Lý thuyết GDCD 9 Bài 14 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Tải xuống 6 2.8 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân môn GDCD lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân GDCD lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

GDCD 9 BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

Phần 1: Lý thuyết GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

I. Khái quát nội dung câu chuyện

* Câu chuyện 1:

- Việc làm của ông An: Tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên trong làng, tăng thêm thu nhập, cuộc sống đỡ vất vả.

- Việc tập trung thanh niên trong làng để làm đồ thủ công mĩ nghệ của ông An : đem lại lợi ích cho bản thân, cho người lao động, cho Xã hội.

* Câu chuyện 2:

- Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty TNHH Hoàng Long : Là hợp đồng lao động vì đã có sự thoả thuận về công việc giữa hai bên, số tiền lương được hưởng.

- Chị Ba không thể tự ý thôi việc mà không báo trước (phá hợp đồng).

Như vậy là vi phạm hợp lao động

II. Nội dung bài học

2.1. Khái niệm

Lao động: Là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu của con người, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại. Ví dụ: Trồng rau, nuôi gà, sáng tác bài hát…

2.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân

- Quyền: Công dân tự do được sử dụng sức lao động của mình để làm những công việc có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Nghĩa vụ: Mỗi người phải có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì sự phát triển đất nước

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất để tạo việc làm cho người lao động.

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; Cấm lạm dụng người lao động dưới 18 tuổi; Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân hay, chi tiết

Lao động đúng độ tuổi theo luật lao động

2.3. Ý nghĩa

- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân.

- Một xã hội mà không lao động thì điều sẽ xẩy ra: Không tạo ra được của cải vật chất, xã hội không phát triển được, vì vậy mỗi người phải có nghĩa vụ lao động.

Phần 2: 10 Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Câu 1: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Đáp án B

Câu 2: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?

A. trong tuyển dụng lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

Đáp án B

Câu 3: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?

A. 15 tuổi.

B. Từ đủ 15 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi.

Đáp án B

Câu 4: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?

A. Lao động.

B. Sản xuất.

C. Hoạt động.

D. Cả A,B,C.

Đáp án A

Câu 5: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?

A. Nhân tố quyết định.

B. Là điều kiện.

C. Là tiền đề.

D. Là động lực.

Đáp án A

Câu 6: Các hoạt động thể hiện lao động tự giác là ?

A. Gíup đỡ bố mẹ làm việc nhà.

B. Tự giác làm bài tập về nhà, không cần phải nhắc nhở.

C. Đi làm đúng giờ.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 7: Quyền của người lao động là gì?

A. Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy luật.

B. Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định.

C.Được tham gia bảo hiểm đầy đủ.

D. Cả A, C.

Đáp án D

Câu 8: Nghĩa vụ của người công dân là ?

A. Chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra.

B. Đi làm đúng giờ.

C. Không đánh nhau cãi nhau trong công ty.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 9: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A.Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Đáp án A

Câu 10: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Đáp án C

 

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống