Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Biểu diễn lực chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Biểu diễn lực
Lời giải:
- Khi đặt một hộp bút lên tay, ta cảm thấy nặng, chứng tỏ hộp bút đã tác dụng lực lên tay ta.
- Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Để biểu diễn (vẽ) lực, ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực như sau:
+ Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
+ Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
Lời giải:
- Lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất.
- Lực của em bé ấn nút chuông điện là yếu nhất.
- Các lực được sắp xếp theo thứ tự độ lớn tăng dần là:
1. Lực của em bé ấn nút chuông điện.
2. Lực của người mẹ kéo cửa phòng.
3. Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên.
4. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.
Lời giải:
- Trong hình 41.2a: độ lớn lực kéo của 2 đội là bằng nhau vì băng đỏ buộc giữa sợi dây đứng yên.
- Trong hình 41.2b: độ lớn lực kéo của đội bên phải lớn hơn độ lớn lực kéo của đội bên trái vì băng đỏ buộc giữa bị kéo lệch về bên phải.
Lời giải:
Độ lớn lực của con trâu kéo cái cày khác với độ lớn lực của tay người khi kéo dây cung.
Lời giải:
- Sử dụng lực kế để đo lực kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn.
Học sinh dự đoán và dùng lực kế để kiểm tra.
Ví dụ:
- Dự đoán độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,5 N.
- Dùng lực kế để đo độ lớn lực dùng để kéo hộp bút lên khỏi mặt bàn là: 2,3 N.
Lời giải:
- Hình 41.5a: Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
- Hình 41.5b: Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái.
- Hình 41.5c: Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Lời giải:
- Lực được vẽ trong hình a) có:
+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương: nằm ngang.
+ Chiều: từ trái sang phải.
+ Độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).
- Lực được vẽ trong hình b) có:
+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương: thẳng đứng.
+ Chiều: từ trên xuống dưới.
+ Độ lớn: 2 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 2 cm).
- Lực được vẽ trong hình c) có:
+ Gốc: chính là điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
+ Phương:hợp với phương nằm ngang 1 góc 450.
+ Chiều: từ dưới lên trên
+ Độ lớn: 1,5 N (vì độ dài của mũi tên trong hình bằng 1,5 cm).
a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N).
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N).
c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N).
( Với mỗi trường hợp phải nêu rõ tỉ xích đã chọn cho độ lớn của lực).
Lời giải:
a) Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N) có:
- Gốc: tại kẹp giấy
- Phương: trùng với phương của lực hút của nam châm.
- chiều: từ trên xuống dưới
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 0,25 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
b) Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N) có:
- Gốc: tại viên đạn
- Phương: thẳng đứng.
- Chiều: từ dưới lên trên
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 10 N thì mũi tên có độ dài là: 5 cm và được biểu diễn như sau:
c) Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N) có:
- Gốc: tại quả tạ.
- Phương: trùng với phương của lực tác dụng
- Chiều: từ trên xuống dưới
- Tỉ lệ xích: quy ước 1 cm ứng với 3 N thì mũi tên có độ dài là: 2 cm và được biểu diễn như sau:
Em có thể 1 trang 150 Bài 41 Khoa học tự nhiên lớp 6: Biểu diễn lực bằng mũi tên.
Lời giải:
Để biểu diễn lực, dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:
- Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
- Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
- Ví dụ: Xách va – li với lực 30 N.
Lý thuyết Bài 41: Biểu diễn lực
I. Các đặc trưng của lực
1. Độ lớn của lực
- Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.
2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực
- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niuton, kí hiệu là N.
Độ lớn lực của cậu bé tác dụng lên thùng hàng khoảng 70 N.
- Dụng cụ đo lực là lực kế.
Ví dụ:
Dùng lực kế đo độ lớn của lực để kéo hộp bút của em khoảng 2,3 N.
3. Phương và chiều của lực
Mỗi lực có phương và chiều xác định.
II. Biểu diễn lực
Dùng mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:
- Gốc của mũi tên: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
- Phương và chiều của mũi tên: là phương và chiều của lực.
- Độ dài của mũi tên: biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.
Ví dụ:
Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:
- Điểm đặt: tại mép vật.
- Phương: thẳng đứng.
- Chiều: từ dưới lên trên.
- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).