Tài liệu bố cục bài Hai loại khác biệt môn Ngữ văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chuẩn nhất gồm 2 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và 2 bài mẫu tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Hai loại khác biệt
Bài giảng: Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức
I. Bố cục Hai loại khác biệt
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến ...không ước mong điều đó?): Giới thiệu vấn đề
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...gạt bỏ cái riêng của từng người): Chứng minh ai cũng có đặc điểm riêng
- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định lại vấn đề
II. Nội dung chính Hai loại khác biệt
Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không hòa tan.
III. Tóm tắt văn bản Hai loại khác biệt
Tóm tắt văn bản Hai loại khác biệt (Mẫu 1)
Khi nhân vật tôi còn học trung học, giáo viên đã giao cho tôi một bài tập là phải làm sao để trở thành một người khác biệt trong 24 tiếng. Khi thực hiện bài tập này, tôi mặc bộ đồ ngủ đến trường và tôi thấy cũng rất nhiều bạn chọn cách ăn mặc quái dị, để kiểu tóc và hành động kì lạ. Nhưng, chỉ có J vẫn ăn mặc như bình thường. Tiết học hôm đó, J luôn giơ tay, đứng lên phát biểu mạch lạc, thưa gửi rõ ràng, cuối giờ học còn bắt tay cảm ơn thầy giáo. Cuối cùng, J đã giúp tôi nhận ra hành động của cậu mới chính là sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt thật sự.
Tóm tắt văn bản Hai loại khác biệt (Mẫu 2)
Khi còn học ở trung học nhân vật tôi và cả lớp được cô giáo giao cho bài tập trong 24h phải cố gắng trở nên khác biệt. Nhân vật tôi và đông đảo các bạn đã tạo nên sự khác việt bằng cách ăn mặc nhàu nhĩ, các kiểu tóc kì lạ, hay các hành động khác thường nhằm gây sự ấn tượng. Chỉ duy có J cậu ta đến trường với diện mạo lịch sự như học sinh bình thường, khi trả lời thầy cô giáo thì rất lễ đỗ và các câu trả lời rất cẩn thận tỉ mỉ, như thể cậu muốn câu trả lời của mình có giá trị nhất định. J cũng là người đã thu hút được sự chú ý từ mọi người nhiều nhất. Bài tập này đã giúp nhân vật tôi nhận ra rằng có hai sự khác biệt: khác biệt vô nghĩa và khác biệt có nghĩa. Phần đông đều chỉ tạo ra những khác biệt vô nghĩa nhất thời. Còn những người tạo ra sự khác biệt có nghĩa mới khiến cho chúng ta đặc biệt chú ý tới.