Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 3: Dân chủ và kỷ luật và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 3: Dân chủ và kỷ luật môn GDCD lớp 9 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 3: Dân chủ và kỷ luật GDCD lớp 9.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật:
I. Khái quát nội dung câu chuyện
- Bức tranh nói lên sự tàn khốc của, giá trị của hoà bình, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh và phải bảo vệ hoà bình.
- Chiến tranh gây ra thảm hoạ cho loài người.
- Chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- Một số nước quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Đức, Ý, Úc. (Trung Quốc và Nga đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện).
- Chúng ta cần hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng hợp tác giữa các quốc gia.
⇒ Ý nghĩa: Để ổn định và phát triển, các nước trên thế giới và Việt Nam cần có nền chính trị ổn định, hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.
II. Nội dung bài học
2.1. Khái niệm
- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia...
Thanh niên phát biểu tại buổi tọa đàm thể hiện tính dân chủ.
Chở quá số người quy định là vi phạm kỉ luật.
2.2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật
- Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung.
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
2.3. Ý nghĩa
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.
- Tạo cho mọi người phát triển xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả trong lao động và các hoạt động xã hội.
2.4. Cách rèn luyện
- Mỗi người phải tự giác tuân thủ theo kỉ luật, cán bộ lãnh đạo phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.
- Học sinh phải thực hiện theo quy định của trường, lớp phát huy dân chủ chấp hành kỉ luật.
Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Câu 1: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Ông N là người tự chủ.
B. Ông N là người trung thực.
C. Ông N người thật thà.
D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Đáp án D
Câu 2: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
Đáp án D
Câu 3: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm quyền tự chủ.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm quy chế.
Đáp án C
Câu 4: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 5: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?
A. Tạo cơ hội.
B. Là điều kiện.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.
Đáp án A
Câu 6: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Trung thành.
B. Kỉ luật.
C. Dân chủ.
D. Tự chủ.
Đáp án C
Câu 7: Biểu hiện của dân chủ là ?
A. Phát biểu tại hội nghị.
B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 8: Biểu hiện của kỉ luật là ?
A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
C. Không đi học muộn.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 9: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?
A. Khiêm nhường.
B. Dân chủ.
C. Trung thực.
D. Kỉ luật.
Đáp án B
Câu 10: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?
A. Kỉ luật.
B. Pháp luật.
C. Tự trọng.
D. Trung thực.
Đáp án A