Xử lí tình huống: 1. Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học

Tải xuống 2 3.4 K 1

Với giải Luyện tập 2 trang 7 GDCD lớp 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn GDCD 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Luyện tập 2 trang 7 Giáo dục công dân lớp 6: Xử lí tình huống:

1. Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập của bạn chưa cao.

Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ?

Lời giải:

Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ?

Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ như: 

+ Cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt để sau này vào được trường đại học mình mong muốn.

+ Lập kế hoạch học tập, sử dụng và quản lí thười gian, giành nhiều thời gian hơn cho việc hoc, có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau như học nhóm, học thêm…

2. Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung Thu. Ông nội của Hải được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng. Bố mẹ của Hải vẫn luôn say mê làm ra những chiếc mặt nạ, đền ông sao, đèn lồng,… và mong muốn bạn tiếp nối truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên tiếp tục nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không phù hợp với xu thế hiện nay nữa.

Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em như thế nào? 

Lời giải:

Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em là: + Mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất vả, nhưng đổi lại đó là niềm vui của các bạn nhỏ sẽ được trọn vẹn hơn. + Đây là việc làm có ý nghĩa, em cảm thấy rất tự hào về bố mẹ, em trân trọng nghề truyền thống của gia đình, nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ gìn và phát huy truyền thống đó mãi về sau.

3. Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước. Ông của Tuấn là lão thành cách mạng, bố của Tuấn đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng, bạn của Tuấn, thì lại phản đối và cho rằng Tuấn phải nối tiếp công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình. Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao:

Lời giải:

Em đồng tình với ý kiến bạn Tuấn vì: Vì tiếp nối truyền thống của gia đình không chỉ là nói tiếp nghề nghiệp, công việc truyền từ đời này sang đời khác mà quan trọng là nối tiếp các giá trị của gia đình như: truyền thống yêu nước, cần cù lao động, yêu thương con người…

Bài tập vận dụng:

Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.             

B. Giấy rách phải giữ lấy lề.

C. Vung tay quá chán.                                  

D. Qua cầu rút ván.

Lời giải

Câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ  giấy rách phải giữ lấy lề. Vì nó thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt nam dù có khó khăn, vất vả… nhưng lúc nào cũng sống đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

=> Chọn đáp án B

Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. 

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Lời giải

Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình là thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 => Chọn đáp án A

Câu 3: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Làng nghề làm nón lá.

C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.

D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ. 

Lời giải

Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta vì nó thể hiện mê tín dị đoan, góp phần làm ô nhiễm môi trường...

=> Chọn đáp án D

Xem thêm các bài giải bài tập GDCD lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Khởi động trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Cả lớp cùng nghe bài hát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng) để trả lời câu hỏi...

Khám phá 1 trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy đọc những thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi. Dòng họ Đặng ở Sơn La...

Khám phá 2 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi. Dung xa nhà lên huyện học...

Khám phá 3 trang 7 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi. Năm nào cũng vậy...

Luyện tập 1 trang 7 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?...

Vận dụng 1 trang 8 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em...

Vận dụng 2 trang 8 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ...

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống