59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen

Tải xuống 8 4.6 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9: Các dạng bài tập về ADN và gen chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 59 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 8 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 59 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 9 có đáp án: Các dạng bài tập về ADN và gen:

 Trắc nghiệm Sinh học 9 có đáp án: Các dạng bài tập về ADN và gen (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 
Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án: Các dạng bài tập về ADN và gen

Câu 1: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?

  1. 8
  2. 32
  3. 30
  4. 16

Đáp án:

Sau 5 lần nhân đôi, số phân tử ADN tạo ra từ 1 phân tử ADN ban đầu là: 25 = 32.

Do nguyên tắc bán bảo tồn nên 2 mạch của ADN ban đầu chứa N15 luôn còn tồn tại trong 2 ADN con.

Số phân tử chỉ chứa N14 là: 32 – 2 = 30.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Một gen dài 5100  tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên.

  1. 15000 ribônuclêôtit.
  2. 7500 ribônuclêôtit
  3. 8000 ribônuclêôtit.
  4. 14000 ribônuclêôtit.

Đáp án:

Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen là: 5100 : 3,4 = 1500 nuclêôtit.

Gen phiên mã 5 lần tạo ra 5 phân tử mARN.

Số ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho phiên mã là: 1500 × 5 = 7500 ribônuclêôtit.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Xác định chiều dài của phân tử ADN.

  1. 34.105 Å
  2. 2.106 Å
  3. 34.106 Å
  4. 105 Å

Đáp án:

Tổng số nucleotit của gen này là  nucleotit

Chiều dài của phân tử ADN này là  Å

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Chiều dài của một phân tử ÁDN là 6800 Ả, ADN đó có tổng số nuclêôtit là:

  1. 2000 nuclêôtit.
  2. 3400 nuclêôtit.
  3. 4000 nuclêôtit.
  4. 1700 nuclêôtit

Đáp án:

Tổng số nuclêôtit = 6800 x 2 : 3,4 = 4000 nucleotit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Một đoạn phân tử ADN gồm 5 gen dài bằng nhau, mỗi gen có 20% nucleotit loại A và 30% nuclêôtit loại G thì tỉ lệ A/G của đoạn ADN này là:

  1. 2/3
  2. 1/1
  3. 1/5
  4. 3/2

Đáp án:

tỉ lệ A / G của đoạn ADN này là: 20% : 30% = 2/3

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

  1. A = T = 810 nu và G = X = 540 nu
  2. A=T = 1620 nu và G = X = 1080 nu
  3. A = T= 405 nu và G = X = 270 nu
  4. A = T = 1215 nu và G = X = 810 nu

Đáp án:

Ta có A – G = 10%

Mặt khác: A + G = 50% => G = X = 20%; A = T = 50% - G = 30% (NTBS)

Số lượng từng loại nu là:

A = T = 30% . 2700 = 810 nu

G = X = 20% . 2700 = 540 nu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Một gen có 3000 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 15% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

  1. A = T = 1670 nu và G = X = 1130 nu
  2. A = T = 970 nu và G = X = 530 nu
  3. A = T= 415 nu và G = X = 285 nu
  4. A = T = 980 nu và G = X = 420 nu

Đáp án:

Ta có A – G = 15%

Mặt khác: A + G = 50% => G = X = 17,5%; A = T = 50% - G = 32,5% (NTBS)

Số lượng từng loại nu là:

A = T = 32,5% x 3000 = 975 nu

G = X = 17,5% x 3000 = 525 nu

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Một phân tử ADN có 10000 nuclêôtit và cọ hiệu số của nuclêôtit loại T với loại X là 1000. Số lượng từng loại nuclêồtit của phân tử ADN là bao nhiêu ?

  1. A = T = 3000 nuclêôtit và G = X = 2000 nuclêôtit
  2. A = T = 2000 nuclêôtit và G = X = 3000 nuclêotit
  3. A = T = 1500 nuclêôtit và G = X = 3500 nuclêôtit
  4. A = T = 1040 nuclêôtit và G = X = 3960 nuclêôtit

Đáp án:

Ta có T + X = N/2 = 5000 nu

Mặt khác: T – X = 1000 => X = G = 2000 nu; T = A = 5000 - 2000 = 3000 nu (NTBS)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Một gen có 2800 nuclêôtit và có hiệu số giữa T và X bằng 20% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

  1. A = T = 415 nuclêôtit và G = X = 285 nuclêôtit.
  2. A = T = 1215 nuclêôtit và G = X = 810 riuclêôtit.
  3. A = T = 1670 nuclêôtit và G = X = 1130 nuclêôtit.
  4. A = T = 980 nuclêôtit và G = X = 420 nuclêôtit.

Đáp án:

Ta có T – X = 20%

Mặt khác: T + X = 50%

=> X = G = 15%; T = A = 50% - X = 35% (NTBS)

Số lượng từng loại nu là:

A = T = 35% x 2800 = 980 nu

G = X = 15% x 2800 = 420 nu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Một gen có 1440 liên kết hiđrô, trong đó số cặp nuclêôtit loại G - X nhiều gấp 2 lần số cặp T - A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

  1. A = T = 180 nuclêôtit và G = X = 360 nuclêôtỉt.
  2. A = T = 150 nuclêôtỉt và G = X = 300 nuclêôtit.
  3. A = T = 240 nuclêôtit và G = X = 360 nuclêôtit.                                                     
  4. A = T = 120 nuclêôtit và G = X = 420 nuclêôtit.

Đáp án:

Ta có G = 2xA

Mặt khác H = 2A + 3G = 1440

  • A = T = 1440 : 8 = 180 nu
  • G = X = 180 x 2 = 360 nu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Một gen tự nhân đôi n lần liên tiếp sẽ tạo ra được bao nhiêu gen giống nó?

  1. 2 gen
  2. n gen
  3. 2n gen
  4. n2 gen

Đáp án:

Một gen tự nhân đôi n lần liên tiếp sẽ tạo ra 2n gen

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Một phân tử ADN có 2500 nuclêôtit, để nhân đôi 1 lần phân từ ADN này cần có số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp là:

  1. 2500
  2. 4000
  3. 5000
  4. 6000

Đáp án:

Số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp là: 2500 x (2-1) = 2500 nu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Một gen có A = T = 900 nuclêôtit, G = X = 600 nuclêôtit. Khi gen tự nhân đôi một lần đã cần môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?

  1. A = T = 900, G = X = 600
  2. A = T = 3600, G = X = 2400
  3. A = T = 2700, G = X = 1800
  4. A = T = 1800, G = X = 1200

Đáp án:

Amt = Tmt = 900 x (2-1) = 900 nu

Gmt = Xmt = 600 x (2-1) = 600 nu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?

  1. 3000 nuclêôtit
  2. 2400 nuclêôtit.
  3. 800 nuclêôtit
  4. 200 nuclêôtit.

Đáp án:

Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo ra số tế bào là 2= 8 tế bào

Tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong 1 tế bào là: 48000 : 8 = 6000 nu

Số nuclêôtit của mỗi gen là: 6000 : 2 = 3000 nu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Một đoạn phân tử ADN có 1800 nuclêôtịt. Phân tử mARN được tổng hợp có bao nhiêu nuclêôtit?

  1. 3600
  2. 7200.
  3. 1800.
  4. 900

Đáp án:

Phân tử mARN được tổng hợp có số nu: 1800 : 2 = 900 nu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Một phân tử ADN có 1400 nuclêôtit. Mạch ADN làm khuôn mẫu điều khiển tổng hợp một phân tử mARN. Tổng số nuclêôtit của mARN sẽ là bao nhiêu?

  1. 1400 nuclêôtit.
  2. 2400 nuclêôtit.
  3. 700 nuclêôtit
  4. 1200 nuclêôtit.

Đáp án:

Phân tử mARN được tổng hợp có số nu: 1400 : 2 = 700 nu

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Gen nhân đôi 2 đợt, mỗi gen con sao mã 3 lần, nếu gen dài 5100 ăngstron thì tổng số liên kết hóa trị có trong tất cả các phân tử mARN được tạo ra là:

  1. 20993
  2. 23992
  3. 29990
  4. 35988

Đáp án:

Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen là: 5100 : 3,4 = 1500 nu

Số ADN tạo thành sau 2 lần nhân đôi: 2= 4

Số mARN tạo thành = 4 x 3 = 12

Số liên kết hóa trị có trong tất cả các phân tử mARN là: 12x(2x1500 -1) = 35988

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của phân tử mARN có 1200 nuclêôtit, chuỗi pôlipeptit được tằng hợp có số axit amin là:

  1. 399
  2. 398
  3. 400
  4. 600

Đáp án:

Chuỗi pôlipeptit được tằng hợp có số axit amin là: 1200 : 3 - 1 = 399 (axit amin)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Cặp gen đồng hợp là cặp gen gồm 2 alen giống nhau về

A. Chiều dài, tỉ lệ % và số lượng các loại nucleotit.

B. Chiều dài, tỉ lệ % các loại nucleotit.

C. Chiều dài, tỉ lệ %, số lượng và trình tự sắp xếp các loại nucleotit.

D. Chiều dài, tỉ lệ % và số lượng các loại nucleotit, số lượng liên kết hydro.

Câu 20: Một gen có 75 chu kỳ, nhân đôi 4 lần. Tổng số nucleotit trong các gen con được sinh ra bằng

A. 24000.    

B. 48000.     

C. 36000.     

D. 12000.

Câu 21: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là

1. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.

2. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân.

3. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ.

4. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.

5. Tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.

A. 1, 2 và 3.    

B. 1, 2, 4 và 5.     

C. 1, 2 và 5.    

D. 1, 2, 3, 4, và 5.

Câu 22: Một gen dài 4080Å, số lượng nucleotit của gen đó là

A. 2400    

B. 4800    

C. 1200     

D. 4080.

Câu 23: Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các ribonucleotit U = 2A = 4X = 3G. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại A, U, G, X lần lượt là

A. 48%, 24%, 16%, 12%.

B. 24%, 48%, 16%, 12%.

C. 10%, 20%, 30%, 40%.

D. 48%, 16%, 24%, 12%.

Câu 24: Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nucleotit của gen đó là

A. 700    

B. 1400     

C. 2100     

D. 1800.

Câu 25: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Do NTBS, trong 1 phân tử ADN hay gen, tổng của hai loại nucleotit không bổ sung luôn luôn bằng số nucleotit của một mạch đơn.

2. Các gen nằm trên một phân tử ADN đều có tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit giống nhau.

3. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho một trong hai ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới.

4. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho hai ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ.

5. Nguyên tắc bán bảo tồn giúp cho ADN con có một mạch khuôn của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

6. Chính sự tự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

A. 1.    

B. 2.     

C. 3.     

D. 4. (1, 4, 5, 6)

Câu 26: Vai trò của quá trình tổng hợp ARN là

A. Tổng hợp các thành phần cấu tạo thành NST.

B. Tổng hợp các loại ARN có vai trò trong quá trình tổng hợp protein.

C. Chuẩn bị cho quá trình phân bào.

D. Chuẩn bị cho quá trình nhân đôi NST.

Câu 27: Chuỗi polypeptit có chiều dài là 1500Å. Biết một axit amin có độ dài trung bình 3Å. Hãy xác định số ribonucleotit có trong mARN đã tổng hợp chuỗi polypeptit đó.

A. 1500.     

B. 1503.     

C. 1502.     

D. 1501.

Câu 28: Chức năng của tARN là:

A. Truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm

B. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin

C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào

D. Tham gia cấu tạo màng tế bào

Câu 29: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?

A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn

C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn

Câu 30: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

A. C, H, O, Na, S

B. C, H, O, N, P

C. C, H, O, P

D. C, H, N, P, Mg

Câu 31: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.

A. 35%

B. 15%

C. 20%

D. 25%

Câu 32: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào? 

A. Khi bắt đầu, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn dần dần tách nhau ra

B. Các nucleotit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào để hình thành phân tử mới

C. Khi kết thúc, 2 phân tử ADN được tạo thành giống phân tử ADN mẹ

D. Cả ba đáp án trên

Câu 33: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:

A. T của môi trường

B. A của môi trường

C. G của môi trường

D. X của môi trường

Câu 34: Một đoạn phân tử ADN có 60 chu kì xoắn. Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là

  1. 6000 nuclêôtit.
  2. 600 nuclêôtit.
  3. 1200 nuclêotit
  4. 1200 cặp nuclêổtit

Đáp án:

Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là: 60 x 10 x 2 = 1200 nucleotit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Một đoạn ADN có 40 chu kì xoắn. Sô nuclêôtit của nó là bao nhiêu?

  1. 200
  2. 400
  3. 800
  4. 1600

Đáp án:

Mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nucleotit → có 40 chu kỳ xoắn thì đoạn ADN này có 40×2×10=800 nucleotit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.

  1. 210
  2. 119
  3. 105
  4. 238

Đáp án:

Số chu kì xoắn của gen là: 3570 : 34 = 105 (chu kỳ)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 37: Một gen có số lượng Nucleotit là 6800. Số chu kỳ xoắn của gen theo mô hình Watson-Cric là

  1. 338
  2. 340
  3. 680
  4. 200

Đáp án:

Số chu kỳ xoắn của gen theo mô hình Watson-Cric là: 6800 : 2 : 10 = 340 chu kỳ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 38: Một phân tử ADN có 200 nuclêôtit loại Ađênín, 800 nuclêôtit loại Guanin. Số vòng xoắn trong phân tử ADN là:

  1. 100 vòng
  2. 50 vòng .
  3. 25 vòng
  4. 5 vòng

Đáp án:

A = T = 200 nu; G = X = 800 nu

→ Số cặp nu là: 200 + 800 = 1000 cặp nu

→ Số vòng xoắn trong phân tử ADN là: 1000 : 10 = 100 vòng xoắn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.

  1. 35%
  2. 15%
  3. 20%
  4. 25%

Đáp án:

Nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit.

Mà T + X = 50% N → nuclêôtit loại T chiếm: 50 – 15 = 35%

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Một đoạn ADN có A = 18%. G của nó sẽ chiếm bao nhiêu %?

  1. 82%
  2. 32%
  3. 41%
  4. 64%

Đáp án:

Vì A=T; G=X nên A+G=T+X=50%; A=18% → G= 32%

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với:

  1. T mạch khuôn
  2. G mạch khuôn
  3. A mạch khuôn
  4. X mạch khuôn

Đáp án:

Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với A mạch khuôn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 42: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

  1. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
  2. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
  3. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
  4. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.

Đáp án:

Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa): trong mỗi ADN con có 1 mạch cũ của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: ADN con được tạo ra theo nguyên tắc bán bảo tồn nghĩa là

  1. Một mạch của ADN là khuôn của ADN mẹ mạch kia được tạo bởi các nucleotit tự do
  2. Trong 1 ADN có 1 ADN cũ, 1 ADN mới
  3. Ý A,B đúng
  4. Mỗi mạch của ADN con có 1/2 nguyên liệu cũ, 1/2 nguyên liệu mới

Đáp án:

Theo nguyên tắc bán bảo tồn thì trong phân tử ADN con có một mạch của ADN là khuôn của ADN mẹ mạch kia được tạo bởi các nucleotit tự do

Đáp án cần chọn là: A

Câu 44: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng

  1. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
  2. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
  3. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
  4. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

Đáp án:

Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN:

  1. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
  2. Phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN mẹ
  3. Phân tử ADN con dài hơn phân tử ADN mẹ
  4. Phân tử ADN con ngắn hơn nhiều so với phân tử ADN mẹ

Đáp án:

Kết thúc: 2 phân tử con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 46: Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là:

  1. Mỗi ADN mẹ tạo ra 1 ADN con khác với nó
  2. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau
  3. Mỗi ADN mẹ tạo ra 2 ADN con khác nhau 
  4. Mỗi ADN mẹ tạo ra nhiều ADN con khác nhau

Đáp án:

Kết quả của quá trình nhân đôi của ADN là từ một ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống mẹ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 47: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

  1. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
  2. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường nội bào
  3. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
  4. Có nửa mạch được tổng hợp từ các nuclêôtit của môi trường ngoại bào

Đáp án:

Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì có 1 mạch nhận từ ADN mẹ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

  1. đưa đến sự nhân đôi của NST.
  2. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
  3. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
  4. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

Đáp án:

Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 49: Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là:

  1. do sự phân chia tế bào làm số NST nhân đôI
  2. do NST nhân đôi theo chu kì tế bào.
  3. do NST luôn ở trạng thái kép.
  4. sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST

Đáp án:

Nhân đôi ADN làm cho thông tin di truyền của ADN nhân lên tạo cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 50: Vai trò quan trọng của prôtêin là gì?

  1. Làm chất xức tác và điều hòa quá trình trao đổi chất,
  2. Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể. 
  3. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể.
  4. Cả A, B và c đều đúng.

Đáp án:

Vai trò của prôtêin:

+ Làm chất xức tác và điều hòa quá trình trao đổi chất,

+ Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và bảo vệ cơ thể. 

+ Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 51: Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có prôtêin?

  1. Enzim           
  2. Kháng thể   
  3. Hoocmôn      
  4. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án:

Prôtêin là thành phần cấu tạo của enzim, kháng thể, hoocmôn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 52: Có bao nhiêu loại đơn phân tham gia cấu tạo prôtêin?

  1. 4
  2. 8
  3. 16
  4. 20

Đáp án:

Có hơn 20 axit amin tham gia cấu tạo protein

Đáp án cần chọn là: D

Câu 53: Phân tử prôtêin có thể có tới bao nhiêu hình thức cấu trúc?

  1. 2
  2. 4
  3. 8
  4. 16

Đáp án:

Phân tử protein có 4 bậc cấu trúc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 54: Trong không gian, prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau?

  1. 3 cấu trúc
  2. 4 cấu trúc
  3. 5 cấu trúc
  4. 6 cấu trúc

Đáp án:

Trong không gian, prôtêin có 4 loại cấu trúc khác nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 55: Chuỗi pôlipeptit mạch thẳng tương ứng với hình thức cấu trúc ở bậc nào?

  1. Bậc I
  2. Bậc II.
  3. Bậc III.
  4. Bậc IV.

Đáp án:

Chuỗi pôlipeptit mạch thẳng tương ứng với hình thức cấu trúc bậc 1, có ở 1 số loại enzyme: amilaza

Đáp án cần chọn là: A

Câu 56: Chuỗi pôlipeptit mạch thẳng cuộn xoắn kiểu lò xo hay gấp nếp theo hình ziczăc tương ứng với hình thức cấu trúc ở bậc nào?

  1. Bậc I.
  2. Bậc II
  3. Bậc III.
  4. Bậc IV.

Đáp án:

Đây là cấu trúc bậc 2

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 57: Chuỗi axit amin tạo các vòng xoan lò xo trong cấu trúc bậc mấy của phân tử prôtêin ?

  1. Bậc 1
  2. Bậc 2
  3. Bậc 3
  4. Bậc 4.

Đáp án:

Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò xo đều đặn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 58: Nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc khác nhau liên kết với nhau tương ứng với hình thức cấu trúc ở bậc nào?

  1. Bậc I.
  2. Bậc II.
  3. Bậc III.
  4. Bậc IV.

Đáp án:

Nếu có từ 2 chuỗi polipeptit trở lên  thì đây là cấu trúc bậc IV

Đáp án cần chọn là: D

Câu 59: Đặc điểm cấu tạo của prôtêin bậc 4 là:

  1. Cấu tạo bởi một mạch không xoắn cuộn
  2. Cấu tạo bởi hai mạch không xoắn cuộn 
  3. Cấu tạo bởi một mạch xoắn cuộn
  4. Cấu tạo bởi hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.

Đáp án:

Cấu trúc bậc 4: cấu trúc của một số loại protein gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 1)
Trang 1
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 2)
Trang 2
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 3)
Trang 3
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 4)
Trang 4
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 5)
Trang 5
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 6)
Trang 6
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 7)
Trang 7
59 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án 2023: Các dạng bài tập về ADN và gen (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống