Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10

Tải xuống 7 2.6 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà hay nhất, gồm 7 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Tam đại con gà Ngữ văn lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10:

Tam đại con gà

Bài giảng: Tam đại con gà

A. Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà

 Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà

Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà

 

B. Tìm hiểu bài Tam đại con gà

I. TÁC PHẨM

1. Thể loại: Truyện cười.

2. Tóm tắt

Anh học trò dốt nát lại hay khoe chữ. Khi dạy trẻ lại dạy sai, bị chủ nhà phát hiện lại nói chữ sang cách khác.

3. Bố cục

+ Mở truyện (Từ đầu đến … chữ tốt): Giới thiệu mâu thuẫn.

+ Thân truyện (Tiếp theo đến …. làm sao): Dẫn dắt để tạo tiếng cười.

+ Kết truyện (Câu cuối cùng): Bật ra tiếng cười.

4. Giá trị nội dung

Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cuời cho thiên hạ.

5. Giá trị nghệ thuật

Kết cấu truyện ngắn gọn, chặt chẽ; lối kể chuyện tự nhiên; kết thúc truyện bất ngờ; nghệ thuật phóng đại.

II. DÀN Ý PHÂN TÍCH

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Tam đại con gà” (giá trị nội dung, nghệ thuật). 

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Tam đại con gà”.

 - Thể loại: Truyện cười.

- Tóm tắt:

Anh học trò dốt nát lại hay khoe chữ. Khi dạy trẻ lại dạy sai, bị chủ nhà phát hiện lại nói chữ sang cách khác.

b. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ 

* Tình huống 1: dạy học trò đọc chữ

- Gặp chữ “” trong sách Tam thiên tự mà không biết là chữ gì?

→  Dốt đến mức một chữ trong sách vỡ lòng cũng không biết.

- Khi học trò hỏi gấp: thầy nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”.

→  Liều lĩnh, sĩ diện giấu dốt.

- Thầy cũng khôn, sợ sai bảo học trò đọc khẽ.

→ Sợ người khác biết cái sai của mình.

- Muốn biết đúng sai: Tìm đến thổ công, xin ba đài âm dương, được cả ba, đắc ý bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to.

→ Dốt nhưng tự cho là giỏi, cái dốt đã khuếch đại và nâng lên.

*Tình huống 2: Đối mặt với ông chủ nhà hay chữ:

- Khi ông chủ nhà nghe đọc sai nên trách thầy đồ

→  Vô tình thầy biết đó là chữ “kê”.

- Suy nghĩ của thầy: “Mình đã dốt mà thổ công nhà nó cũng dốt nữa”.

 Tự nhận thức sự dốt nát của mình.

- Tiếp tục chống chế để giấu dốt: Muốn dạy đến Tam đại con gà, giải thích: “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”.

Giải thích vô lí: gỡ bí một cách liều lĩnh để giấu dốt

→  Mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt >< giấu dốt và càng che đậy thì bản chất càng lộ tẩy.

→  Phê phán thói giấu dốt. Truyện ngầm ý khuyên răn mọi người không nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.

III. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 

TAM ĐẠI CON GÀ

  “Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. 

  Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

 Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng vẫn thấp thỏm. 

   Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. 

  Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

 - Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì… 

   Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

 - Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ? 

  Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: 

- Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia. 

  Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: 

  - Tam đại con gà nghĩa làm sao?

  - Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! 

(Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 78-79, NXBGD, năm 2015) 

Câu 1. Xác định thể loại của truyện dân gian trên. 

Câu 2. Xác định mục đích hướng tới của văn bản. 

Câu 3. Nhận xét về nhân vật thầy đồ trong câu chuyện. 

Câu 4. Qua việc đọc văn bản trên, em rút ra bài học gì?

Trả lời:

Câu 1. Thể loại của truyện dân gian trên là truyện cười.

Câu 2. Mục đích của văn bản là làm bật lên tiếng cười phê phán những anh thầy đồ dốt nhưng lại hay khoe chữ.

Câu 3. Nhân vật thầy đồ trong câu chuyện trên là người kiến thức hạn hẹp. Tuy nhiên lại có tính khoe chữ. Đã thế lại mê tín và giấu dốt.

Câu 4. Qua việc đọc văn bản trên, em rút ra bài học: Cần luôn trau dồi, học hỏi để có hiểu biết và kiến thức vững vàng. Khi chưa giỏi thì không được giấu dốt, không được che đậy cái dốt của bản thân.

Bài phân tích

Phân tích truyện “Tam đại con gà

   Tam đại con gà là truyện cười có kết cấu ngắn gọn, mục đích chủ yếu lên án phê phán thói giấu dốt của anh thầy đồ. Bằng nghệ thuật tạo tình huống truyện tài tình, hấp dẫn đã giúp người đọc bật ra tiếng cười thật tự nhiên sảng khoái, mà cũng thật nhiều ý nghĩa.

   Mở đầu tác phẩm tình huống gây cười đã được bộc lộ: Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Ngay trong bản thân anh thầy đồ đã chứa đựng mâu thuẫn giữa hình thức với nội dung: nội dung dốt nát, kém cỏi nhưng lại hình thức lại khoe mẽ, luôn cho mình là giỏi giang.

    Với thói khoe mẽ ấy anh ta cũng lấy được lòng tin của một người nông dân, người này đã mời anh về nhà dạy chữ cho con. Bản thân vốn dốt nát kém cỏi, nhưng khi được mời anh ta nhận lời đi ngay, và hệ quả tất yếu anh ta sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi, nhiều tình huống xảy ra trong quá trình dạy. Bài học Tam thiên tự với chữ  nhiều nét, khó đọc đã làm khó anh ta. Lúc bấy giờ anh ta cuống cuồng trước lời hỏi của các trò, bị đặt vào thế bí anh ta đành phát biểu bừa: Dủ dỉ là con dù dì. Điều hài hước là ở chỗ: thầy đi dạy chữ người khác nhưng những chữ tối thiểu thầy cũng không biết, đã vậy lại còn giấu dốt, nói bừa cho trò.

    Mặc dù nói ra như vậy nhưng thầy vẫn hết sức thấp thỏm, lo âu, thầy đã trấn an mình bằng cách cầu khẩn đến thần linh, và dường như thổ địa, thần linh cũng đứng về phía thầy đồ dốt nát, cho ba quẻ âm dương đều được ưng thuận. Đây là chi tiết dẫn dắt hợp lí, giúp cho câu chuyện tăng phần kịch tính. Khi khấn thổ công xong thầy vô cùng đắc chí, và yêu cầu học trò đọc thật to: thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Đồng thời ta cũng cần thấy rằng thầy tỏ ra hết sức khôn ngoan và thận trọng, trước khi xin quẻ thầy đã dặn lũ trẻ đọc bé bé, vì sợ sai: thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ. Như vậy, ở tình huống này, thầy đồ càng bộc lộ rõ nét hơn sự dốt nát và thói giấu dốt của mình. 

    Nhưng nào ngờ, anh thầy đồ dốt nát lại tiếp tục vấp phải tình huống thứ hai, ấy là khi người cha nghe thấy vậy liền vào và nói rằng đó là chữ kê – gà càng khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Người bố vốn là nông dân, chân lấm tay bùn, ít chữ nghĩa sách vở mà còn biết đó là chữ kê, còn anh thầy đồ vốn được cho là văn hay chữ tốt lại không biết. Mâu thuẫn này vừa vạch rõ bộ mặt dốt nát của anh thầy đồ, vừa tăng kịch tính cho câu chuyện. Chi tiết thầy nghĩ thầm: Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa góp phần làm cho tiếng cười thêm phần thú vị hơn. Và ngay lập tức anh ta chữa cháy với ông chủ nhà: Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ kê, mà kê nghĩa là gà, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia; Thế này nhé ! Dủ dỉ là con dù dì. Dù dì là chị con công, con công là ông con gà. Anh thầy đồ dốt nhưng lại luôn giấu dốt, khoe mình văn hay chữ tốt, bởi vật chính anh ta đã tự đặt mình vào tình huống bất lợi, tự bộc lộ điểm yếu cả bản thân. Càng cố che giấu bao nhiêu thì người đọc lại càng thấy sự liều lĩnh, dốt nát của anh ta bấy nhiêu. Truyện phê phán những kẻ dốt nát mà vẫn luôn giấu dốt.

    Tác phẩm đã xây dựng được mâu thuẫn trào phúng đặc sắc ngay từ đầu tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn bằng cách tăng tính mâu thuẫn ấy lên theo từng bước hợp lí, lôgic. Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mọi tình tiết đều giàu giá trị, ý nghĩa. Nghệ thuật phóng đại, cường điệu đã lột trần bản chất giấu dốt của anh thầy đồ.

    Tác phẩm mang ý nghĩa phê phán cái xấu trong một bộ phận người dân: dốt nhưng không biết học hỏi nâng cao hiểu biết bản thân mà còn giấu dốt. Tiếng cười bật ra không phải đả kích, châm biếm mà như một bài học sâu sắc để tự bản thân mỗi chúng ta tự răn mình phải cố gắng học hành trau dồi tri thức cho bản thân.

 

Xem thêm
Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Sơ đồ tư duy bài Tam đại con gà dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống