Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 42 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk GDCD 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 9 sắp tới.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 có đáp án: Dân chủ và kỷ luật
Trắc nghiệm GDCD 9
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Câu 1: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Ông N là người tự chủ.
B. Ông N là người trung thực.
C. Ông N người thật thà.
D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Đáp án D
Câu 2: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
Đáp án D
Câu 3: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm quyền tự chủ.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm quy chế.
Đáp án C
Câu 4: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 5: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?
A. Tạo cơ hội.
B. Là điều kiện.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.
Đáp án : A
Câu 6: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Trung thành.
B. Kỉ luật.
C. Dân chủ.
D. Tự chủ.
Đáp án C
Câu 7: Biểu hiện của dân chủ là ?
A. Phát biểu tại hội nghị.
B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 8: Biểu hiện của kỉ luật là ?
A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
C. Không đi học muộn.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 9: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?
A. Khiêm nhường.
B. Dân chủ.
C. Trung thực.
D. Kỉ luật.
Đáp án B
Câu 10: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?
A. Kỉ luật.
B. Pháp luật.
C. Tự trọng.
D. Trung thực.
Đáp án A
Câu 11: Kỉ luật là những quy định chung của
A. một nhóm bạn thân
B. Nhà nước.
C. tập thể và cộng đồng xã hội
D. các quốc gia trên thế giới
Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc tuân theo kỉ luật?
A. Tạo ra sự thống nhất hành động trong tập thể.
B. Bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong tập thể.
C. Không phát huy được quyền làm chủ của mỗi cá nhân.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc của tập thể.
Câu 13: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?
A. Được quyên làm những điều mình thích.
B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.
Câu 14: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính
A. năng động
B. tự chủ
C. sáng tạo
D. kỉ luật.
Câu 15: Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội?
A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.
C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.
D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Câu 16: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật?
A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể.
B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình.
D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân.
Câu 17: Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đề có hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Thoả thuận
B. Đạo đức
C. Quy ước
D. Kỉ luật.
Câu 18: Dân chủ là mọi người được
A. làm những gì mình muốn.
B. làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình.
C. làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
D. quyết định công việc của mình và của người khác.
Câu 19: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về dân chủ và kỉ luật?
A. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể.
B. Kỉ luật sẽ làm hạn chế quyền dân chủ của mỗi người.
C. Dân chủ và kỉ luật là hai phạm trù không thể song song cùng tồn tại.
D. Học sinh lớp 9 không thể phát huy quyền dân chủ vì các em chưa đủ 18 tuổi.
Câu 20: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
A. Chỉ làm những việc đã được phân công.
B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.
C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
Câu 21: Việc làm nào đưới đây vi phạm kỉ luật?
A. Không làm bài tập về nhà.
B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.
C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
D. Làm bài tập đây đủ trước khi đên lớp.
Câu 22: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?
A. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể.
B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp.
C. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận.
D. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lóp.
Câu 23: Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật của học sinh?
A. Đi học đúng giờ
B. Nghỉ học không xin phép.
C. Tự ý bỏ việc không báo trước.
D. Phát biểu trong các cuộc họp lớp.
Câu 24: Trong buôi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?
A. Để cán bộ lớp quyết định.
B. Sôi nổi đề xuất ý kiến
C. Tôn trọng ý kiến của tập thể
D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
Câu 25: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?
A. Không tham gia các hoạt động của lớp.
B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.
C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.
D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.
Câu 26: Việc thực hiện dân chủ phải gắn liền với việc đảm bảo tính
A. tự giác.
B. kỉ luật.
C. tự quản.
D. tự chủ.
Câu 27: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
A. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.
B. Chỉ làm những việc đã được phân công.
C. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
D. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
Câu 28: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ mang lại những lợi ích nào sau đây?
1. Thúc đẩy mọi người tích cực tham gia vào những công việc chung.
2. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.
3. Giúp củng cố quyền lực và uy tín của người lãnh đạo.
4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập.
5. Nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.
6. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động xã hội.
7. Giúp đưa ra được các hình thức kỉ luật nghiêm minh.
8. Từng bước xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
A. 1, 2, 3, 4, 6, 8.
B. 1, 2, 4, 5, 6, 8.
C. 1, 2, 4, 5, 7, 8.
D. 1, 2, 3, 5, 6, 8.
Câu 29: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?
A. Được quyền làm những điều mình thích.
B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
C. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.
D. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
Câu 30: Xã hội mà mọi người có quyền được biết, được cùng tham gia bàn bạc cùng góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và cộng đồng được gọi là xã hội
A. dân chủ.
B. làm chủ.
C. tự chủ.
D. văn minh.
Câu 31: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ:
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người.
B. Tạo cơ hội cho mọi người cùng phát triển.
C. Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của việc thực hiện tốt dân chủ?
A. Phát hiện nhưng không tố giác tội phạm.
B. Đại biểu quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ.
C. Không đi bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân.
D. Ngại không dám phát biểu trong cuộc họp.
Câu 33: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho ............................... được thực hiện có hiệu quả.
A. Hoạt động
B. Tính tự chủ
C. Tính dân chủ
Câu 34: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?
A. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lớp.
B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp.
C. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể.
D. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận.
Câu 35: Những quy định trong văn bản nào sau đây không phải là kỉ luật?
A. Nội quy của trường học.
B. Điều lệ đoàn thanh niên.
C. Hương ước của làng.
D. Hiến pháp.
Câu 36: Những trường hợp nào sau đây cần phải phê phán?
1. Phê phán sai lầm của người khác trước tập thể.
2. Lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, bôi nhọ người khác.
3. Không tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
4. Áp đặt, buộc người khác phải tuân thủ theo ý chí của mình.
5. Cấm đoán, không cho người khác phát biểu, đóng góp ý kiến.
6. Không tôn trọng và không thực hiện nội quy của lớp, trường.
7. Góp ý để hoàn thiện nội quy, quy định của tập thể, cơ quan, đơn vị.
8. Lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định, xáo trộn tại địa phương.
A. 1, 3, 4, 5, 6, 8.
B. 2, 3, 4, 5, 6, 8.
C. 2, 3, 4, 5, 7, 8.
D. 1, 2, 3, 5, 6, 7.
Câu 37: Mọi người được làm chu công việc của tập thể và xã hội được gọi là
A. quản lí.
B. tự quản.
C. tự chủ.
D. dân chủ.
Câu 38: Thực hiện tốt ........................... sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động.
A. Dân chủ và tự chủ
B. Dân chủ và kỉ luật
C. Pháp luật và kỉ luật
Câu 39: Luận điểm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nói về
A. tự quản.
B. dân chủ.
C. vai trò của nhân dân.
D. sức mạnh của nhân dân.
Câu 40: Việc thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
D. Cả A,B,C.
Câu 41: Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, chúng ta cần làm tốt những yêu cầu nào sau đây?
1. Tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường và lớp học.
2. Tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập thể của lớp, nhà trường.
3. Tố cáo với cơ quan pháp luật khi phát hiện trường hợp vi phạm kỉ luật.
4. Đóng góp ý kiến để giúp cho hoạt động của tập thể hiệu quả hơn.
5. Thực hiện tốt Điều lệ của Đội, của Đoàn.
6. Tôn trọng và thực hiện tốt nội quy tại các khu di tích, các điểm tham quan.
7. Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương.
8. Tôn trọng quyền làm chủ của các thành viên trong lớp, trong trường.
A. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
B. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
C. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
D. 1, 2, 3, 4, 5, 6 ,7.
Câu 42: rường hợp nào sau đây thể hiện sự thiếu dân chủ?
A. Lớp trưởng đưa ra quyết định mà chưa thông qua ý kiến của tập thể lớp.
B. Quốc hội đưa ra dự thảo luật để nhân dân đóng góp ý kiến.
C. Cả lớp bàn bạc sôi nổi để chuẩn bị tham gia hội trại 26/3.
D. Lãnh đạo cho phép nhân viên giám sát công việc của mình.