Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước – ngắn nhất Cánh diều

Tải xuống 5 4.5 K 4

Tài liệu Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước môn Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết gồm 5 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1 bộ sách Cánh diều.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước ngắn nhất:

Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước – ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

Thực hành đọc hiểu - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

1. Chuẩn bị

Tác giả Bùi Mạnh Nhị

Thực hành đọc hiểu - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21-02-1955

Quê quán : Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định

Học vị : Tiến sĩ  khoa học

Ông có nhiều cống hiến cho nền Văn học việt nam, ông đã sưu tầm, phát triển và lan tỏa rất nhiều các tác phẩm văn học nổi tiếng,

Những tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng của ông: Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nxb TP.HCM,100 tr/ Bùi Mạnh Nhị (1980), Phương ngôn Việt Nam, Luận văn Cao học, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội/Bùi Mạnh Nhị (1982),Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao - dân ca Nam Bộ, in trong Kỷ yếu “Văn hóa văn nghệ truyền thống đồng bằng sông Cửu Long”, Bộ Văn hóa.

2. Đọc hiểu.

a. Trong khi đọc

Câu hỏi SGK trang 80 SGK Ngữ Văn 1: Ở phần (1) tác giả khẳng định điều gì?

Trả lời:

- Ở phần (1) tác giả đã khẳng định chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam

Câu hỏi SGK trang 80 SGK Ngữ Văn 1: Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Việc ra đời kì lạ của Gióng để thể hiện mong muốn của nhân dân, nhân vật sinh ra đặc biệt thì sẽ làm nên những điều đặc biệt phi thường cho quốc gia dân tộc.

- Thể hiện sự yêu mến tôn kính, cảm kích của nhân dân với nhân vật đó.

Câu hỏi SGK trang 81 SGK Ngữ Văn 1: Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn đã thể hiện, ca ngợi tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, mọi người cùng nhau nuôi Gióng mong Gióng có sức khỏe để chiến đấu chống giặc.

- Từ đó cũng thể hiện Gióng không phải là con của riêng ai mà là của cả dân tộc.

Câu hỏi SGK trang 81 SGK Ngữ Văn 1: Ở phần (4) tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Trả lời:

- Trong phần (4) tác giả tập trung miêu tả hình ảnh Gióng ra trận hùng vĩ, hoành tráng, hiện ngang.

Câu hỏi SGK trang 81 SGK Ngữ Văn 1: Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc

Trả lời:

Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc là: “Gióng đánh giặc bằng cả cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được”.

Câu hỏi SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Ở phần (5) tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Trả lời:

- Đoạn (5) tác giả tập trung phân tích sự hóa thân kì diệu, cao cả thiêng liêng và trường tồn của Gióng.

Câu hỏi SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”, “Gióng hóa”

Trả lời:

+ Bất tử hóa: sống mãi với thời gian

+ Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông

Câu hỏi SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại những chứng tích

Trả lời:

Gióng đã để lại cho quê hương xứ sở nhiều chứng tích địa danh, sản vật

- Dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng.

- Dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít

- Hội Gióng

- Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.

b. Sau khi đọc

Câu 1 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản được viết nhằm giải thích phân tích cụ thể những chi tiết trong truyện Thánh Gióng từ đó khẳng định đây là tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề đánh giặc giữ nước của dân tộc.

- Vấn đề đấy được khái quát ở phần (1) của tác phẩm

- Qua văn bản em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nó không chỉ ca ngợi người anh hùng vĩ đại mà còn ca ngợi sự đoàn kết chung sức chung lòng của nhân dân và đồng thời nó cũng là bài học quý báu về tinh thần yêu nước cho các thế hệ mai sau.

Câu 2 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

Trả lời:

- Mặc dù trong bài viết các sự kiện đều dựa trên trình tự các sự kiện trong truyện nhưng tác giả không kể lại câu chuyện mà giải thích ý nghĩa của những sự kiện đó

Câu 3 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Vì sao văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

Trả lời:

- Đây là văn bản nghị luận vì thứ nhất nó thể hiện một quan điểm tư tưởng của người viết đó là Thánh Gióng là tác phẩm hay về chủ đề đánh giặc giữ nước, Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. Để làm sáng tỏ tư tưởng này tác giả đã chứng minh qua các lí lẽ sau:

+ Sự ra đời kì lạ phi thường thì tất cũng sẽ lập được chiến công phi thường. Để làm sáng tỏ nội dung này tác giả còn lấy dẫn chứng về sự ra đời của Nguyễn Huệ.

+ Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, nuôi nấng của bà con, bằng chứng là bà con đã góp thức ăn, thức mặc nuôi lớn Gióng.

+ Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ đánh giặc cứu nước.

+ Giặc tan Gióng bay về trời những Gióng không mất đi mà bất tử sống mãi với người dân, bằng chứng là những dấu vết còn sót lại cho tận tới ngày nay

Câu 4 SGK trang 82 SGK Ngữ Văn 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

Trả lời:

    Truyền thuyết Việt Nam có rất nhiều những nhân vật, nhiều hình tượng để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Nhưng hình tượng Thánh Gióng có lẽ là ấn tượng hơn đó. Hình ảnh người tráng sĩ độc nhất vô nhị, oai phong lẫm liệt ra chiến trường diệt sạch quân xâm lược. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lại nhẹ nhàng bay về trời mà không cần tôn vinh, ghi danh sử sách. Đó quả là một tấm gương về ý chí chiến đấu và đức tính khiêm tốn, giản dị.

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống