Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 42 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk GDCD 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 9 sắp tới.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 7 có đáp án: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Trắc nghiệm GDCD 9
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu 1: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.
B. Chê bai người quét rác.
C. Coi thường việc làm chân tay.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 2: Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?
A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.
B. Vi phạm kỉ luật.
C. Vi phạm pháp luật.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 3: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Truyền thống thương người.
B. Truyền thống nhân đạo.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống nhân ái.
Đáp án A
Câu 4: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?
A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống nhân ái.
Đáp án B
Câu 5: Đối với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?
A. Bảo vệ.
B. Kế thừa.
C. Phát triển.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 6: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống văn hóa.
Đáp án B
Câu 7: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?
A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước.
D.Truyền thống văn hóa.
Đáp án A
Câu 8: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là
A. Truyền thống hiếu học.
B. Truyền thống hiếu thảo.
C. Truyền thống cần cù trong lao động.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 9: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?
A. Con cái đánh chửi cha mẹ.
B. Con cháu kính trọng ông bà.
C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.
D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Đáp án A
Câu 10: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.
B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 11: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá
A. hiện đại theo thời cuộc.
B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
C. tao ra sức sống cho con người.
D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
Câu 12: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.
Câu 13: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.
C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.
D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.
Câu 14: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là
A. hủ tục mê tín dị đoan.
B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.
Câu 15: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị
A. vật chất
B. tinh thần
C. của cải
D. kinh tế.
Câu 16: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?
A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.
B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.
C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ
D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.
Câu 17: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?
A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu 18: Truyện thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 19: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?
A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Mê tín, tin vào bói toán.
B. Gây rối trật tự công cộng.
C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
D. Chê bai các lễ hội truyền thống.
Câu 21: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc?
A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội.
B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu.
C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em.
D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi.
Câu 22: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về
A. làng nghề.
B. đạo đức.
C. tín ngưỡng.
D. nghệ thuật.
Câu 23: Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ?
A. Trọng nam khinh nữ.
B. Kính già, yêu trẻ.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 24: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Truyền thống thương người.
B. Truyền thống nhân đạo.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
D. Truyền thống nhân ái.
Câu 25: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?
A. Đoàn kết với các bạn.
B. Chăm chỉ học tập.
C. Lễ phép với thây, cô giáo.
D. Gây gổ đánh nhau.
Câu 26: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.
B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.
C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.
Câu 27: Để góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần phải có những thái độ, hành vi nào sau đây?
1. Tích cực tìm hiểu và tự hào về lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Không được thay đổi các quan niệm, thói quen, phong tục trước đây.
3. Ứng xử phù hợp với các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức của dân tộc.
4. Trân trọng, giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống.
5. Trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước.
6. Giữ gìn và phát triển các lễ hội, trang phục, món ăn,......truyền thống.
7. Giữ gìn và phát triển tốt các nghề và làng nghề truyền thống.
8. Bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc và địa phương.
A. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
B. 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
Câu 28: Mặc dù học tập ở Ô-xtray-li-a, nhưng anh H thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh Việt Nam. Những hành vi, việc làm của anh H nói lên biểu hiện nào dưới đây của người Việt Nam?
A. Truyền thống vì cộng đồng.
B. Lòng yêu nước.
C. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
D. Lòng tự tôn dân tộc
Câu 29: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những
A. Thứ quý hiếm.
B. Tài sản vô giá.
C. Thói quen xưa cũ.
D. Cổ vật có giá trị.
Câu 30: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được
A. Cải tạo, thay thế và biến đổi.
B. Đưa vào viện bảo tàng.
C. Bảo tồn nguyên vẹn.
D. Kế thừa, nâng niu và phát triển.
Câu 31: Những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là gì?
A. Thành tựu văn hóa.
B. Bản sắc văn hóa.
C. Di sản văn hóa dân tộc.
D. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 32: Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào sau đây?
1. Yêu nước.
2. Cần cù lao động.
3. Khoan dung.
4. Hiếu học.
5. Đề cao cá nhân.
6. Tôn sư trọng đạo.
7. Nhân nghĩa.
8. Bất khuất chống giặc ngoại xâm.
9. Đoàn kết.
A. 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 9.
B. 1,2, 3, 4, 5, 6, 8, 9.
C. 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
D. 1,2, 3, 4, 6, 7, 8, 9
Câu 33: Đâu là truyền thống nghệ thuật của dân tộc?
A. Làn điệu dân ca.
B. Tranh dân gian.
C. Múa rối nước.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 34: Những loại hình nghệ thuật truyền thống là
A. Tuồng, chèo, ca trù, đờn ca tài tử, hát xoan, ca Huế, múa rối nước, hát đối, hò ví dặm, cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ....
B. Áo bà ba, áo tứ thân, áo dài, khăn xếp, khăn mỏ quạ, yếm, nón lá,...
C. Yêu nước, hiếu học, đoàn kết, bất khuất chuống giặc ngoại xâm, nhân nghĩa, khoan dung, uống nước nhớ nguồn,..
D. Gióng, Giỗ tổ Hùng Vương, Lồng tổng, Óc Om Bóc, Chùa Hương, Yên Tử, Ka-tê, chùa Bái Đính, khao lề thế lính, Điện Hòn Chén, đua voi, núi Bà, Bà Chúa Xữ, Nghinh ông...
Câu 35: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
B. Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
C. Làm cản trở quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
D. Làm giảm vị thế của dân tộc trên trường quốc tế.
Câu 36: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mang lại cho chúng ta một đời sống ............................., khơi dậy trong mỗi chúng ta những tình cảm, khát vọng và động lực mạnh mẽ để vươn lên trong cuộc sống.
A. Tinh thần phong phú
B. Vật chất đầy đủ
Câu 37: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Chim có tổ, người có tông.
D. Cả ba đáp án trên
Câu 38: Việc bảo vệ, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ góp phần giữ gìn
A. Những thói quen xưa cũ.
B. Sự lạc hậu so với thế giới.
C. Nguyên vẹn lối sống của ông cha.
D. Bản sắc dân tộc Việt Nam.
Câu 39: Để góp phần kế thừa và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh cần phải rèn luyện theo những nội dung nào sau đây?
1. Chăm chỉ, chuyên cần và sáng tạo trong học tập, lao động.
2. Biết tự chủ và giữ chữ tín.
3. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
5. Biết sống nhân ái, khoan dung và luôn tôn trọng lẽ phải.
6. Biết thật nhiều thứ tiếng nước ngoài.
7. Biết đoàn kết và giúp đỡ bạn bè.
8. Kính trọng người trên, biết ơn những người đã giúp đỡ mình.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8.
B. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
D. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8.
Câu 40: Tiết ngoại khóa hôm nay của trường trung học cơ sở H là học sinh lớp 8 sẽ được nghe và tìm hiểu về thể loại tuồng truyền thống, nhiều bạn học sinh lớp 8A đã bỏ giờ để đi nghe nhạc Hàn, nhạc Anh. Việc làm của các bạn học sinh lớp 8A là thể hiện:
A. Thể hiện sự tôn trọng và học hỏi dân tộc khác
B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng.
C. Chưa thể hiện lòng tự hào dân tộc.
D. Quan tâm đến văn hóa dân tộc.
Câu 41: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những … hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
A. phong tụ tập quán.
B. giá trị tinh thần và vật chất.
C. giá trị tinh thần.
D. làn điệu dân ca, nghệ thuật
Câu 42: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc.
B. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào.
C. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị vô cùng quý giá.
D. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị bình thường.