 1719
C. 1720 - 1791
D. 1824 - 1891
Câu 21: Đoạn trích thuộc thể loại văn học nào?
A. Kí
B. Chiếu
C. Tùy bút
D. Tiểu thuyết chương hồi
Câu 22: Tên hiệu của tác giả Lê Hữu Trác là
A. Tuệ Tĩnh
B. Bạch Vân cư sĩ
C. La Sơn phu tử
D. Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 23: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Tráo vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho ai?
A. Trịnh Doanh
B. Trịnh Cán
C. Trịnh Sâm
D. Trịnh Tông
Câu 6: Câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về nguyên nhân bệnh của thế tử?
A. Do thế tử đam mê tửu sắc quá mức.
B. Do thế tử u uất vì tình duyên trắc trở.
C. Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi.
D. Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi.
Câu 24: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” có nói đến việc Lê Hữu Trác biết rõ nguyên nhân, luận giải hợp lí, thuyết phục và có cách chữa đúng bệnh cho thế tử Cán. Tuy nhiên, ông sợ chữa có hiệu quả ngay. Lê Hữu Trác có suy nghĩ đó là vì:
A. Ông cô kéo dài thời gian vì quyến luyến nơi quyền quý.
B. Cố kéo dài thời gian để được trả công nhiều hơn.
C. Vì ông quá yêu thương thế tử Cán, nên không nỡ rời xa.
D. Vì ông sợ chữa hiệu quả nhanh, được chúa yêu và tin dùng, bị công danh trói buộc.
Câu 25: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích từ tác phẩm nào sau đây?
A. Vũ trung tuỳ bút
B. Vân Đài loại ngừ
C. Bạch Vân am tập.
D. Thượng kinh kí sự.
Câu 26: Tác giả có thái độ như thế nào trước cuộc sống xa hoa và hưởng lạc nơi nhà chúa?
A. Cảm thấy thích thú với cuộc sống xa hoa hưởng lạc nơi đây
B. Cảm thấy bức xúc, căm phẫn trước cuộc sống quá tiện nghi, sang trọng của những người quyền uy.
C. tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng như vậy.
D. Tác giả buồn rầu, thất vọng với cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa
Câu 27: Mục đích của Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa Trịnh là
A. Đi thi.
B. Vua mời vào nghị sự.
C. Chừa bệnh cho thế tử.
D. Nhận chức quan.
Câu 28: Lê Hữu Trác nối danh với nghề nào dưới đây?
A. Hoạ sĩ
B. Viết văn
C. Dạy học về thuốc
D. Nghề y, viết sách và dạy về thuốc.
Câu 29: Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, có lời nhận xét của Lê Hữu Trác về nguyên nhân bệnh của thế tử Cán: “Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá âm nên tạng phủ yếu đi”. Câu này có nghĩa là gì?
A. Thương cảm cho cảnh ngộ của thế tử.
B. Lo lắng cho thế tử.
C. Mỉa mai, phê phán lối sống “ngồi mát ăn bát vàng”.
D. Bộc lộ tình yêu thương thế tử Cán.
Câu 30: Tâm trạng của Lê Hữu Trác ở phần cuối tác phẩm “Thượng kinh kí sự” như thế nào?
A. Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân ở kinh đô còn nhiều khốn khổ.
B. Tâm trạng đau xót vì chứng kiến cảnh quan lại ăn chơi xa xỉ, còn nhân dân thì lầm than.
C. Tâm trạng sung sướng vì được trở về quê nhà với đời sống tự do, được tiếp tục nghề y của mình.
D. Tâm trạng nuối tiếc vì rời xa chốn kinh thành phồn hoa.
Câu 31: Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác phản ánh xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn nào sau đây?
A. Đau thế kỉ XVII
B. Cuối thế kỉ XVII
C. Nửa đầu thế kỉ XVIII
D. Nửa cuối thế kỉ XIII
Câu 32: Điểm nổi bật về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác là:
A. Sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực và sắc sảo.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh có tính cường điệu để miêu tả sự xa hoa trong phủ chúa.
C. Tình huống truyện bất ngờ, li kì.
D. Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh và biểu cảm.
Câu 33: Ý nào sau đây chưa chính xác về nội dung của đoạn trích
A. Miêu tả cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh và tầng lớp quan lại thực dân.
B. Thể hiện thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí là châm biếm, mỉa mai của tác giả với cuộc sống sa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa.
C. Người thầy thuốc chọn cách chữa bệnh cầm chừng, vô thưởng vô phạt để không vướng vào vòng danh lợi.
D. Cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa đọa dẫn tới bện tật của cha con chúa Trịnh Sâm, Trịnh Cán