31 câu Trắc nghiệm Cố hương có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tải xuống 8 2.9 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Cố hương có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 8 trang gồm 31 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Cố hương có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 8 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 31 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Cố hương có đáp án - Ngữ văn 9:

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Bài giảng: Cố hương

Cố hương

Câu 1: Nhân vật trung tâm của Cố hương là gì?

   A. Nhuận Thổ

   B. Nhân vật “tôi”

   C. Thím Hai Dương

   D. Mẹ của nhân vật “tôi”

Chọn đáp án: B

Câu 2: Nhân vật trung tâm của truyện hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?

   A. Những lời đối thoại với các nhân vật khác

   B. Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác

   C. Những lời độc thoại, suy tư, day dứt

   D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác

Chọn đáp án: A

Câu 3: Cốt truyện của Cố hương là gì?

   A. Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

   B. Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

   C. Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

   D. Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Chọn đáp án: C

Câu 4: Các phương thức biểu đạt trong văn bản Cố hương là gì?

   A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận

   B. Miêu tả, tự sự, lập luận, thuyết minh

   C. Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

   D. Lập luận, miêu tả, tự sự, thuyết minh

Chọn đáp án: A

Câu 5: Truyện Cố hương được bố cục theo kiểu “đầu cuối tương ứng”. Đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 6: Cảm xúc chủ đạo trong truyện là gì?

   A. Nỗi buồn

   B. Sự ngạc nhiên

   C. Niềm vui sướng

   D. Sự đau đớn

Chọn đáp án: A

Câu 7: Lỗ Tấn đã học qua những ngành nào?

   A. Hàng hải, địa chất, y học

   B. Hàng hải, địa chất, y học, văn học

   C. Văn học, y học, địa chất

   D. Địa chất, văn học, hàng hải

Chọn đáp án: B

Câu 8: Cố hương nghĩa là gì?

   A. Hương cũ

   B. Quê cũ

   C. Ngoái nhìn quê cũ

   D. Quê hương

Chọn đáp án: B

Câu 9: Nhận xét đúng với tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

   A. Là một truyện ngắn giàu chất trữ tình

   B. Là một tiểu thuyết lịch sử nhưng mang đậm chất trữ tình

   C. Là một hồi kí đậm chất trữ tình

   D. Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí và đậm chất trữ tình

Chọn đáp án: D

Câu 10: Truyện Cố hương được kể theo ngôi thứ mấy?

   A. Ngôi thứ nhất

   B. Ngôi thứ hai

   C. Ngôi thứ ba

   D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nhân vật xưng tôi kể chuyện

Câu 11: Biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm?

   A. Hiện lên thông qua hồi ức của nhân vật “tôi”

   B. Hiện lên thông qua sự đối chiếu, so sánh của nhân vật “tôi”

   C. Hiện lên thông qua lời kể của người mẹ nhân vật “tôi”

   D. Cả A và B đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 12: Câu văn sau được viết theo phương thức nào?

"Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng."

   A. Tự sự

   B. Miêu tả

   C. Biểu cảm

   D. Lập luận

Chọn đáp án: B

Câu 13: Ý nào không phải là tính con người Nhuận Thổ trong hồi ức của nhân vật “tôi”?

   A. Là một chú bé khỏe mạnh

   B. Là một chú bé nhiều chuyện lạ lùng

   C. Là một chú bé hồn nhiên, giàu tình cảm

   D. Là một chú bé luôn giữ lễ nghĩa khi giao tiếp với những người bề trên

Chọn đáp án: B

Câu 14: Đoạn văn sau được viết theo phương thức nào?

Trời! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết. Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bọc lấy cái sân thôi!

   A. Tự sự

   B. Miêu tả

   C. Biểu cảm

   D. Lập luận

Chọn đáp án: A

Câu 15: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

   A. Sự thán phục của nhân vật “tôi” trước sự hiểu biết của Nhuận Thổ

   B. Lòng ghen tị của nhân vật “tôi” trước sự hiểu biết của Nhuận Thổ

   C. Sự kém hiểu biết của những người bạn của nhân vật “tôi”

   D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: A

Câu 16: Nhận định nói đúng nhất vai trò và ý nghĩa của nhân vật Thủy Sinh?

   A. Nói lên sự sa sút và khó khăn về kinh tế của gia đình Nhuận Thổ

   B. Dùng để đối chiếu nhân vật Nhuận Thổ trong quá khứ

   C. Cả A và B đều đúng

   D. Cả A và B đều sai

Chọn đáp án: A

Câu 17: Những câu nói và cách xưng hô của Nhuận Thổ khi gặp lại nhân vật “tôi” sau nhiều năm xa cách chủ yếu nói lên điều gì ở con người này?

   A. Một lòng tôn kính nhân vật “tôi”

   B. Vẫn mang một quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

   C. Thay đổi trở thành người nhút nhát và hay sợ hãi

   D. Là một người lạnh lùng khó hiểu

Chọn đáp án: C

Câu 18: Đoạn văn sau viết theo phương thức biểu đạt nào?

Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia đổi thành vàng sạm, lại có thêm những vết nhăn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển gió thổi suốt ngày, đại để ai cũng thế cả. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay này cũng không phải bàn tay em còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

   A. Tự sự

   B. Miêu tả

   C. Biểu cảm

   D. Lập luận

Chọn đáp án: B

Câu 19: Để làm nổi bật vẻ đẹp của Nhuận Thổ, ngoài việc miêu tả trực tiếp, tác giả còn sử dụng biện pháp gì?

   A. Phóng đại các chi tiết mà tác giả nhìn thấy

   B. Nói giảm, nói tránh để thể hiện sự thương cảm với nhân vật

   C. Đối chiếu người cha và với bản thân nhân vật trong quá khứ

   D. Để nhân vật tự nói về sự thay đổi của mình

Chọn đáp án: B

Câu 20: Nhận định nói đúng nhất nguyên nhân làm Nhuận Thổ phải khổ?

   A. Vì đông con quá khó khăn về kinh tế

   B. Vì gánh nặng tinh thần và mê tín

   C. Vẫn còn quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp

   D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 21: Tính cách thím Hai Dương, những người khách mượn cớ đưa tiễn mẹ con nhân vật “tôi” để “lấy đồ đạc”, tính cách của Nhuận Thổ trong hiện tại nhằm mục đích chủ yếu nào?

   A. Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê cả về kinh tế lẫn diện mạo tinh thần

   B. Để chế giễu, mỉa mai những người nông dân nghèo khổ nhưng tham lam

   C. Để thấy được tấm lòng nhân ái của mẹ con nhân vật “tôi”

   D. Để thấy được những nét tiêu cực trong tính cách của người nông dân

Chọn đáp án: A

Câu 22: Nhận định nào nói đúng nhất những vấn đề mà tác giả đặt ra khi miêu tả sự thay đổi của cảnh vật và con người nơi quê cũ?

   A. Phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX

   B. Để chế giễu, mỉa mai những người nông dân nghèo khổ nhưng tham lam

   C. Để thấy được tấm lòng nhân ái của mẹ con nhân vật “tôi”

   D. Để thấy được những nét tiêu cực trong tính cách của người nông dân

Chọn đáp án: A

Câu 23: Chi tiết nhân vật “tôi” về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có ý nghĩa gì?

   A. Để tạo nên sự cân đối trong bố cục truyện

   B. Nhấn mạnh và tô đậm chủ đề: đó là một thời kì tăm tối của nhân dân Trung Quốc

   C. Chỉ là tả thực như truyện đã xảy ra

   D. Tạo nên âm hưởng buồn cho người đọc

Chọn đáp án: B

Câu 24: Sự xuất hiện của nhân vật Thủy Sinh và Hoàng ở cuối truyện có ý nghĩa gì?

   A. Làm cho câu chuyện trở nên li kì và hấp dẫn hơn

   B. Gợi cho nhân vật “tôi” nghĩ về đặc điểm của xã hội trong tương lai

   C. Làm nổi bật tình cảnh khốn cùng của Nhuận Thổ

   D. Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí trẻ em của tác giả

Chọn đáp án: C

Câu 25: Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm được hiểu theo lớp nghĩa nào?

   A. Nghĩa đen, con đường trên mặt đất

   B. Nghĩa bóng, con đường đi của dân tộc

   C. Nghĩa bóng, thói quen của con người

   D. Cả B và C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 26: Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm của truyện vì :

  A. vì là bạn thân của nhân vật Nhuận Thổ

  B. Vì nhân vật có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động khi trở về cố hương

  C. Vì qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

  D. Vì nhân vật nhận thấy làng quê có sự thay đổi

Câu 27: Nhà văn Lỗ Tấn đã học qua những ngành nào?

   A. Hàng hải, địa chất, y học

   B. Văn học, y học, địa chất

   C. Hàng hải, địa chất, y học, văn học

   D. Địa chất, văn học, hàng hải

Câu 28: Từ "Cố hương" có nghĩa là gì?

   A. Nhà cũ

   C. Ngoái nhìn quê cũ

   D. Quê hương

   B. Quê  cũ

Câu 29: Hình ảnh “con đường” ở cuối tác phẩm nên được hiểu theo nghĩa

  A. Là con đường trên mặt đất.

  B. Là thói quen của con người, ăn sâu vào tiềm thúc

  C. Làcon đường đi của dân tộc.

  D. Cả A và C đều đúng.

Câu 30: Cốt truyện của Cố hương mói về

   A. Nói về cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đầy thú vị của nhân vật “tôi” với những người nông dân nơi quê cũ

  B. Kể về chuyến thăm quê lần cuối và những rung cảm của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của cảnh cũ, người xưa

  C. Xoay quanh những suy tưởng của nhân vật “tôi” về thân phận của những người nông dân nơi quê cũ và tương lai của mình

  D. Những hồi ức của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm tuổi thơ khi ở xa quê

Câu 31: Nội dung đoạn văn sau nói về điều gì

Trời! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết. Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bọc lấy cái sân thôi!

  A. Sự thán phục của nhân vật “tôi” trước sự hiểu biết của Nhuận Thổ

  B. Lòng ghen tị của nhân vật “tôi” trước sự hiểu biết của Nhuận Thổ

  C. Sự kém hiểu biết của những người bạn của nhân vật “tôi”

  D. Tất cả đều đúng

 

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống