SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 41 (Kết nối tri thức): Biểu diễn lực

7.3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Biểu diễn lực sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Biểu diễn lực

Bài 41.1 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Hình nào biểu diễn đúng lực do búa đóng đinh vào tường với tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N?

Bài 41: Biểu diễn lực

Lời giải:

Hình c biểu diễn đúng lực do búa đóng đinh vào tường với tỉ xích 0,5 cm ứng với 10 N.

Bài 41: Biểu diễn lực

Chọn đáp án C

Bài 41.2 trang 67 sách bài tập KHTN 6: Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau (Hình 41.1) theo độ lớn tăng dần.

Bài 41: Biểu diễn lực

Lời giải:

Các lực trong các trường hợp (Hình 41.1) theo độ lớn tăng dần: 

b) => d) => c) => a).

Bài 41.3 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn lực trong các trường hợp sau đây theo tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N:

a) Xách túi gạo với lực 30 N.

b) Đẩy cánh cửa với lực 20 N theo phương ngang.

c) Kéo chiếc ghế với lực 25 N theo phương xiên một góc 600.

d) Cánh tay tì vào mặt bàn theo phương thẳng đứng với lực 5 N.

Lời giải:

a) Xách túi gạo với lực 30 N.

Bài 41: Biểu diễn lực

b) Đẩy cánh cửa với lực 20 N theo phương ngang.

Bài 41: Biểu diễn lực

c) Kéo chiếc ghế với lực 25 N theo phương xiên một góc 600.

Bài 41: Biểu diễn lực

d) Cánh tay tì vào mặt bàn theo phương thẳng đứng với lực 5 N.

Bài 41: Biểu diễn lực

Bài 41.4 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Hãy diễn tả bằng lời phương, chiều và độ lớn của các lực vẽ ở Hình 41.2.

Bài 41: Biểu diễn lực

Lời giải:

- Hình 41.2 a: Lực của người đẩy thùng hàng có:

+ phương: nằm ngang.

+ chiều: từ trái sang phải.

+ cường độ: 20 N (vì ta đo được chiều dài mũi tên là 2 cm).

- Hình 41.2 b: Lực của nam châm hút viên bi sắt có:

+ phương: nghiêng, hợp với phương thẳng đứng một góc 450.

+ chiều: từ trên xuống dưới.

+ cường độ: 2 N (vì ta đo được chiều dài mũi tên là 1 cm).

Bài 41.5 trang 68 sách bài tập KHTN 6: Dây cung tác dụng lực F = 150 N lên mũi tên khi bắn cung. Lực F này được biểu diễn bằng mũi tên, với tỉ xích 0,5 cm ứng với 50 N. Trong Hình 41.3, hình nào vẽ đúng lực F?

Bài 41: Biểu diễn lực

Lời giải:

- Theo đề ta có: 0,5 cm ứng với 50 N , F = 150N nên được biểu diễn bởi mũi tên chia thành 3 đoạn bằng nhau.

- Dây cung tác dụng lực lên mũi tên nên:

+ điểm đặt của lực phải đặt vào mũi tên.

+ phương: dọc theo mũi tên.

+ chiều: cùng chiều hướng mũi tên.

Chọn đáp án C

Lý thuyết Bài 41: Biểu diễn lực

I. Các đặc trưng của lực

1. Độ lớn của lực

- Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.

                                           Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niuton, kí hiệu là N.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Độ lớn lực của cậu bé tác dụng lên thùng hàng khoảng 70 N.

- Dụng cụ đo lực là lực kế.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Ví dụ: 

Dùng lực kế đo độ lớn của lực để kéo hộp bút của em khoảng 2,3 N.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

3. Phương và chiều của lực

 Mỗi lực có phương và chiều xác định.
                                  Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

II. Biểu diễn lực

Dùng mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:

- Gốc của mũi tên: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

- Phương và chiều của mũi tên: là phương và chiều của lực.

- Độ dài của mũi tên: biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.

Ví dụ: 

  Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Điểm đặt: tại mép vật.

- Phương: thẳng đứng.

- Chiều: từ dưới lên trên.

- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).

Đánh giá

0

0 đánh giá