Giải Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

3.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 24: Ứng động chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ứng động lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 24: Ứng động

Bài giảng Sinh học Bài 24: Ứng động

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 102 SGK Sinh học 11: So sánh tìm sự khác biệt trong phản ứng hướng sáng của cây (hình 23.1 a) và vận động nở hoa (hình 24.1 ).

Trả lời:

- Phản ứng hướng sáng của cây là do ánh sáng chiếu sáng từ một phía thân cây non → thân cây sinh trưởng hướng về một phía có nguồn sáng.

- Vận động nở hoa do tác động của kích thích không định hướng là ánh sáng, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau.

Trả lời câu hỏi 2 trang 103 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 24.2 và cho biết hiện tượng gì xảy ra khi va chạm vào cây trinh nữ.

Phương pháp giải: 

Liên hệ thực tế

Trả lời: 

Khi va chạm vào cây trinh nữ cuống lá cụp xuống.

Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là sức trương ở nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.

Trả lời câu hỏi 3 trang 104 SGK Sinh học 11: Hãy nêu vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật.

Trả lời:

Ứng động giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển.   

Câu hỏi và bài tập (trang 104 SGK Sinh học 11)

Bài 1 trang 104 SGK Sinh học 11: Ứng động sinh trưởng là gì?

Trả lời:

Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động mà trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cùng một cơ quan (lá, cánh hoa,…) có tốc độ sinh trưởng dãn dài khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng từ các tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…).
Bài 2 trang 104 SGK Sinh học 11: Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?

Phương pháp giải:

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan do tác động của kích thích.

Trả lời: 

Cơ quan của hoa có ứng động sinh trưởng là cánh hoa.

Bài 3 trang 104 SGK Sinh học 11: Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?

Trả lời:

Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng kiểu quang ứng động (ứng động do tác động của ánh sáng) và nhiệt ứng động (ứng động do tác động của nhiệt độ).
 
Bài 4 trang 104 SGK Sinh học 11: Phân biệt ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng.

Trả lời: 

Bài 23. Hướng động (ảnh 1)

Bài 5 trang 104 SGK Sinh học 11: Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật

Trả lời:
 
Ứng động giúp cho thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
Lý thuyết Bài 24. Ứng động

I. Khái niệm ứng động

Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường).

Các loại ứng động:

Tùy theo tác nhân kích thích: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động….

Tùy theo vận động có gây ra sự sinh trưởng của thực vật hay không mà người ta chia ra ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Vai trò: giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

II. Các kiểu ứng động

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

Bài 23. Hướng động (ảnh 2)

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Các dạng ứng động không sinh trưởng:

+ Ứng động sức trương: vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.

Bài 23. Hướng động (ảnh 3)

+ Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

Cơ sở tế bào học: Do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa (khí khổng) và cấu trúc chuyên hóa (chỗ phình) hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học gây nên.

 

Bài 23. Hướng động (ảnh 4)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá