Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10

Tải xuống 6 3.4 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày hay nhất, gồm 6 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10:

Nhưng nó phải bằng hai mày

Bài giảng: Nhưng nó phải bằng hai mày

A. Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày

Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày 

 

B. Tìm hiểu bài Nhưng nó phải bằng hai mày

I. TÁC PHẨM

1. Thể loại: Truyện cười

2. Tóm tắt

Nhân vật lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, nhận tiền đút lót của Cải và Ngô. Khi xử kiện tuyên bố Ngô thắng kiện do đút lót nhiều hơn.

3. Bố cục

+ Mở truyện (Câu đầu): Giới thiệu mâu thuẫn.

+ Thân truyện (Một hôm đến …. tay mặt, nói): Dẫn dắt để tạo tiếng cười.

+ Kết truyện (Câu cuối cùng): Bật ra tiếng cười.

4. Giá trị nội dung

Vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại.

5. Giá trị nghệ thuật

Tình huống gây cười, cử chỉ và hành động gây cười, lối chơi chữ.

II. DÀN Ý PHÂN TÍCH

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” (giá trị nội dung, nghệ thuật). 

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”

 - Thể loại: Truyện cười.

- Tóm tắt:

Nhân vật lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi, nhận tiền đút lót của Cải và Ngô. Khi xử kiện tuyên bố Ngô thắng kiện do đút lót nhiều hơn. 

b. Giới thiệu nhân vật và sự việc

- Nhân vật lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

- Hành động: Nhận tiền đút lót của Cải và Ngô tạo mâu thuẫn cho câu chuyện.

c. Khi xử kiện

- Lí trưởng tuyên bố: Ngô thắng kiện.

- Cách xử kiện: Không cần điều tra, phân tích mà kết án ngay.

- Cải phản ứng: “ Cải vội xoè năm ngón tay … lẽ phải về con mà”. Lời nói và động tác đầy ẩn ý, gây cười: 5 ngón tay = 5 đồng = lẽ phải.

Cử chỉ và hành động của lí trưởng: “Cũng xoè năm ngón tay … tay mặt”.

Ý nghĩa: 

+ 10 ngón tay = 10 đồng đã nhận của Ngô (gấp đôi của Cải) = gấp đôi lẽ phải.

+ Lẽ phải đã bị che lấp.

- Lời nói: “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày!”

 Lối chơi chữ: “phải”.

+ Chỉ cái đúng, người đúng.

+ Số tiền cần phải có.

 Tiếng cười bật ra: Lẽ phải được đo bằng tiền.

d. Ý nghĩa phê phán của truyện

- Phê phán lối xử kiện bằng tiền của quan lại.

- Ngầm khuyên mọi người hãy sống hoà thuận để tránh lâm vào cảnh kiện tụng.

III. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:

- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:

- Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải …  bằng hai mày!”

(SGK Ngữ Văn 10, tập 1, tr 78-79) 

Câu 1. Xác định thể loại của truyện dân gian trên. 

Câu 2. Xác định mục đích hướng tới của văn bản. 

Câu 3. Nhận xét về nhân vật thầy lí trưởng trong câu chuyện. 

Câu 4. Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì?

Trả lời:

Câu 1. Thể loại của truyện dân gian trên là truyện cười.

Câu 2. Mục đích của văn bản là làm bật lên tiếng cười phê phán những người làm quan tham và người dân tiếp tay cho quan tham.

Câu 3. Nhân vật lí trưởng là quan tham, không xét xử vì công lí, lẽ phải mà xử kiện vì đồng tiền.

Câu 4. Qua việc đọc văn bản trên, em rút ra bài học: Cần tỉnh táo, đặt niềm tin đúng chỗ, khi xảy ra mâu thuẫn và xử lí mâu thuẫn cần hợp tình, hợp lí, đúng pháp luật.

Bài phân tích

Phân tích truyện cười “NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY”

  Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” là câu chuyện chưa đầy sự hài hước được toát ra từ sự mâu thuần trong cách xử kiện của thầy lí. Lẽ phải ở đây không phải được phân xử bằng đúng sai, hành vi, việc làm mà nó được phân định bằng đồng tiền. Vấn đề là cách kiếm tìm và phân định lẽ phải trong câu chuyện vô cùng đặc sắc. Cải, Ngô và thầy lý là những người tham gia vào vụ kiện tụng, tranh chấp. Chưa bàn đến việc đúng sai như thế nào tuy nhiên khâu chuẩn bị và tranh tụng ở đây lại khá đặc biệt. Trong phiên xử này, cuộc phán xét diễn ra rất đơn giản: nhanh, gọn, nhẹ. Lời thầy lý phán xử cũng rõ ràng, không mất nhiều thời gian, không đòi hỏi hai bên phải biện giải, giải trình gì cả. Những tưởng đâu thầy lý là một nhân tài kiệt xuất hay đây là một vụ kiện trắng đen phải trái không thể rõ ràng hơn. là một vụ kiện trắng đen phải trái không thể rõ ràng hơn.

   Cải và thầy lý cũng có những cách thông tin, giao dịch vô cùng độc đáo. Khi thầy lý xử cho lẽ phải về Ngô, Cải đã lập tức phản ứng bằng cách đưa lên bàn tay và thưa “Xin quan xét lại lẽ phải thuộc về con mà”. Đây là một cách đòi công bằng không thể tinh tế, tế nhị hơn. Ý của Cải đã rõ, xin thầy lý hãy nhớ lấy 5 đồng mà Cải đã đưa cho mình lúc trước. Thầy lý cũng ý nhị không kém, nhanh trí chồng hai bàn tay lên nhau và đáp lại: “Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày” ý rằng Ngô đã đưa gấp đôi lần Cải tức là 10 đồng. Cả Cải và thầy lý cùng giao tiếp bằng một phương thức vô cùng đặc biệt đó là dùng đôi bàn tay. Họ không hoa múa gì cả mà chỉ đơn giản là giơ nó lên để phân trần lẽ phải cho mình. Đây là một cách giao tiếp rất khéo léo, tế nhị mà nếu không trong trường hợp của họ thì sẽ không thể nhận ra. Không phụ sự kỳ vọng, thầy lý cũng ngay lập tức hiểu ra và đáp trả bằng cách thức này. Cách nói chuyện của thầy lý lại một lần nữa chứng minh sự gian ngoan, xảo quyệt của thầy. Thầy công nhận là Cải phải, thầy có nói Cải sai đâu, chỉ là cái phải của Cải nó thua cái phải của Ngô. Vì vậy mà thầy phải xử cho Ngô. Thầy được tiền của cả 2 người, lại được tiếng là công minh. Còn Cải thì “tiền mất tật mang”, mất tiền mà vẫn bị ăn đòn.

   Ngôn ngữ và cử chỉ được Cải và thầy lý phối kết hợp vô cùng ăn ý, khéo léo và thuần thục trong phiên xét xử. Họ đã chứng minh một điều rằng, trước công lý, kẻ nào có nhiều tiền kẻ đó thắng. Sẽ không có lẽ phải nào ở đây nếu như anh không có tiền, có nhiều tiền.
 
Đây là một câu chuyện ngụ ngôn đặc sắc, ngày nay vẫn được mọi người nhắc đến khi nói về thói cửa quan, đút lót. Đằng sau những tràng cười thư giãn là cả những vấn đề triết lý phải suy ngẫm. Quan lại những người cha mẹ phụ mẫu của dân lại không quan tâm đến những oan nghiệt, trái ngang mà chỉ để ý đến tiền của, ai đút cho mình nhiều hơn thì mình xử cho người đó. Họ xử án dựa trên những gì mà họ được nhận. Còn Cải và Ngô, xét trên phương diện xã hội, họ là những người nông dân nghèo khổ. Chính họ là nạn nhân của thói tham ô, hách dịch của quan lại. Nếu như không có tiền lo lót, họ chắc chắn sẽ không giành được lẽ phải dù cái đúng là của mình. Thành ra, khi có bất kỳ oan trái, kiện cáo nào, điều đầu tiên mà họ cần lại chính là tiền để lo lót cho quan. Thế nhưng mặt khác, Cải và Ngô lại chính là những người chủ động tạo nên cái tệ nạn ấy. Họ đã khơi mào và tiếp tay cho thói tham ô, hành vi gian lận của quan. Dù là không có tiền nhưng họ lại vẫn đon đả đi tìm quan và mong muốn mua chuộc quan và giành lẽ phải về cho mình. Nếu họ không làm vậy, thầy lý cũng đâu có cơ sở để phán xét một cách tráo trở như vậy. Nếu họ không đút tiền, có lẽ thầy lý sẽ phải xem xét cẩn thận để đưa ra những phán quyết đúng đắn và như vậy cuối cùng công lý sẽ sáng tỏ. đúng đắn và như vậy cuối cùng công lý sẽ sáng tỏ.

  Câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là một câu chuyện phản ánh thực trạng khá buồn về xã hội xưa. Nơi những quan phụ mẫu hoành hành và công lý nằm ở đồng tiền. Vấn nạn này cũng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học xưa nhưng để tiếp nhận nó một cách hài hước, dễ hiểu mà vẫn thâm sâu thế này thì ta phải tìm đến các câu chuyện ngụ ngôn. Tác phẩm vừa mang tính chất giải trí nhưng lại sâu xa, thâm nho giúp người đọc có thể thấy được bản chất vấn đề, cái bi trong cái hài của xã hội.

 

Xem thêm
Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 1)
Trang 1
Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 2)
Trang 2
Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 3)
Trang 3
Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 4)
Trang 4
Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 5)
Trang 5
Sơ đồ tư duy bài Nhưng nó phải bằng hai mày dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 10 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống