Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo )

Tải xuống 15 4.3 K 49

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 15 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) và 28 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 27: Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) môn Sinh học lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 27: Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) Sinh học lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) 

SINH HỌC 11 BÀI 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT ( TIẾP  THEO )

Bài giảng Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

a. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

- Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

- Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt : thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

   + Hệ thần kinh trung ương gồm não và tủy sống

   + Hệ thần kinh ngoại biên gồm hạch thần kinh và dây thần kinh

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Não bộ phát triển mạnh, chia thành 5 phần : bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Não bộ tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng lại.

b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng có thể rất phức tạp (phản xạ có điều kiện).

Ví dụ: Khi bị kim nhọn đâm vào tay, các thụ quan ở da đau sẽ truyền tin theo đường cảm giác về tủy sống. Tủy sống phân tích kích thích và trả lời kích thích theo đường vận động phát lệnh đến cơ ngón tay làm ngón tay co lại. Đây là phản xạ không điều kiện ở con người.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

Bảng. So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Chỉ tiêu so sánh Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Định nghĩa Là phản xạ sinh ra đã có, không cần học tập Là những phản xạ hình thành trong đời sống qua học tập và rèn luyện
Đặc điểm

- Bẩm sinh, có tính bền vững

- Di truyền, mang tính chủng loại

- Số lượng hạn chế

- Chỉ trả lời các kích thích tương ứng

- Cung phản xạ đơn giản

- Trung ương ở trụ não và tủy sống

- Dễ mất đi, không bền vững

- Số lượng không hạn chế

- Trả lời bất kì kích thích nào

- Hình thành đường liên hệ tạm thời

- Trung ương ở vỏ não

Ý nghĩa Giúp sinh vật khi mới sinh ra có thể đáp ứng với các điều kiện môi trường Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống luôn biến đổi

Phần 2: 28 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo )

Câu 1: Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm: 

(1) Não             (2) Hạch thần kinh 

(3) Tủy sống     (4) Dây thần kinh

A. (2),(1)

B. (2),(3)

C. (1),(3)

D. (2),(4)

Lời giải:

Bộ phận TK trung ương bao gồm não và tủy sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có

A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não

B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư

C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não

D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não

Lời giải:

Não bộ gồm có các bộ phận: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa (gồm có củ não sinh tư và cuống não), tiểu não và hành não

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có: 

(1) Bán cầu đại não     (2) Não trung gian (3) Não giữa               (4) Tiểu não             

(5) Hành não

A. 1, 2, 3

B. 1, 2, 3, 4

C. 1, 2, 3, 4, 5

D. 1, 2, 4, 5

Lời giải:

Não bộ gồm có các bộ phận: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa (gồm có củ não sinh tư và cuống não), tiểu não và hành não .

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Trong quá trình tiến hóa của động vật có xương sống, phần não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động sống của cơ thể là

A. Hành não

B. Bán cầu đại não

C. Tủy sống

D. Tiểu não

Lời giải:

Não của động vật có xương sống chia làm 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển hoạt động sống của cơ thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Bộ phận của não đóng vai trò trong điều khiển các hoạt động của cơ thể là

A. não trung gian. 

B. não giữa.

C. bán cầu đại não.

D. tiểu não và hành não.

Lời giải:

Bộ phận đóng vai trò trong điều khiển các hoạt động của cơ thể là bán cầu đại não.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Hệ thần kinh dạng ống có ở

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

B. Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú

D. Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú

Lời giải:

Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như  cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Lời giải:

Hệ thần kinh ống gặp ở động vật bậc cao: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm.

D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.

Lời giải:

Hệ thần kinh ống gặp ở động vật bậc cao: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Hệ thần kinh dạng ống có các thành phần nào: 

(1) Não            (2) Hạch thần kinh 

(3) Tủy sống    (4) Dây thần kinh

A. (1),(2),(4)

B. (1),(3)

C. (1),(2),(3),(4)

D. (1),(3),(4)

Lời giải:

Hệ thần kinh dạng ống gồm có:

+ Bộ phận TK trung ương: não; tủy sống

+ Bộ phận TK ngoại biên: dây thần kinh; hạch thần kinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Hệ thần kinh ống được cấu tạo từ hai phần rõ rệt là

A. Não và tuỷ sống.

B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên,

C. Não và thần kinh ngoại biên.

D. Tuỷ sống và thần kính ngoại biên.

Lời giải:

Hệ thần kinh dạng ống có 2 phần là thần kinh trung ương (não và tuỷ sống), thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm: (1) Não            (2) Hạch thần kinh 

(3) Tủy sống    (4) Dây thần kinh

A. (2),(1)

B. (2),(3)

C. (1),(3)

D. (2),(4)

Lời giải:

Bộ phận TK ngoại biên bao gồm hạch thần kinh và dây thần kinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm:

A. Não và các hạch thần kinh

B. Tủy sống và các hạch thần kinh

C. Hạch thần kinh và dây thần kinh

D. Não và tủy sống

Lời giải:

Bộ phận TK ngoại biên bao gồm hạch thần kinh và dây thần kinh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của:

A. Cơ tim

B. Cơ vân

C. Cơ trơn

D. Các tuyến

Lời giải:

Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân, đây là các hoạt động có ý thức (theo ý muốn)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của cơ vân (có ý thức) là:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh đối giao cảm

C. Hệ thần kinh giao cảm

D. Hệ thần kinh dinh dưỡng.

Lời giải:

Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân, đây là các hoạt động có ý thức (theo ý muốn).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng

A. Cơ quan sinh sản

B. Ruột non

C. Bắp tay

D. Dạ dày

Lời giải:

Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động của nội quan, cơ trơn..những hoạt động không theo ý muốn nên không điều khiển hoạt động của bắp tay.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Ở hệ thần kinh dạng ống, hệ thần kinh nào điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh đối giao cảm

C. Hệ thần kinh giao cảm

D. Hệ thần kinh sinh dưỡng.

Lời giải:

Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan (không có ý thức).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc nào?

A. Phản xạ có điều kiện

B. Phản xạ không điều kiện

C. Phản xạ

D. Không theo nguyên tắc nào

Lời giải:

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ (tiếp nhận và trả lời các kích thích)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh dạng ống là?

A. Phản xạ

B. Phản xạ không điều kiện

C. Phản xạ có điều kiện

D. Tập tính

Lời giải:

Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ (tiếp nhận và trả lời các kích thích)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Động vật càng thích nghi với điều kiện môi trường do có?

A. Phản xạ có điều kiện càng tăng

B. Phản xạ không điều kiện càng tăng

C. Phản xạ càng tăng

D. Không liên quan đến phản xạ

Lời giải:

Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?

A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường

B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện

C. Phản xạ của động vật càng nhanh

D. Không xác định được ảnh hưởng

Lời giải:

Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Điều nào sau đây không đúng với sự tiến hóa của hệ thần kinh ?

A. Tiến hóa theo dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống

B. Tiến hóa theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ

C. Tiến hóa theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trược kich thích của môi trường

D. Tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng

Lời giải:

Phát biểu sai là D. Hệ thần kinh tiến hóa theo hướng tăng lượng phản xạ nên phản ứng nhanh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Nhận định nào dưới đây là không đúng

 A. Càng cao trong bậc tiến hóa, cấu tạo của cơ thể càng phân hóa, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện

B. Hệ thần kinh phát triển theo hướng từ chỗ không có hệ thần kinh đến HTK dạng lưới rồi đến HTK dạng chuỗi hạch và cuối cùng là HTK dạng ống.

C. Tổ chức thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng của cơ thể ngày càng có tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng

D. Ở động vật đã có hệ thần kinh, hiện tượng cảm ứng được thực hiện qua cơ chế phản xạ

Lời giải:

Phát biểu sai là C, vì phản xạ của các động vật có hệ thần kinh dạng ống có sự tham gia của nhiều tế bào thần kinh nên phức tạp, tiêu tốn năng lượng. VD: phản xạ có điều kiện

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Nội dung nào sau đây sai ?

A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật

B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.

C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển

D. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống

Lời giải:

Phát biểu sai là C vì ở động vật có các hormone và hệ thần kinh nên cảm ứng ở động vật và thực vật là khác nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Nội dung nào sau đây đúng ?

A. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật

B. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.

C. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển

D. Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Lời giải:

A sai, Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật

C sai vì ở động vật có các hormone và hệ thần kinh nên cảm ứng ở động vật và thực vật là khác nhau.

D sai, Cảm ứng ở động vật và thực vật giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Ở động vật có các tổ chức thần kinh là: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới. 

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

A. III → I → II

B. II → I → III

C. III → II → I

D. I→ II → III.

Lời giải:

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là:

A. Hệ thần kinh dạng lưới

B. Hệ thần kinh dạng chuỗi

C. Hệ thần kinh dạng ống

D. Không so sánh được sự tiến hóa.

Lời giải:

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng:

A. Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần

B. Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp.

C. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.

D. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.

Lời giải:

Phát biểu sai là A.

Càng tiến hóa thì số lượng tế bào thần kinh càng tăng lên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Mô tả nào dưới đây không đúng ?

A. Tổ chức thần kinh chỉ có từ động vật đa bào, khi đã có sự phân hóa về tổ chức cơ thể

B. Tổ chức thần kinh có độ phức tạp tương ứng với mức tiến hóa của động vật

C. Hệ thần kinh giúp các phản ứng diễn ra nhanh và chính xác hơn

D. Khả năng đáp ứng nhanh và chính xác của hệ thần kinh không phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh

Lời giải:

Phát biểu sai là D, hệ thần kinh càng tiến hóa thì phản ứng càng nhanh và chính xác.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 6)
Trang 6
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 7)
Trang 7
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 8)
Trang 8
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 9)
Trang 9
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 27 (mới 2023 + 28 câu trắc nghiệm): Cảm ứng ở động vật ( tiếp theo ) (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống