Tài liệu nội dung chính bài Hai loại khác biệt môn Ngữ văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chính xác nhất gồm 2 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như nội dung chính, bố cục và 2 bài mẫu tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Hai loại khác biệt
Bài giảng: Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức
A. Nội dung chính Hai loại khác biệt
Văn bản “Hai loại khác biệt” đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
B. Bố cục Hai loại khác biệt
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …trong phòng ăn trưa): Giới thiệu bài tập “trở nên khác biệt”
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...khá là mẫu mực): Hành động của J
- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa của sự khác biệt
C. Tóm tắt bài Hai loại khác biệt
Tóm tắt bài Hai loại khác biệt (Mẫu 1)
Giáo viên ra yêu cầu trong suốt 24 tiếng các học sinh phải trở nên khác biệt. Mọi người đều sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. Trong khí đó, J ăn mặc như bình thường như cư xử khác thường – đứng lên trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Lần đầu tiên J làm thế thì mọi người nhưng càng về sau họ đều nhận ra được ý nghĩ thực sự. Sự khác biệt chia làm loại: một là có nghĩa và hai là vô nghĩa. Hành động của mọi người là sự khác biệt vô nghĩa còn của J tạo nên sự khác biệt có nghĩa.
Tóm tắt bài Hai loại khác biệt (Mẫu 2)
Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực. Bài văn “Hai loại khác biệt” kể câu chuyện học sinh thực hiện một bài tập trong suốt 24 tiếng phải trở nên khác biệt. Trong khi các học sinh khác dùng cách ăn mặc, kiểu tóc, hành động kì lạ thì cậu bạn J vẫn ăn mặc như bình thường nhưng trong cả buổi học cậu tích cực giơ tay phát biểu bài. Câu chuyện đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.