Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24 (mới 2023 + 33 câu trắc nghiệm): Ứng động

Tải xuống 17 5.2 K 32

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24: Ứng động đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 17 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng và 33 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 24:  Ứng động Sinh học lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 24: Ứng động Sinh học lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24: Ứng động:

SINH HỌC 11 BÀI 24: ỨNG ĐỘNG

Bài giảng Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

I. Khái niệm ứng động

- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

- Tùy thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành : quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động…

Ví dụ, mỗi loài hoa có thời điểm nở hoa khác nhau do quang ứng động.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

II. Các kiểu ứng động

1. Ứng động sinh trưởng

- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa, …) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt đô,…)

- Ứng động dưới tác dụng của ánh sáng: hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Ứng động dưới tác động của nhiệt độ : Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

2. Ứng động không sinh trưởng

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.

Ví dụ : Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Nguyên nhân cây trinh nữ cụp lá lại khi bị va chạm là do sức căng nước ở khí khổng. Khi bị kích thích, khí khổng mất nước làm khí khổng đóng lại xẹp xuống làm lá cụp xuống. Khi kích thích qua đi, khí khổng lại trương nước lá mở ra bình thường.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 24: Ứng động | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

3. Vai trò của ứng động

Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

Phần 2: 33 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

Câu 1: Hiện tượng ứng động có vai trò:

A. Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường

B. Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh

C. Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học

D. Tất cả đều đúng

Lời giải:

Ứng động có vai trò giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là:

A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.

B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

Lời giải:

Ứng động có vai trò giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Ứng động sinh trưởng là:

A. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

B. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng không do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

C. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

D. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ chết đi của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

Lời giải:

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Ứng động sinh trưởng là gì?

A. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng. 

B. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích. 

C. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên. 

D. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích. 

Lời giải:

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên. 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng ?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

B. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. khí khổng đóng và mở

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ

D. Khí khổng đóng và mở.

Lời giải:

Các hiện tượng ứng động sinh trưởng là: hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức, ngủ của chồi cây bàng.

Khí khổng đóng mở và sự đóng mở của lá cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng vì không có sự phân chia tế bào → B,C,D sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động

A. dưới tác động của ánh sáng.

B. dưới tác động của nhiệt độ.

C. dưới tác động của hoá chất.

D. dưới tác động của điện năng

Lời giải:

Vận động nở hoa ở hoa nghệ tây, hoa tulíp chịu sự chi phối của nhiệt độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Ứng động không sinh trưởng là:

A. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

B. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

C. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

D. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Lời giải:

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động:

 A. có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

B. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

C. không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

D. có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Lời giải:

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Mô tả nào sau đây về hiện tượng ứng động không sinh trưởng là không đúng:

A. Sự vận động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào

B. Liên quan đến sự trưởng nước, sự lan truyền kích thích, phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa

C. Vận động theo đồng hồ sinh học

D. Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học

Lời giải:

Vận động theo chu kỳ ( đồng hồ sinh học) không thuộc ứng động không sinh trưởng, đây là ứng động sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nhận xét về ứng động không sinh trưởng, điều không đúng là

A. có cơ chế chủ yếu là do sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá.

B. biểu hiện nhanh hơn so với ứng động sinh trưởng,

C. chỉ xảy ra ở các cơ quan có cấu tạo dẹt.

D. có vai trò thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi truờng sống.

Lời giải:

Nhận xét sai là C, ứng động không sinh trưởng có ở khí khổng, cuống lá,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nhận xét về ứng động không sinh trưởng, điều không đúng là

A. có cơ chế chủ yếu là do sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá.

B. biểu hiện nhanh hơn so với ứng động sinh trưởng,

C. chỉ xảy ra ở các cơ quan có cấu tạo dẹt.

D. có vai trò thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi truờng sống.

Lời giải:

Nhận xét sai là C, ứng động không sinh trưởng có ở khí khổng, cuống lá,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Ứng động là

A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng

B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định

Lời giải:

Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Một ứng động diễn ra ở cây là do

A. Tác nhân kích thích một phía

B. Tác nhân kích thích không định hướng

C. Tác nhân kích thích định hướng

D. Tác nhân kích thích của môi trường.

Lời giải:

Tác nhân kích thích của ứng động là các tác nhân không định hướng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng :

A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học

B. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau

C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật

D. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau

Lời giải:

D sai, Các TB ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm nào ?

A. Có nhiều tác nhân kích thích

B. Tác nhân kích thích không định hướng

C. Có sự vận động vô hướng

D. Không liên quan đến sự phân chia tế bào

Lời giải:

Ứng động khác với hướng động là tác nhân kích thích của ứng động là không định hướng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Ứng động không sinh trưởng là:

A. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

B. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

C. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

D. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Lời giải:

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động:

 A. có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

B. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

C. không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

D. có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Lời giải:

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Mô tả nào sau đây về hiện tượng ứng động không sinh trưởng là không đúng:

A. Sự vận động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào

B. Liên quan đến sự trưởng nước, sự lan truyền kích thích, phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa

C. Vận động theo đồng hồ sinh học

D. Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học

Lời giải:

Vận động theo chu kỳ ( đồng hồ sinh học) không thuộc ứng động không sinh trưởng, đây là ứng động sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nhận xét về ứng động không sinh trưởng, điều không đúng là

A. có cơ chế chủ yếu là do sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá.

B. biểu hiện nhanh hơn so với ứng động sinh trưởng,

C. chỉ xảy ra ở các cơ quan có cấu tạo dẹt.

D. có vai trò thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi truờng sống.

Lời giải:

Nhận xét sai là C, ứng động không sinh trưởng có ở khí khổng, cuống lá,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Nhận xét về ứng động không sinh trưởng, điều không đúng là

A. có cơ chế chủ yếu là do sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá.

B. biểu hiện nhanh hơn so với ứng động sinh trưởng,

C. chỉ xảy ra ở các cơ quan có cấu tạo dẹt.

D. có vai trò thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi truờng sống.

Lời giải:

Nhận xét sai là C, ứng động không sinh trưởng có ở khí khổng, cuống lá,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây ?

A. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời vừa lên

B. Xếp lá cây của cây họ đậu vào chiều tối

C. Xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm

D. Cả B và C

Lời giải:

Cử động bắt mồi của thực vật là ứng động không sinh trưởng tương ứng với hiện tượng xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:

 A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.

B. quang ứng động và điện ứng động.

C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động.

D. ứng động tổn thường.

Lời giải:

Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (tác nhân kích thích cơ học

Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó, các hợp chất chứa Nito trong cơ thể côn trungđ là tác nhân kích thích hóa học.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của:

A. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật

B. Xung động thần kinh thực vật

C. Sức trương nước của tế bào

D. Cả A,B,C

Lời giải:

Hiện tượng lá cây trinh nữ xếp lại có cơ chế là sự thay đổi sức trương nước của tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Sự đóng mở khí khổng là vận động cảm ứng dựa vào:

A. Sức trương nước của tế bào

B. Sự thay đổi nhiệt độ

C. Cường độ ánh sáng

D. Các xung thần kinh

Lời giải:

Hiện tượng đóng mở khí khổng có cơ chế là sự thay đổi sức trương nước của tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?

A. Tua cuốn quấn vòng

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng

C. Hoa bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại khi chạng vạng tối

D. Cây nắp ấm bắt côn trùng

Lời giải:

Hiện tượng cây nắp ấm bắt côn trùng là ứng đông không sinh trưởng vận động này là do sự giảm sức trương nước.

Khi con mồi chạm vào lá, sức trương giảm sút làm các gai, nắp đậy lại giữ chặt con mồi và tiết dịch tiêu hóa.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Sự đóng mở khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào ?

A. Ứng động sinh trưởng

B. Ứng động không sinh trưởng

C. Hướng hóa

D. Ứng động tiếp xúc

Lời giải:

Sự đóng mở khí khổng không liên quan đến sự phân chia tế bào nên đây là ứng động không sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?

A. Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động. 

B. Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương. 

C. Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc. 

D. Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động. 

Lời giải:

Sự vận động nở hoa là phản ứng sinh trưởng quang ứng động

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở.

C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở.

D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ.

Lời giải:

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật.

Xét các Phương án:

A sai vì hiện tượng hoa mười giờ nở vào buổi sáng là ứng động sinh trưởng

B sai vì hiện tượng Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm là ứng động sinh trưởng

C đúng

D sai vì hiện tượng thức ngủ của chồi cây bang là ứng động sinh trưởng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Vận động bắt mồi của cây nắp ấm là hiện tượng

A. Hướng động

B. Ứng động sinh trưởng

C. Ứng động không sinh trưởng

D. Vận động quấn vòng

Lời giải:

Vận động bắt mồi của cây nắp ấm là hiện tượng ứng động không sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động là do:

A. Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng

B. Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào

C. Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục

D. Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.

Lời giải:

Sự thay đổi áp suất trương nước ở lá cây trinh nữ là do thay đổi nồng độ ion K+ trong tế bào. Khi nồng độ K+ thấp, tế bào bị mất nước làm cho lá cụp và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31: Sự thay đổi áp suất trương nước làm khí khổng đóng mở là do:

A. Sự thay đổi cường độ ánh sáng

B. Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục

C. Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào

D. Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.

Lời giải:

Sự thay đổi áp suất trương nước ở sự đóng mở khí khổng là do thay đổi nồng độ ion K+ trong tế bào. Khi nồng độ K+ thấp, tế bào khí khổng bị mất nước làm cho khí khổng khép lại và ngược lại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Cây thích ứng với môi trường của nó bằng

A. Hướng động và ứng động

B. Đóng khí khổng, lá cụp xuống

C. Sự tổng hợp sắc tố

D. Thay đổi cấu trúc tế bào

Lời giải:

Cây thích ứng với môi trường của nó bằng hướng động và ứng động (sự cảm ứng).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Vai trò của hướng động và ứng động giúp cho cây

 A. Tổng hợp sắc tố quang hợp

B. Thích ứng với môi trường của nó

C. Hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng

D. Thay đổi cấu trúc tế bào

Lời giải:

Cây thích ứng với môi trường của nó bằng hướng động và ứng động (sự cảm ứng).

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống