Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Hai loại khác biệt sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Hai loại khác biệt
H4. Vài nét về tác giả Giong – Mi Mon
Câu 1. Bà Giong-mi Mun là giảng viên bộ môn nào trong trường Đại học Harvard?
A. Văn học
B. Vật lý
C. Quản trị kinh doanh
D. Du lịch lữ hành
Đáp án: C
Giải thích:
Bà hiện là giảng viên quản trị kinh doanh.
Câu 2. Thông tin dưới đây về Giong-mi Mun đúng hay sai?
Tiến sĩ Youngme Moon là Giáo sư Quản trị Kinh doanh Donald K. David tại Trường Oxford.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Tiến sĩ Youngme Moon là Giáo sư Quản trị Kinh doanh Donald K. David tại Trường Kinh doanh Harvard
Câu 3. Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
Bà Giong-mi Mun là người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm tại Trường Kinh doanh Harvard.
Câu 4. Bà Giong-mi Mun đã nhiều lần nhận giải thưởng về lĩnh vực?
A. Nghiên cứu kinh doanh, văn hóa
B. Giảng dạy
C. Sáng tác văn chương
D. Diễn xuất
Đáp án: A,B
Giải thích:
Cô đã từng được nhận không ít giải thưởng nhờ vào quá trình giảng dạy xuất sắc cũng như những nghiên cứu có giá trị về sự giao thoa giữa kinh doanh, thương hiệu và văn hóa.
Câu 5. Bà Giong-mi Mun đã từng nhận giải thưởng nào dưới đây?
A. Giải thưởng HBS
B. Giải thưởng ASEAN
C. Giải thưởng Oscar
D. Giải thưởng BAFTA
Đáp án: A
Giải thích:
Moon đã nhiều lần nhận được Giải thưởng HBS về Giảng dạy Xuất sắc và hiện đang cung cấp một trong những khóa học phổ biến nhất trong chương trình MBA.
Câu 6. Đâu là năm sinh của Giong-mi Mun?
A. 1961
B. 1962
C. 1963
D. 1964
Đáp án: D
Giải thích:
Youngme Moon sinh năm 1964
Câu 7. Giong-mi Mun là người nước nào?
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản
C. Hàn Quốc
D. Thái Lan
Đáp án: C
Giải thích:
Giong-mi Mun là người Hàn Quốc
Câu 8. Giong-mi Mun đang sinh sống tại Mỹ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng.
- Bà đang sinh sống tại Mỹ.
Câu 9. Bà Giong-mi Mun hoạt động trong lĩnh vực nào?
A. Kinh doanh
B. Nghệ thuật
C. Giáo dục
D. Chính trị
Đáp án: C
Giải thích:
Bà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Câu 10. Bà Giong-mi Mun đang công tác tại trường nào?
A. Đại học Harvard
B. Đại học Oxford
C. Đại học Cambridge
D. Đại học Glasgow
Đáp án: A
Giải thích:
Bà công tác tại Đại học Harvard.
H5. Tìm hiểu chung Hai loại khác biệt
Câu 1. Hai loại khác biệt là văn bản thuộc thể loại?
A. Tiểu thuyết
B. Hồi ký
C. Truyện ngắn
D. Kịch
Đáp án: C
Giải thích:
Hai loại khác biệt là văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.
Câu 2. Hai loại khác biệt được trích từ đâu?
A. Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh
B. Tạp chí sông Lam
C. Văn học và cuộc sống
D. Văn học trong nhà trường
Đáp án: A
Giải thích:
Hai loại khác biệt được trích từ Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh
Câu 3. Hai loại khác biệt là văn bản của tác giả nào?
A. Giong-mi Mun
B. Kim Young Ha
C. Shin Kyung Sook
D. Han Kang
Đáp án: A
Giải thích:
Giong-mi Mun là tác giả của văn bản này.
Câu 4. Văn bản Hai loại khác biệt sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D.Tự sự
Đáp án: D
Giải thích:
Phương thức biểu đạt: Văn bản sử dụng phương thức chính là tự sự.
Câu 5. Văn bản Hai loại khác biệt có bố cục mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Đáp án: B
Giải thích:
Văn bản có bố cục ba phần.
Câu 6. Ngôi kể nào được sử dụng trong văn bản Hai loại khác biệt:
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Đáp án: A
Giải thích:
Văn bản sử dụng ngôi thứ nhất, người viết xưng “tôi”.
Câu 7. Nội dung chính của văn bản Hai loại khác biệt Là gì?
A. Bàn luận về sự khác biệt có nghĩa và vô nghĩa
B. Cho rằng thành công đến từ sự khác biệt
C. Khẳng định mỗi người đều có sự khác biệt
D. Khác biệt tạo nên thương hiệu
Đáp án: A
Giải thích:
Trong văn bản này, bàn luận về sự khác biệt có nghĩa và vô nghĩa.
Câu 8. Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Hai loại khác biệt?
A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục
B. Lời văn giàu hình ảnh
C. Sử dụng giọng điệu tha thiết, giàu cảm xúc
D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc
Đáp án: A
Giải thích:
Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng thuyết phục
Câu 9. Văn bản Hai loại khác biệt khẳng định người ta chỉ chú ý đến loại khác biệt nào?
A. Khác biệt có nghĩa
B. Khác biệt vô nghĩa
Đáp án: A
Giải thích:
Văn bản Hai loại khác biệt khẳng định người ta chỉ chú ý đến loại khác biệt có nghĩa.
Câu 10. Đoạn trích dưới đây nằm ở phần nào văn bản?
Chỉ có J là ngoại lệ. Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi, tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó. Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi. Bất kể vì lí do gì, J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa. Kết quả là vào cuối ngày hôm đó, tôi cảm giác rằng không một ai trong chúng tôi lại không nể phục cậu.
(Hai loại khác biệt – Giong-mi Mun)
A. Giới thiệu về một bài tập đặc biệt của giáo viên.
B. Kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.
C. Suy ngẫm của tác giả về sự khác biệt có ý nghĩa và khác biệt vô nghĩa.
Đáp án: B
Giải thích:
Đoạn trích trên trích trong phần giữa văn bản kể về sự khác biệt mà mỗi người lựa chọn, trong đó, J là khác biệt nhiều ý nghĩa nhất.
H6. Phân tích chi tiết Hai loại khác biệt
Câu 1. Văn bản Hai loại khác biệt bàn về một quan điểm sống, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
Văn bản Hai loại khác biệt nghị luận về một quan điểm sống: sự khác biệt trong cuộc sống.
Câu 2. Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà giáo viên đưa ra cho cả lớp là gì?
A. Trong 24h trở nên khác biệt với mọi người.
B. Trong 24h trở nên hòa đồng với mọi người.
C. Trong 12h trở nên khác biệt với mọi người.
D. Trong 12h trở nên hòa đồng với mọi người.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong văn bản Hai loại khác biệt, bài tập mà thầy giáo đưa ra cho cả lớp là: Trong 24h trở nên khác biệt với mọi người.
Câu 3. Mục đích của bài tập giao viên giao trong văn bản Hai loại khác biệt là gì?
A. Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
B. Giúp học sinh trong lớp đoàn kết với nhau hơn
C. Giúp học sinh có thêm vốn hiểu biết
D. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu nhau hơn
Đáp án: A
Giải thích:
Mục đích của bài tập: Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
Câu 4. Nhân vật “tôi” trong văn bản Hai loại khác biệt đã trở nên khác biệt bằng cách nào?
A. Làm những hành động gây chú ý.
B. Trang điểm kì quặc.
C. Trang phục khác lạ.
D. Để kiểu tóc khác lạ.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhân vật “tôi” trong văn bản Hai loại khác biệt đã trở nên khác biệt bằng cách diện bộ trang phục khác lạ.
Câu 5. Trong văn bản Hai loại khác biệt, ý nào không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?
A. Mặc quần áo quái lạ
B. Để kiểu tóc kì quặc
C. Nhào lộn trong phòng ăn trưa
D. Tụ tập chơi nhạc cụ
Đáp án: D
Giải thích:
Tụ tập chơi nhạc cụ không phải là chi tiết được nhắc tới.
Câu 6. Trong văn bản Hai loại khác biệt, ai là người khác biệt khiến nhiều người khác chú ý?
A. Nhân vật “tôi”
B. Một vận động viên nữ
C. Cậu bạn tên “J”
D. Cậu bạn tên “K”
Đáp án: C
Giải thích:
Cậu bạn tên “J” là người khác biệt khiến nhiều người khác chú ý
Câu 7. Trong văn bản Hai loại khác biệt, nhân vật “J” có tính cách như thế nào?
A. Thích chơi trội
B. Cá tính, ấn tượng
C. Ít nói, không có gì đặc biệt
D. Hài hước, hòa đồng
Đáp án: C
Giải thích:
Trong văn bản Hai loại khác biệt, nhân vật “J” có tính cách ít nói, không có gì đặc biệt.
Câu 8. Trong văn bản Hai loại khác biệt, nhân vật “J” đã thể hiện sự khác biệt bằng cách nào?
A. Để kiểu tóc kì lạ
B. Mặc bộ quần áo như nghệ sĩ
C. Nhào lộn trong sân trường
D. Trả lời bài học nghiêm túc và lễ độ
Đáp án: D
Giải thích:
Trong văn bản Hai loại khác biệt, nhân vật “J” đã thể hiện sự khác biệt bằng cách: Trả lời bài học nghiêm túc và lễ độ.
Câu 9. Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động đầu tiên của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là gì?
A. Ngưỡng mộ
B. Bất ngờ
C. Cười khúc khích
D. Chế giễu
Đáp án: C
Giải thích:
Hành động đầu tiên của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là cười khúc khích.
Câu 10. Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là gì
A. Cười chê
B. Bất ngờ
C. Nể phục
D. Chế giễu
Đáp án: C
Giải thích:
Trong văn bản Hai loại khác biệt, hành động về sau của đám học sinh khi thấy sự khác biệt của “J” là nể phục.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lý thuyết về trạng ngữ
Trắc nghiệm Hai loại khác biệt
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 61
Trắc nghiệm Lý thuyết về lựa chọn trật tự từ trong câu
Trắc nghiệm Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm